Đánh giá đầu tư như thế nào năm 2024

Theo Điều 81 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư như sau:

“Điều 81. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý.
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư theo ngành, lĩnh vực quản lý.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý.
4. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư của doanh nghiệp.”

Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư

Nội dung giám sát tổng thể đầu tư gồm những gì?

Theo Điều 82 và Điều 83 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về nội dung giám sát tổng thể đầu tư như sau:

[1] Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư

- Việc ban hành văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền.

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các quy hoạch.

- Việc tập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư.

- Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 69 của Luật Đầu tư công.

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án PPP.

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công.

- Việc quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác:

+ Việc thu hút đầu tư, thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quản lý thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Việc thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và quản lý thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tư nhân trong nước.

- Việc tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư.

[2] Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư

- Việc thực hiện các quy định của các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư.

- Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các quy hoạch.

- Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư.

- Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định lại Điều 69 của Luật Đầu tư công.

- Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án PPP.

- Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công.

- Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác.

- Việc tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư.

Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư gồm những gì?

Theo Điều 84 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về nội dung đánh giá tổng thể đầu tư như sau:

“Điều 84. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế theo các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quả đầu tư.
2. Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước; đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
3. Đánh giá kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 70 của Luật Đầu tư công.
4. Đánh giá tổng thể về tình hình quản lý đầu tư.
5. Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau.”

Theo đó, nội dung đánh giá tổng thể đầu tư gồm:

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế theo các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quả đầu tư.

- Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước; đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

- Đánh giá kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 70 của Luật Đầu tư công.

- Đánh giá tổng thể về tình hình quản lý đầu tư.

- Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau.

Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, bên cạnh lợi nhuận, thì rủi ro cũng là yếu tố quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần nhận diện và đo lường trước. Thông thường với các khoản đầu tư có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn. Việc hiểu rõ rủi ro trong đầu tư là gì sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn nhất có thể.

1. Rủi ro trong đầu tư: Không chỉ là thách thức

Rủi ro trong đầu tư là sự kiện không mong muốn xảy ra và gây thiệt hại cho nhà đầu tư [có khả năng thua lỗ hoặc mất tất cả]. Những rủi ro này thường là yếu tố khách quan mà chúng ta không kiểm soát được.

Mặc dù rủi ro là thách thức, nhưng nó cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên để rủi ro không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tài chính cá nhân, chúng ta cần biết cách để vượt qua chúng.

Rủi ro là một phần không thể tách rời của mọi loại hình đầu tư, nhà đầu tư cần có chiến lược quản trị rủi ro nhất định.

2. Tính xa để luôn chủ động trước mọi rủi ro trong đầu tư

Dưới đây là những chiến lược giúp bạn sẵn sàng đương đầu với rủi ro hiệu quả:

Xác định khả năng chịu rủi ro của bản thân

Mức độ chấp nhận rủi ro [risk tolerance] là thước đo để nhà đầu tư đánh giá giới hạn chịu lỗ của mình, từ đó hạn chế các quyết định sai lầm khi đầu tư.

Thông thường, mức độ chịu rủi ro của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, thu nhập, tài sản, thói quen chi tiêu… và được chia làm 3 nhóm:

  • Mức độ chịu rủi ro cao: tương ứng với nhà đầu tư chuyên nghiệp, am hiểu rất rõ về thị trường đầu tư.
  • Mức độ chịu rủi ro trung bình: thường ở nhà đầu tư tiết chế với kế hoạch đầu tư trung hạn.
  • Mức độ chịu rủi ro thấp: phù hợp với người thích đầu tư an toàn, lập danh mục đầu tư ít hoặc hầu như không có biến động.

Hiểu rõ lợi nhuận và rủi ro các kênh đầu tư

Tương ứng với những hình thức đầu tư khác nhau sẽ có lợi nhuận và rủi ro khác nhau, bạn cần tìm hiểu kỹ:

  • Đầu tư vàng: Tuy dễ mua bán, thanh khoản cao, nhưng rủi ro giá vàng biến động thất thường.
  • Gửi tiết kiệm: An toàn, sinh lời cố định, tuy nhiên có thể đối mặt với rủi ro lạm phát, đồng tiền mất giá.
  • Bất động sản: Mức sinh lời cao, nhưng cần vốn đầu tư lớn. Đặc biệt lưu ý rủi ro trong đầu tư bất động sản là vấn đề pháp lý, rủi ro về không gian [phong thủy, hạ tầng], xung đột về giá cả.
  • Chứng khoán: Không cần nhiều vốn, lợi nhuận cao, đầu tư linh hoạt nhưng gặp rủi ro hệ thống [liên quan kinh tế - chính trị, biến động lãi suất, tỷ giá...] hoặc rủi ro cụ thể [doanh nghiệp không tăng trưởng lợi nhuận, giá cổ phiếu giảm sút...].
  • Đầu tư bảo hiểm: Kết hợp giữa bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư, đồng thời chủ động kiểm soát rủi ro đầu tư rõ ràng.

Nhiều người trẻ hiện nay cởi mở với hình thức đầu tư mới, sẵn sàng “rót vốn” nhưng rất cẩn thận trước những rủi ro.

3. Kênh đầu tư nào trở thành xu thế phổ biến hiện nay?

Thị trường tài chính với nhiều biến động, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các nhà đầu tư. Rất nhiều người trong số họ mong muốn chọn kênh đầu tư an toàn để có thể yên tâm trước những xáo trộn. Theo đó bảo hiểm liên kết đầu tư là một trong những lựa chọn lý tưởng và cũng là xu thế quan trọng trong đầu tư tài chính hiện nay.

Đây là loại hình bảo hiểm bao hàm cả 2 yếu tố: bảo vệ và đầu tư sinh lợi nhuận, với cơ cấu đóng phí và quyền lợi bảo hiểm tách bạch rõ ràng giữa phần bảo vệ và phần đầu tư. Điều này có nghĩa, chỉ với một sản phẩm bảo hiểm, người tham gia sẽ vừa được bảo vệ tài chính trước các rủi ro, vừa có cơ hội gia tăng tài sản tích lũy qua hoạt động đầu tư tại các quỹ liên kết.

Hiện nay có hai loại bảo hiểm đầu tư là bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị. Tuy giống nhau ở phần phí bảo hiểm, song về phần đầu tư sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Bảo hiểm liên kết chung: Người tham gia đầu tư vào Quỹ liên kết chung sẽ được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư với mức lãi suất không thấp hơn lãi suất cam kết trên hợp đồng bảo hiểm.
  • Bảo hiểm liên kết đơn vị: Với sản phẩm này, khách hàng đầu tư vào Quỹ liên kết đơn vị do công ty bảo hiểm thành lập. Mức lãi suất của sản phẩm của sản phẩm sẽ biến động theo kết quả kinh doanh của quỹ liên kết. Nếu hoạt động kinh doanh tốt, người tham gia sẽ hưởng lãi cao, gia tăng tài sản hấp dẫn và ngược lại là lãi thấp hoặc có thể là không nhận lãi.

Có thể nói, việc đầu tư uỷ thác thông qua bảo hiểm nhân thọ đang được dự báo sẽ trở thành một xu hướng đầu tư được ưa chuộng bởi:

  • Được quản lý bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao thuộc các công ty quỹ đảm nhận [phù hợp với người mới bắt đầu].
  • Có thể bắt đầu bất cứ lúc nào [không cần nguồn vốn quá lớn].
  • Tích hợp nhiều quyền lợi cho người tham gia và gia đình.

PRU - Đầu Tư Linh Hoạt là một trong những sản phẩm bảo hiểm đầu tư nổi bật trên thị trường. Sản phẩm giúp bảo vệ tương lai tài chính gia đình với 100% số tiền bảo hiểm và toàn bộ kết quả đầu tư. Để đầu tư linh hoạt, thông qua 6 quỹ PRUlink, khách hàng có thể tự chọn 1 hoặc kết hợp nhiều quỹ để tạo nên một danh mục đầu tư đáp ứng với kỳ vọng lợi nhuận và khả năng chấp nhận rủi ro trong đầu tư.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.

Hy vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu rõ rủi ro trong đầu tư là gì. Đây là điều tất yếu và không thể tránh khỏi, điều tốt nhất mà bạn có thể làm là kiểm soát và giảm thiểu rủi ro ở mức tối thiểu, đảm bảo chiến lược đầu tư vẫn đạt hiệu quả như mong muốn.

Chủ Đề