Chỉ số đường trong máu thế nào là phù hợp năm 2024

SKĐS - Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là đường huyết giúp chẩn đoán một số bệnh lý về sức khỏe trong đó có tiểu đường.

Glucose là nguồn năng lượng chính của các tế bào, nó được sản sinh ra từ những loại thực phẩm mà con người tiêu thụ mỗi ngày. Khi thiếu glucose, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh. Trong nhiều trường hợp có thể bị ngất, đây là tình trạng hạ đường huyết, thường xảy ra khi đói. Việc thiếu hụt hay dư thừa glucose đều có thể gây ra các vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy việc định lượng glucose trong máu bất thường cần được phát hiện sớm.

Định lượng glucose trong máu có thể cho biết nồng độ glucose trong máu là bao nhiêu. Điều này giúp bác sĩ có thể hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Ở những thời điểm khác nhau, kết quả định lượng glucose cũng sẽ khác nhau.

TS.BS Trần Thị Thúy Hằng giải đáp thông tin về chỉ số glucose trong máu.

Chỉ số glucose trong máu giúp chẩn đoán bệnh gì?

Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết. Nếu thông qua kết quả định lượng glucose cho thấy người bệnh mắc tiểu đường, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp nhằm kiểm soát tốt bệnh đường huyết. Đồng thời phòng tránh nguy cơ nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu máu và rất nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Các phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc.

Glucose trong máu bao nhiêu là bình thường?

Ở những thời điểm khác nhau, chỉ số glucose trong máu cũng có thể khác nhau. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, định lượng glucose máu được đánh giá ở mức bình thường khi kết quả nằm trong khoảng 3.9 mmol/l−5.6 mmol/l khi đói. Trong trường hợp đường máu bất kỳ nhỏ hơn 7.8mmol/l cũng được xem là bình thường. Khi đường máu bất kỳ lớn hơn 11mmol/l thì có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Khi chỉ số glucose trong máu bất thường, có thể là tăng đường máu hoặc hạ đường máu.

Những nguyên nhân gây tăng nồng độ glucose máu

Các nguyên nhân chính thường gặp gây tăng nồng độ glucose máu bao gồm:

- Lấy bệnh phẩm xét nghiệm sau khi bệnh nhân ăn.

- Bệnh nhân đái tháo đường.

- Bệnh nhân có bệnh lý tuyến tụy như viêm tụy cấp hay mạn hay có khối u tụy.

- Bệnh nhân gây mất bù tạm thời như nhiễm trùng, chấn thương, stress có thể gây tăng đường huyết.

- Các nguyên nhân liên quan đến hormone như thừa adrenalin, thừa hormone tăng trưởng.

Chỉ số đường trong máu thế nào là phù hợp năm 2024

Một số đối tượng nên xét nghiệm chỉ số glucose theo chỉ định của bác sĩ.

Những nguyên nhân gây giảm nồng độ glucose trong máu

Các nguyên nhân chính thường gặp gây giảm nồng độ glucose máu bao gồm:

- Người ăn uống kém, hoặc suy dinh dưỡng

- Tăng tiết insulin

- Giảm đường máu

- Dùng quá liều thuốc

Ai nên xét nghiệm Glucose?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, với những người lớn trên 35 tuổi không có yếu tố nguy cơ nên được sàng lọc tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2.

Hoặc với những phụ nữ có kế hoạch mang thai cũng nên được xét nghiệm đường máu để dự đoán nguy cơ đái tháo đường thai kỳ hay không.

Trong trường hợp một số bệnh nhân khi thăm khám lầm sàng có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm glucose để có thể chẩn đoán bệnh.

Ngày nay, số lượng người bệnh tiểu đường ngày càng cao, đặc biệt ở những người cao tuổi. Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không theo dõi và tích cực điều trị. Người bệnh có thể theo dõi chỉ số đường huyết của mình để sớm phát hiện bất thường. Vậy chỉ số đường huyết 150 có cao không?

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, là nguyên liệu quan trọng, cần thiết cho tổ chức não bộ và hệ thần kinh giúp con người có thể sinh hoạt, vận động bình thường. Glucose cũng tồn tại ở trong máu.

Vì vậy, tiêu chuẩn được đánh giá là an toàn khi:

  • Chỉ số đường huyết của 1 người bình thường khi đói dao động ở mức từ 90 – 130mg/dl ( tương ứng 5,0 – 7,2mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết được đánh giá là bình thường sau khi ăn ở mức nhỏ hơn 180mg/dl (tương ứng 10mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết bình thường trước lúc đi ngủ dao động trong khoảng từ 110 – 150mg/dl ( tương đương từ 6,0 – 8,3mmol/l).

Chỉ số đường trong máu thế nào là phù hợp năm 2024
Đường huyết 150 có cao không là thắc mắc của nhiều người

2. Đường huyết 150 có cao không?

Kiểm tra vào sáng sớm, nhịn ăn

Để xác định chính xác tình trạng cũng như bản thân có bị tiểu đường hay không, nên thực hiện kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói hoặc sau ăn dựa trên bảng chỉ số đường huyết lúc bình thường và mức độ nguy hiểm.

Kết quả chỉ số đường huyết an toàn dao động từ 4,0 – 5,9 mmol/l, tương đương trong khoảng 72-108 mg/dl. Chỉ số đường huyết vượt trên 7mmol/l tức khoảng trên 126 mml có khả năng bị mắc tiểu đường. Vậy nếu chỉ số đường huyết đo được là 140 hay 150 mg/dl tức có thể bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường.

Vì vậy hãy nhanh chóng tới các trung tâm cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, đánh giá 1 cách chính xác nhất.

  • Kiểm tra sau khi ăn 2 tiếng

Sau khi ăn 2 tiếng, có thể kiểm tra lại chỉ số đường huyết để biết lượng đường trong máu và có cách điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp. Nếu chỉ số đường huyết sau ăn ở các mức:

  • Kết quả cho thấy dưới 7,8 mmol/l, tương đương khoảng 140,4 mg/dl là chỉ số đường huyết bình thường và an toàn
  • Chỉ số đường huyết nằm trong khoảng từ 7,9 – 11,1 mmol/l , tương đương là 142,2 – 199,8 mg/dl cảnh báo nguy cơ có dấu hiệu tiền tiểu đường
  • Nếu > 11,1 mmol/l, tức trên 199,8 mg/dl thì nguy cơ cao đã mắc bệnh tiểu đường.

Vậy nếu sau khi ăn 2 tiếng, kiểm tra chỉ số đường huyết 150 là đang nằm trong khoảng cảnh báo nguy cơ dấu hiệu tiền tiểu đường.

Nên thường xuyên theo dõi bảng chỉ số đường huyết để kiểm soát biết mức đường huyết của bản thân thấp, cao hay mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.