Chỉ số uv bao nhiêu là hại năm 2024

SKĐS - Theo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, chỉ số tia cực tím [UV] từ ngày 24-26/8 các thành phố trên cả nước đều ở mức cực đại tiềm năng, duy trì ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao đến rất cao [7.0 - 10.0].

Theo dự báo trong ngày hôm nay [23/8], các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao [6.0 - 10.4]. Trong đó cao nhất là Cà Mau và Cần Thơ đều ở mức 10.3-10.4.

Trong 3 ngày tiếp theo, các thành phố đều có chỉ số UV cực đại tiềm năng được dự báo tiếp tục duy trì ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao đến rất cao [7.0 - 10.0] trên cả ba miền.

Cụ thể, tại thành phố Hà Nội, chỉ số UV trong ngày 23/8 sẽ duy trì ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao trong khoảng thời gian từ 11h đến 13h, ở mức 8.5-9.1; trong đó chỉ số UV đạt cực đại vào lúc 12h và lên tới mức 9,1 ở mức nguy cơ gây hại rất cao.

Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số UV trong ngày hôm nay [23/8] dự báo cũng sẽ duy trì mức nguy cơ gây hại rất cao trong khoảng thời gian từ 11h đến 13h ở mức 9.6-10.1 .

Các tỉnh, thành phố khác như Hải Phòng, Hạ Long, Hội An, Thừa Thiên-Huế, Nha Trang, Cà Mau, chỉ số UV trong ngày sẽ duy trì ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, xu hướng chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại rất cao sẽ tiếp tục duy trì tại nhiều tỉnh, thành phố du lịch [như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hội An, Huế, Đà Nẵng, Cà Mau] từ ngày 23/8 đến 26/8.

Chỉ số tia UV từ 3-5 là ở mức trung bình; từ 6-8 là mức nguy hại cao; trên 8 là mức nguy cơ gây hại rất cao.

Để dự phòng tổn thương da trước tác hại của tia UV:

- Che chắn vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bằng các trang bị bảo hộ, như: kem chống nắng, mũ, kính râm, khẩu trang, găng tay, áo chống nắng...

- Kem chống nắng là biện pháp quan trọng để bảo vệ da, cần bôi kem chống nắng khoảng 2-3 giờ/lần, trước khi ra nắng 20 phút ở vùng da cần được bảo vệ. Các nhà sản xuất đã lưạ chọn chỉ số chống nắng phù hợp với làn da, người sử dụng chỉ cần chọn loại kem phù hợp với loại da của mình: da khô, da dầu, da hỗn hợp, da nhạy cảm.

- Sử dụng áo chống nắng không phải chỉ đơn giản là tìm một chiếc áo có khả năng che kín các vùng cơ thể và mặc lên người. Cần phải hiểu rõ loại áo, chất liệu và khả năng bảo vệ khỏi tác hại của tia UV. Rất nhiều người vẫn thường mắc các sai lầm khi chọn áo chống nắng. Chẳng hạn như nhiều người lầm tưởng, màu áo càng sáng, chống nắng sẽ càng tốt. Tuy nhiên, các loại áo màu tối có khả năng hấp thụ nhiệt và biến đổi thành nhiệt lượng, có khả năng chống tia cực tím tốt hơn.

Ngoài ra, chất liệu vải cũng là một tiêu chí rất quan trọng. Các loại chất liệu thông thường chỉ có khả năng ngăn chặn được sức nóng từ bên ngoài, không thể ngăn chặn được tia cực tím. Nên chọn loại áo của các hãng có uy tín, đạt chuẩn UPF [chỉ số chống tia UV]. Mặt khác, nên chọn loại áo có mũ, phần tay che được hết cổ và tay.

Trang Weather Online của Anh và AccuWeather Mỹ dự báo chỉ số tia cực tím [UV] tại TP HCM từ nay đến ngày 19/4 có thể lên mức "cực đại" 13.

TP HCM đang trải qua đợt nắng nóng, mức nhiệt thường xuyên được công bố là 32-36 độ. Thực tế, ngoài đường phố, mức nhiệt cao hơn 3-4 độ do hiện tượng bức xạ cộng hưởng từ xe cộ, bêtông hóa.

Trang Weather Online của Anh dự báo chỉ số UV tại TP HCM những ngày sắp tới trong khoảng từ 0 [ban đêm] và lên 9-12 [ban ngày]. Còn trang AccuWeather [Mỹ] đưa ra con số 13.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ [EPA], chỉ số UV dao động 0-2 là mức thấp, tuy nhiên cần có biện pháp bảo vệ da khi ra ngoài. Khi chỉ số UV từ 8 đến 10, có thể gây bỏng da sau 25 phút tiếp xúc. Chỉ số UV từ 11 trở lên là mức rất cao và nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 10-15 phút mà không được bảo vệ.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, giải thích bức xạ cực tím là thành phần trong ánh sáng mặt trời. Trong đó, tia cực tím A và B [UVA và UVB] có thể gây tổn thương DNA tế bào da. Tia cực tím C có thể gây ung thư da, may mắn bị tầng ozone chặn lại hầu hết.

Theo bác sĩ Vũ, chỉ số cực tím càng cao thì nguy cơ gây tổn thương cơ thể càng lớn, có thể gây lão hóa da, ung thư da, khởi phát và làm nặng hơn những bệnh có liên quan đến ánh sáng như lupus ban đỏ, viêm da cơ địa. Tia cực tím làm tổn hại thị giác như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm. Ảnh hưởng của tia cực tím đến da và mắt tích lũy trong suốt cuộc đời vì được cộng dồn.

Cùng quan điểm, bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, Trưởng khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP HCM, nhận định tia cực tím có thể gây hại cho da bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng nhiều hơn vào những tháng mùa hè.

Để bảo vệ cơ thể, bác sĩ Tú khuyên mọi người nên chống nắng thường xuyên và đúng cách. Theo đó, người dân nên chọn kem chống nắng phổ rộng, có chỉ số SPF ≥ 30. Ưu tiên sử dụng chống nắng dạng gel để hấp thu nhanh vào da, tránh cảm giác bóng nhờn và bít tắc lỗ nang lông, gây mụn trứng cá. Đồng thời, chọn loại có tính kháng nước để kem chống nắng ít bị trôi khi mồ hôi tiết ra nhiều. Bôi lặp lại thường xuyên sau mỗi 2-3 giờ hoặc khi ra mồ hôi nhiều để bảo vệ da khỏi tác hại ánh nắng mặt trời. Chống nắng cả vùng môi với các sản phẩm son bóng hoặc son dưỡng có chỉ số SPF ≥ 15.

Bên cạnh đó, cần kết hợp mặc quần áo dài, đội nón rộng vành, đeo kính mát. Hạn chế để lộ cơ thể trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời đến mức tối thiểu.

Việc giữ một chế độ sinh hoạt phù hợp cũng rất cần thiết, mỗi ngày nên uống từ 7-8 ly nước, bổ sung các loại trái cây có chứa nhiều nước như cam, bưởi, dưa hấu.

Làn da trẻ nhỏ còn non nớt nhưng thường xuyên vui chơi, chạy nhảy ngoài trời dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về da hơn so với người trưởng thành. Do đó, tránh để trẻ tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, bảo vệ các em khỏi sự nguy hại của tia cực tím.

Chủ Đề