Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch năm 2024

Với tính chất nghề nghiệp được đi đây đó, khám phá các vùng đất mới, Hướng dẫn viên là ngành thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi. Vậy bạn có biết tiêu chí đánh giá chất lượng Hướng dẫn viên du lịch hiện nay ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về nghề Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là người am hiểu các đặc điểm dân tộc, địa lý, lịch sử và kinh tế xã hội của từng điểm đến trong quốc gia trong chương trình tour, cũng như các thông tin về phong tục địa phương. Họ có kiến thức cập nhật về các thủ tục liên quan tới hộ chiếu, thị thực, ngân hàng, bệnh viện, các quyền của khách, bảo hiểm, thủ tục xuất nhập cảnh và các quy định, tập tục của địa phương.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch năm 2024

Tổng quan về nghề Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên là cầu nối liên kết giữa các thành viên trong đoàn về văn hóa khi ở nước ngoài. Họ có trách nhiệm đối với khách, công ty lữ hành và môi trường.

Đặc điểm Hướng dẫn viên du lịch

  • Tính độc lập và chủ động

Khi nhận bàn giao chương trình và đoàn khách từ phòng điều hành, Hướng dẫn viên được toàn quyền trong việc tổ chức, sắp xếp và phân bổ thời gian công việc.

Chủ động trong việc giải quyết và xử lý hầu hết các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch.

  • Quan hệ giao tiếp rộng

Do đặc điểm của nghề hướng dẫn, Hướng dẫn viên có được mối quan hệ giao tiếp rộng rãi với nhiều thành phần trong xã hội.

  • Di chuyển nhiều và liên tục

Di chuyển nhiều trong khoảng thời gian dài là đặc điểm nổi bật của nghề hướng dẫn và nó đòi hỏi Hướng dẫn viên phải làm quen trong quá trình thực hiện công việc của mình.

  • Thời gian làm việc không cố định

Thời gian lao động của Hướng dẫn viên khó tính định mức như những ngành nghề khác vì thời gian của họ được tính theo ngày du lịch của khách.

  • Công việc mang tính chất lặp lại

Hướng dẫn viên luôn phải tổ chức thực hiện chương trình du lịch theo một số tuyến điểm quen thuộc trong một thời gian một khoảng thời gian nhất định.

  • Áp lực công việc cao

Trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, Hướng dẫn viên là người có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cũng như đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho khách.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch năm 2024

Tiêu chí đánh giá chất lượng Hướng dẫn viên du lịch

Tiêu chí đánh giá chất lượng Hướng dẫn viên du lịch

Để tạo một chuyến du lịch tốt cần triển khai một chương trình hoàn chỉnh trong đó có sự kết hợp hợp lý những đặc điểm sau:

- Hướng dẫn viên du lịch phải biết tạo điểm dừng hợp lý, du khách được ăn uống và nghỉ ngơi, có cơ hội để đi mua sắm, có tính linh hoạt và đa dạng… và chuyến đi du lịch thực sự thành công khi ngoài kiến thức chuyên môn người Hướng dẫn viên còn phải có khả năng nắm bắt được những sở thích, nhu cầu, mong muốn của du khách.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng, tiêu chuẩn của Hướng dẫn viên du lịch là đánh giá mức độ hoàn thành công việc, nó được đo lường bằng mức độ thỏa mãn của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ. Khách du lịch bỏ tiền để mua tour du lịch với mục đích được thưởng thức cảm giác mới mà bản thân ở nơi họ đang sống không có được.

  • Thể lực

Hướng dẫn viên thường không đòi hỏi lao động cơ bắp song luôn luôn cần có sức khoẻ ổn định và dẻo dai. Do thường xuyên di chuyển, giờ giấc không ổn định và phải thực hiện nhiều thao tác và hoạt động nghiệp vụ, Hướng dẫn viên phải có khả năng chịu đựng cao.

  • Trí lực

Nền tảng kiến thức tổng hợp vững vàng: Đây là cơ sở cho việc tích lũy các tri thức cần thiết cho hoạt động hướng dẫn du lịch, giúp hiểu rõ vấn đề, nhìn nhận thấu đáo.

Biết vận dụng những từ vựng dễ hiểu, tránh sử dụng lối nói tắt, không sử dụng khi không rõ nghĩa, từ lấp chỗ trống, sử dụng đúng ngữ pháp, biết vận dụng những câu ngắn gọn đơn giản, tránh sự xao lãng của khách khi làm thuyết minh.

Hướng dẫn viên nói chung cần phải có kiến thức ngoại ngữ tốt không chỉ để giao tiếp, giới thiệu mà còn là phương tiện để học hỏi, đọc tài liệu, kiểm tra các văn bản trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến Hướng dẫn viên du lịch.

  • Khả năng tổ chức

Tổ chức đưa đón khách du lịch, tổ chức phục vụ khách tại cơ sở lưu trú, ăn uống; tổ chức hướng dẫn tham quan, tổ chức các chương trình vui chơi giải trí cho khách, tổ chức các hoạt động khác, tổ chức tiễn khách...

  • Phẩm chất

Hướng dẫn viên du lịch phải có bản lĩnh chính trị, lòng yêu nghề, tự tôn dân tộc chưa đủ mà còn phải nắm vững quan điểm đường lối của Đảng nhà nước ta đặc biệt là đường lối ngoại giao.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch năm 2024

Phương pháp đánh giá chất lượng Hướng dẫn viên du lịch

\>>Xem thêm: Bật Mí Những Cuốn Sách Dành Cho Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch

Phương pháp đánh giá chất lượng Hướng dẫn viên du lịch

Chất lượng Hướng dẫn viên du lịch rất khó đo lường, vì nó giống như cảm xúc con người. Mỗi người đều có những cảm xúc riêng, một gu thưởng thức riêng mình. Đối với một Hướng dẫn viên du lịch cho đoàn khách phải biết nắm bắt tâm lý đoàn khách, lứa tuổi, nghề nghiệp và có cách thức hướng dẫn riêng không thể rập khuôn.

Dưới đây là một số phương pháp phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng để đánh giá chất lượng HDV du lịch tại doanh nghiệp mà chúng tôi tổng hợp. Mời quý bạn đọc tham khảo:

Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn nghề

Hiện nay có 3 bộ tiêu chí:

- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Hướng dẫn du lịch VTOS 2008.

- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Hướng dẫn du lịch của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.

- Tiêu chuẩn nghề Hướng dẫn du lịch VTOS 2013.

Những bộ tiêu chuẩn này được các doanh nghiệp lữ hành sử dụng để so sánh cho việc đào tạo Hướng dẫn viên du lịch đạt chuẩn nghề nghiệp.

Phương pháp đánh giá chất lượng Hướng dẫn viên qua các kỳ thi

Công ty có thể tổ chức các kỳ thi sát hạch trình độ ngoại ngữ, kiến thức lịch sử, văn hóa, địa lý, các kiến thức cơ bản về tổ chức đoàn, tour, khả năng xử lý tình huống…

Phương pháp điều tra chất lượng dựa vào bảng hỏi

Thông thường phương pháp này đánh giá chất lượng Hướng dẫn viên du lịch thông qua việc khảo sát, thu thập ý kiến của du khách sau chuyến đi du lịch.

Việc đánh giá chất lượng Hướng dẫn viên thông qua các thông tin phản hồi, được thu thập do các Hướng dẫn viên sau khi kết thúc chuyến đi hoặc cũng có thể thu thập từ ý kiến phản hồi trực tiếp của khách hàng đến công ty qua thư tín, thư điện tử.

Gợi ý trường đào tạo ngành Hướng dẫn viên du lịch

Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo về ngành Hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, đa phần học sinh lựa chọn theo học hệ Cao đẳng bởi thời gian đào tạo ngắn hơn nhưng vẫn đầy đủ kiến thức. Nổi bật trong đó phải kể đến Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn, đây là địa chỉ tin cậy được nhiều sinh viên và các phụ huynh quan tâm lựa chọn. Nội dung học tại SIC chú trọng thực hành, hướng dẫn cho học viên nhiều các kỹ năng mềm như: giao tiếp, xử lý tình huống, điều hành tour,… giúp các bạn có thể tự tin dẫn đoàn trong tương lai.

SIC sử dụng phương thức xét tuyển vô cùng đơn giản, xét tuyển thẳng đối với thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, điều này tạo thuận lợi cho các thí sinh có nguyện vọng đăng ký trở thành tân sinh viên Cao đẳng ngành Du lịch dễ dàng. Không chỉ vậy, trường có nhiều đợt nộp hồ sơ giúp các bạn chủ động trong việc đăng ký xét tuyển, cụ thể:

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2022 trở về trước có thể nộp hồ sơ về trường từ ngày 02/01/2023 đến hết ngày 15/12/2023 (hoặc đến khi nhà trường tuyển sinh đủ chỉ tiêu).
  • Thí sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2023, có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến tại đường link của nhà trường: "Link đăng ký". Sau khi có kết quả đỗ tốt nghiệp THPT có thể nộp hồ sơ về trường đến hết ngày 15/12/2023 (hoặc đến khi nhà trường tuyển sinh đủ chỉ tiêu).

Trên đây là thông tin về tiêu chí đánh giá chất lượng Hướng dẫn viên du lịch mới nhất mà chúng tôi tổng hợp lại. Mong rằng bài viết sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị với bạn đọc. Chúc các bạn sẽ sớm trở thành những Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp và thành công!