Chiến thắng Mtao Mxây ai là người khiêu chiến

Giải bài tập bài Chiến thắng Mtao Mxây trang 30 SGK Ngữ văn 10. Câu 1. Tóm tắt diễn biến trận đánh theo đúng trật tự của các tình tiết và sự kiện

Câu 2

Câu 2 [trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

Phân tích những câu nói và hành động của đông đảo dân làng đối với việc thắng thua của hai tù trưởng để chỉ ra thái độ tình cảm của cộng đồng Ê đê đối với mục đích của cuộc chiến nói chung, đối với người anh hùng sử thi nói riêng.

Lời giải chi tiết:

Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng. Nó không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của dân làng ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng:

- Ở phía Mtao Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn [“không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”]. Thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được trở thành một tập thể giàu có và hùng mạnh. Họ luôn mơ ước có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba.

- Ở phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người dân mới bằng sự chân thành và hoà hợp [“… Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế!”].

Câu 3

Câu 3 [trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng chiến thắng? Hãy phân tích ý nghĩa của sự lựa chọn ấy để làm rõ thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc về tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đăm Săn.

- Ý nghĩa:

+ Cuộc chiến dừng lại khi Mtao Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên. Dân làng của Đăm Săn cũng vậy, họ đón tiếp những ng­ười bạn mới rất chân tình. Không khí của buổi tiệc sau chiến thắng từng bừng náo nhiệt vui say không hề có một chút gợn nào.

+ Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc – đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triển của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể lẻ tẻ, rời rạc tập hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn. Và cũng chỉ nh­ư vậy, họ mới trở thành một dân tộc trư­ởng thành thực sự. Cách lựa chọn để hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tâm vóc và sứ mệnh lịch sử của ngư­ời anh hùng. Chỉ có những con ngư­ời ­ưu tú của thời đại như­ vậy mới đủ sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom những thị tộc ấy lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.

Câu 4

Câu 4 [trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1]

Hãy phân tích giá trị miêu tả, biểu cảm của câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh diễn ra sự việc.

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh, ví von

+ Những câu chứa biện pháp so sánh kiểu tương đồng ["'chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc; đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối…], 

+ So sánh kiểu tăng cấp [Đăm Săn múa khiên],

+ So sánh kiểu tương phản [đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây].

=> Những câu văn theo kiểu đòn bẩy này có giá trị rất lớn trong việc miêu tả nhân vật người anh hùng. Nó khẳng định và nâng bổng lên tài năng, sức mạnh của Đăm Săn – người anh hùng uy danh lừng lẫy làm mờ đi cả sự giàu có và sức mạnh của kẻ thù.

- Các hình ảnh, sự vật được đem ra để so sánh ở đây đều lấy ra từ thế giới tự nhiên, từ vũ trụ. Như thế hàm ý của tác giả là muốn lấy vũ trụ để “đo” kích cỡ, tầm vóc của nhân vật anh hùng. Thủ pháp nghệ thuật này là một thủ pháp quen thuộc của sử thi. Nó giúp mang lại những giá trị thẩm mỹ rất đặc trưng cho thể loại này: đặc trưng về sự trang trọng, hoành tráng và dữ dội.

Tóm tắt

Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây là đoạn giữa của tác phẩm kể chuyện Đăm Săn đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây, cứu được vợ về.

- Sau khi bị Mtao Mxây cướp mất vợ là Hơ Nhị, Đăm Săn vô cùng tức giận. Chàng cầm khiên đến nhà Mtao Mxây để khiêu chiến và thách đấu.

- Khi đã thấm mệt, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu đó. Chàng nhai trầu và sức mạnh tăng lên gấp bội. Chàng lại tiếp tục múa khiên và rượt đuổi Mtao Mxây với sức mạnh phi thường.

- Ông Trời đã chỉ cho Đăm Săn biết cách đánh thắng Mtao Mxây: lấy cái chày mòn ném trúng vành tai của Mtao Mxây. Hắn van xin Đăm Săn tha chết. Nhưng Đăm Săn đã đâm chết Mtao Mxây và cắt đầu hắn đem bêu ngoài đường.

- Sau khi Mtao Mxây chết, Đăm Săn giành lại được vợ, tôi tớ, thu của cải và danh tiếng vang lừng khắp nơi, đến tai các thần. Chàng mở tiệc linh đình để ăn mừng thắng lợi.

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại sử thi

a. Đặc điểm của sử thi

- Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn.

- Ngôn ngữ có vần, nhịp.

- Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng.

- Kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.

b. Phân loại: Hai loại:

- Sử thi thần thoại:  Kể về sự hình thành thế giới và muôn lồi, con người và bộ tộc thời cổ đại.

VD: Đẻ đất đẻ nước [Mường], ẩm ệt luông[Thái], Cây nêu thần [Mnông],...

- Sử thi anh hùng: Kể về cuộc đời, chiến công của những nhân vật anh hùng.

VD: Đăm Săn, Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú [Êđê], Đăm Noi [Ba-na],...

c. Hình thức diễn xướng: Kể - hát.

2. Sử thi Đăm Săn

* Tóm tắt

- Đăm Săn về làm chồng Hơ Nhị và Hơ Bhị theo tục nối dây" trở nên một tù trưởng lừng lẫy và giàu có.

- Các tù trưởng Kên Kên [Mtao Grư], Sắt [Mtao Mxây], thừa lúc Đăm Săn vắng nhà, bắt Hơ Nhị về làm vợ. Đăm Săn đánh trả và chiến thắng, giết chết chúng, giành lại vợ, đem lại sự giàu có và uy danh cho mình và cộng đồng.

- Đăm Săn chặt cây Sơ-múc [cây thần vật tổ nhà vợ] khiến hai vợ chết" lên trời xin thuốc cứu hai nàng.

- Đăm Săn đi cầu hôn nữ thần Mặt Trời " bị từ chối. Trên đường về, Đăm Săn bị chết ngập trong rừng sáp Đen. Hồn chàng biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái Hơ Âng. Hơ Âng có thai, sinh ra Đăm Săn cháu. Nó lớn lên, tiếp tục sự nghiệp anh hùng của chàng.

3. Đoạn trích 

Bố cục: 3 phần.

- Phần 1: Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngồi đường” " Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.

- Phần 2: Tiếp đến “Họ đến bãi ngồi làng, rồi vào làng” " Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

- Phần 3: Còn lại " Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Hình tượng Đăm Săn trong cuộc quyết chiến với Mtao Mxây

- Mục đích:

+ Đòi lại vợ.

+ Bảo vệ danh dự của tù trưởng anh hùng, của bộ tộc.

+ Trừng phạt kẻ cướp, đem lại sự yên ổn cho buôn làng.

+ Là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn tới chiến tranh mở rộng bờ cõi, làm nổi uy danh cộng đồng.

- Tư thế: chủ động, tự tin, đường hồng.

- Các chặng đấu và hành động:

+ Chặng 1: Đăm Săn khiêu chiến- Mtao buộc phải đáp lại.

Đăm Săn Mtao Mxây
- Đến tận cầu thang khiêu chiến [lần 1]" chủ động, tự tin. - Mtao Mxây bị động, sợ hãi nhưng vẫn trêu tức Đăm Săn.
- Khiêu khích, đe dọa quyết liệt [lần 2], coi khinh Mtao Mxây, tự tin, đường hoàng. - Do dự, sợ hãi îí vẻ ngồi hung tợn.

+ Chặng 2: Diễn biến cuộc chiến:

Hiệp 1: Mtao múa khiên trước, Đăm Săn bình tĩnh, thản nhiên xem khả năng của đối thủ.+ Chặng 2: Diễn biến cuộc chiến:

Đăm Săn Mtao Mxây
- Khích Mtao múa khiên trước. - Bị khích" giả đò khiêm tốn îí thực chất kiêu căng, ngạo mạn.
- Điềm tĩnh xem khả năng của kẻ thù. - Múa khiên như trò chơi [kêu lạch xạch như quả mướp khô] "kém cỏi, hèn mọn.

Hiệp 2: Đăm Săn múa trước- Mtao trốn chạy, chém trượt, cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu.

Đăm Săn Mtao Mxây

- Múa khiên trước " động tác nhanh,  mạnh, hào hùng, vừa khỏe vừa đẹp " thế thắng áp đảo, oai hùng.

- Hoảng hốt, trốn chạy, chém  trượt "thế thua,hèn kém
- Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị" sức khỏe tăng gấp bội.

- Cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu" không được.

Miếng trầu là biểu tượng cho sự ủng hộ, tiếp thêm sức mạnh cho người anh hùng của cộng đồng.

Hiệp 3: Đăm Săn múa khiên và đuổi theo Mtao

Đăm Săn Mtao Mxây
- Múa khiên càng nhanh, càng mạnh và đẹp, hào hùng. - Hoàn toàn ở thế thua, bị động.
- Tấn công đối thủ: đâm Mtao nhưng ko thủng áo giáp sắt của y. - Bị đâm.

Hiệp 4: Đăm Săn cầu cứu ông trời" giết được Mtao  

Đăm Săn Mtao Mxây

- Thấm mệt " cầu cứu thần linh.

- Được kế của ông Trời " lấy cái chày mòn ném vào vành tai kẻ thù.

- Đuổi theo kẻ thù.

- Hỏi tội Mtao.

- Giết chết Mtao.

- Tháo chạy vì áo giáp sắt vô dụng.

- Trốn chạy quanh quẩn.

- Giả dối cầu xin tha mạng.

- Bị giết.

- Chi tiết ông Trời mách kế cho Đăm Săn thể hiện:

+ Sự gần gũi giữa con người và thần linh" dấu vết tư duy của thần thoại cổ sơ và thời kì xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi.

+ Thần linh đóng vai trò cố vấn, gợi ý. Người anh hùng mới quyết định kết quả của cuộc chiến" Sử thi đề cao vai trò của người anh hùng.

→ Nhận xét:

- Cuộc quyết đấu ko gây cảm giác ghê rợn mà người đọc, người nghe vui say với chiến thắng oai hùng, yêu mến, cảm phục Đăm Săn.

- Mục đích của cuộc quyết đấu: Đòi lại vợ.

" Bảo vệ danh dự của tù trưởng anh hùng, của bộ tộc.

" Trừng phạt kẻ cướp, đem lại sự yên ổn cho buôn làng.

" Là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn tới chiến tranh mở rộng bờ cõi, làm nổi uy danh của cộng đồng.

Không nói đến chết chóc, ko có cảnh tàn sát, đốt phá,... mà phần tiếp lại là cảnh nô lệ của Mtao Mxây nô nức theo Đăm Săn về và họ cùng mở tiệc mừng chiến thắng.

2. Hình tuợng Đăm Săn trong cuộc đối thoại, thuyết phục tôi tớ của Mtao Mxây

- Gồm 3 nhịp hỏi - đáp.

- Mục đích: Đăm Săn kêu gọi mọi người theo mình cùng xây dựng thành một thị tộc hùng mạnh.

- Đăm Săn để dân làng tự quyết định số phận của mình" lòng khoan dung, đức nhân hậu của chàng.

- Đăm Săn có uy tín lớn với cộng đồng.

 Những điều đó đã khiến tôi tớ của Mtao Mxây hồn tồn bị thuyết phục và tự nguyện đi theo chàng.

* Ý nghĩa của cảnh mọi người nô nức theo Đăm Săn về:

- Lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân người anh hùng.

- Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân người anh hùng và của cộng đồng.

3. Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng

* Cảnh mừng chiến thắng:

- Tuy kể về chiến tranh mà lòng vẫn hướng về cuộc sống thịnh vượng, giàu có của cộng đồng.

-  Cảnh ăn mừng thật nhộn nhịp: [chúng ta sẽ ăn lợn ăn trâu, đánh lên các chiên các trống to…để voi đực voi cái ra vào sàn hiên không ngớt…; nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà; các tù trưởng từ phương xa đến; ….Tr 35 ]"cho thấy sự tự hào về người anh hùng và sự giàu có của cộng đồng.

* Hình tượng Đăm Săn

- Đăm Săn tự bộc lộ qua lời nói với tôi tớ của mình:

+ Niềm vui chiến thắng.

+ Tự hào, tự tin vào sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình.

- Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của Đăm Săn:

+ Tóc: dài" hứng tóc là một cái nong hoa.

+ Uống: ko biết say; Ăn: ko biết no; Chuyện trò: ko biết chán.

+ Đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa,...

+ Bắp đùi: to bằng cây xà ngang, to bằng ống bễ.

+ Nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc.

- Vẻ đẹp hình thể: có phần cổ sơ, hoang dã, mộc mạc và hài hồ với thiên nhiên Tây Nguyên.

- Sức khoẻ: phi phàm, dũng mãnh, oai hùng, “vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”.

- Bút pháp lí tưởng hố và biện pháp tu từ so sánh - phóng đại đã khắc hoạ bức chân dung đẹp, oai hùng, kì vĩ của Đăm Săn.

- Cách nhìn của tác giả sử thi: đầy ngưỡng mộ, sùng kính, tự hào.

- Cách miêu tả:

+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh trùng điệp.

+ Biện pháp phóng đại.

+ Giọng văn trang trọng, hào hùng, tràn đầy cảm hứng ngợi ca, lí tưởng hố.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với cuộc sống bình yên và hạnh phúc của thị tộc.

- Sự thống nhất  về lợi ích, vẻ đẹp của người anh hùng và cộng đồng.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ: có vần, nhịp.

- Giọng điệu: trang trọng, chậm rãi.

- Một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, phóng đại, liệt kê, trùng điệp.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề