Chiến tranh việt nam mỹ chết bao nhiêu người năm 2024

Một trong những cuộc chiến sớm nhất của Mỹ và cũng đắt đỏ bậc nhất, chính là cuộc chiến tranh năm 1812 giữa Mỹ và Anh. Cuộc chiến này kéo dài 2 năm 8 tháng, khiến 15.000 người Mỹ thiệt mạng và tính theo tỷ giá năm 2020 thì nó tiêu tốn tới 1,78 tỷ USD.

Tiếp theo là cuộc chiến tranh Mỹ - Mexico. Cuộc chiến kéo dài 1 năm 9 tháng bắt đầu từ năm 1846 này, tiêu tốn tới 2,72 tỷ USD [theo tỷ giá năm 2020] và khiến hơn 13.000 người Mỹ thiệt mạng.

Cách mạng Mỹ là cuộc chiến dài bậc nhất trong lịch sử quốc gia này khi nó dai dẳng tới 8 năm 5 tháng, khiến chỉ khoảng 4400 người thiệt mạng, nhưng lại tiêu tốn 2,75 tỷ USD.

Chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha bắt đầu vào năm 1898 và chỉ kéo dài 4 tháng, tuy nhiên cuộc chiến này cũng khiến nước Mỹ tổn thất khoảng 10 tỷ USD.

Nội chiến Mỹ là cuộc chiến đẫm máu bậc nhất lịch sử nước này khi khiến tổng cộng 750.000 người thiệt mạng, kéo dài 4 năm liên tiếp.

Trong đó, phe Liên bang của Mỹ đã tiêu tốn 23 tỷ USD chiến phí, còn phe Liên hiệp tốn tới... 68 tỷ USD. Tổng cộng lại, nước Mỹ đã tốn tới 91 tỷ USD cho cuộc nội chiến "huynh đệ tương tàn" này.

Tiếp đến phải kể tới chiến tranh vùng Vịnh, cuộc chiến này kéo dài 7 tháng và chỉ khiến 383 lính Mỹ thiệt mạng, nhưng lại tốn tới 116 tỷ USD chiến phí.

Dù Mỹ chỉ tham gia vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trực tiếp đưa quân sang châu Âu chiến đấu chỉ trong 19 tháng cuối của cuộc chiến. Tuy nhiên cuộc chiến này cũng khiến 116.000 lính Mỹ thiệt mạng, gây ra thiệt hại lên tới 381 tỷ USD.

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến ngốn nhiều tiền của thứ năm trong lịch sử nước Mỹ. Dù chỉ kéo dài 3 năm 1 tháng, cuộc chiến này cũng khiến 36.000 lính Mỹ thiệt mạng, tiêu tốn khoảng 390 tỷ USD.

Chiến tranh Việt Nam tới nay vẫn là cuộc chiến dài nhất lịch sử Mỹ, kéo dài tới 17 năm 9 tháng [nếu tính từ khi người Pháp rút lui khỏi Đông Dương], kéo theo cái chết của hơn 58.000 lính Mỹ và tiêu tốn 843 tỷ USD.

Cuộc chiến tranh "dài hơn cả Việt Nam" của người Mỹ trong thế kỷ 21 là cuộc chiến Afghanistan, kéo dài từ năm 2001 tới nay - tương đương với 12 năm - khiến 2200 lính Mỹ thiệt mạng và tiêu tốn tới 910 tỷ USD.

Chiến tranh Iraq kéo dài tổng cộng 7 năm 5 tháng kể từ năm 2003, là cuộc chiến đắt đỏ thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, khiến 4410 người thiệt mạng và tiêu tốn của Washington 1 nghìn tỷ USD.

Tới nay, Chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn là cuộc chiến đắt đỏ nhất lịch sử Mỹ. Mỹ tham chiến tổng cộng 3 năm 9 tháng, mất 405.000 sinh mạng, tiêu tốn 4 nghìn 700 tỷ USD. Sở dĩ Mỹ tốn nhiều tiền của tới vậy là do trong cuộc chiến này, Washington đã tham chiến tổng lực ở cả hai hướng mặt trận, viện trợ cho gần như mọi quốc gia thuộc phe Đồng minh. Nguồn ảnh: Mighty.

Hải quân Mỹ bất lực khi bị máy bay cảm tử Nhật tấn công trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: USAF.

TPO - Kể từ ngày 11/9/2001, số quân nhân và cựu binh Mỹ chết do tự sát nhiều gấp 4 lần so với số người chết trong chiến đấu, theo một báo cáo mới.

Nghiên cứu được biên soạn bởi dự án “Cái giá của Chiến tranh” tại Đại học Brown, cho thấy ước tính có khoảng 30.177 binh lính tại ngũ và cựu chiến binh đã phục vụ trong quân đội Mỹ kể từ ngày 11/9/2001 đã chết do tự sát, so với 7.057 người thiệt mạng trong các chiến dịch quân sự sau ngày 11/9. Các số liệu bao gồm tất cả các thành viên phục vụ trong quân đội, không chỉ những người đã chiến đấu trong thời gian đó.

Phần lớn số người chết là ở các cựu chiến binh, với ước tính khoảng 22.261 vụ tự tử trong thời kỳ này.

Báo cáo cho rằng: “Xu hướng này rất đáng báo động. Tỷ lệ tự tử ngày càng tăng của cả cựu chiến binh và binh lính tại ngũ đang cao hơn tỷ lệ của dân số nói chung, đánh dấu một sự thay đổi đáng kể."

Tác giả báo cáo, Thomas “Ben” Suitt III, đã lấy dữ liệu của Bộ Cựu chiến binh Mỹ [VA] và ước tính tổng số vụ tự tử của cựu chiến binh dựa trên độ tuổi của họ và các yếu tố khác.

Báo cáo cho biết tổng cộng 5.116 binh sỹ tại ngũ chết do tự sát kể từ ngày 11/9/2001. Không có số liệu về Lực lượng Vệ binh Quốc gia và Lực lượng Dự bị trong 10 năm đầu tiên, nhưng từ năm 2011 đến năm 2020, ước tính có 1.193 Vệ binh Quốc gia và 1.607 Quân nhân Dự bị đã chết do tự sát.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Suitt cho biết con số 30.177 có khả năng thấp hơn nhiều so với số vụ tự tử thực tế của các cựu quân nhân. Ông tin rằng một trong những lý do khiến con số tiếp tục tăng cao là sự thờ ơ của công chúng Mỹ.

Ông Suitt nói: “Đối với các cựu chiến binh, trở về nhà với một cộng đồng không lo lắng [hoặc không biết đến những gì họ phải trải qua], điều đó thật tàn khốc đối với họ”.

Các yếu tố khác bao gồm sự gia tăng của các thiết bị nổ tự chế gây ra nhiều chấn thương sọ não hơn, căng thẳng sau chấn thương và các yếu tố y tế, cảm xúc khác có liên quan đến ý định tự tử, ông Suitt nói.

Suitt cho biết nghiên cứu của ông phát hiện ra rằng một số binh sỹ có thể không nhận được những điều trị y tế mà họ cần, khiến họ dễ tiến tới hành vi tự sát hơn.

“Có cảm giác rằng một binh sỹ tại ngũ thà gian dối trước các loại máy kiểm tra để được ở lại quân đội,” ông nói. "Nếu họ bị chấn thương sọ não nhưng không có chấn thương thể chất nào khác, họ sẽ coi nhẹ chấn thương ấy để tiếp tục sự nghiệp của mình”.

Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng cần có một "cách tiếp cận toàn diện" để ngăn chặn tự sát.

Người phát ngôn này nói: “Mỗi cái chết do tự sát đều là một bi kịch. Theo thời gian, số ca tử vong do tự tử đã gia tăng trong dân số nói chung của Mỹ. Các thành viên quân đội của chúng ta không miễn nhiễm với các xu hướng xảy ra trong xã hội. Hai trong số những nhóm có nguy cơ tự tử cao nhất ở Mỹ là nam giới và những người trẻ hơn, và quân đội bao gồm rất nhiều nam giới trẻ”.

“Cựu chiến binh tự tử vẫn là một vấn đề thách thức và đau lòng mà VA cam kết hoàn toàn hợp tác với chính quyền liên bang, bộ lạc, tiểu bang và địa phương để tìm ra những cách thức sáng tạo nhằm giảm thiểu số vụ tự tử và cung cấp dịch vụ chăm sóc nhanh chóng cho những người cần”, thư ký báo chí của VA, Terrence Hayes nói.

Ông Suitt bày tỏ sự tiếc nuối khi một số người Mỹ không biết rằng đàn ông và phụ nữ vẫn đang phục vụ trong các cuộc xung đột hậu 11/9.

Chiến tranh Mỹ Việt Nam Việt Nam chết bao nhiêu người?

Còn tại chiến trường Việt Nam, đã có 58.220 lính Mỹ đã chết và 305.000 thương tật [trong đó 153.303 bị tàn phế nặng, trong đó 23.114 bị tàn phế hoàn toàn].

Có bao nhiêu lính Hàn Quốc chết ở Việt Nam?

Đầu bảng là Hàn quốc với 5.099 lính thiệt mạng, 14.232 lính bị thương và 4 lính mất tích. Tiếp theo đó là Australia với 426 lính thiệt mạng khi chiến đấu, 74 lính thiệt mạng do tai nạn, 3.129 lính bị thương do nhiều nguyên nhân và 6 lính mất tích [sau đó được xác định là đào ngũ và đã trở về nước].

Bao nhiêu lính Mỹ chết trong chiến tranh thế giới thứ 2?

Trong khi đó, số liệu của Bộ Cựu chiến binh Mỹ cho thấy số lính Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới II là 405.399 người.

Có bao nhiêu lính Pháp chết ở Việt Nam?

Theo các thống kê được ghi lại sau cuộc chiến tranh, Quân đội Pháp và Lê Dương có khoảng 75.000 lính thiệt mạng, 64.000 lính bị thương và có tới... 40.000 lính bị bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: Ecpad. Số lượng lính Pháp tử trận ở Việt Nam như vậy còn cao hơn cả số lượng lính Mỹ chết trận trong cuộc chiến này.

Chủ Đề