Chính sách xây dựng nông thôn mới

14/04/2022 09:35 GMT +7

  • Nguồn: Báo Sóc Trăng
  • Thứ Năm, 14/04/2022 | 09:35

Thích và chia sẻ bài viết này trên:

STO - Ngày 14-4, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng, Ban Chỉ đạo [BCĐ] các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn các chủ trương, chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới [XDNTM] giai đoạn 2021 - 2025. Đến dự có các đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trương Văn Đúng, Lê Văn Đáng; lãnh đạo các sở, ban ngành.

Đại biểu tham dự buổi tập huấn. Ảnh: TL

Tại hội nghị, đại biểu được nghe ThS. Ngô Văn Toại - Trưởng Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn [Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2] thông tin một số nội dung về cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM. Đồng thời, nêu những khó khăn, hạn chế giai đoạn 2016 - 2020, dự báo những thách thức giai đoạn 2021 - 2025; bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2021 - 2025 và một số nội dung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Sóc Trăng.

Thông qua buổi tập huấn nhằm giúp cho các sở, ban ngành và các địa phương nắm bắt kịp thời những cơ chế, chính sách trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh và Trung ương; nâng cao năng lực quản lý điều hành cho các cán bộ thực thi nhiệm vụ chuyên môn hiệu quả hơn, góp phần XDNTM tại các địa phương đạt và vượt các kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM đề ra.

THÚY LIỄU

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ luôn quan tâm đến “tam nông”

Giáo sư đánh giá như thế nào về kết quả xây dựng NTM trên bình diện cả nước trong giai đoạn vừa qua?

Có thể nói trong hơn 10 năm qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã đạt được nhiều kết quả không thể phủ nhận. Chương trình đã thực sự làm thay đổi diện mạo nông thôn của cả nước. Tạo ra một luồng gió mới làm biến chuyển nhận thức trên diện rộng về xây dựng đời sống văn hóa mới ở nông thôn.

Diện mạo nông thôn mới tại huyện Thường Tín [TP Hà Nội]. Ảnh: Trọng Tùng.

Nhiều địa phương đã sáng tạo ra những mô hình tốt, cách làm hay trong xây dựng NTM để lan tỏa, nhân rộng. Kinh tế nông thôn được coi trọng, phát triển. Đặc biệt, thu nhập của người nông dân không ngừng được nâng cao. Đời sống tinh thần và vật chất của cư dân nông thôn cũng ngày một được cải thiện rõ rệt.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thưa Giáo sư?

- Đúng vậy. Không chỉ giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư nông thôn, tam nông còn là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững và ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng. Cùng với đó là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Trong điều kiện khó khăn đến từ thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục được Chính phủ, các bộ ngành, địa phương quan tâm, ưu tiên phát triển. Minh chứng là vừa qua, Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM để thúc đẩy tam nông giai đoạn 2021 - 2025. Cá nhân tôi cho rằng đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Chính phủ và Quốc hội đối với khu vực dễ bị tổn thương này.

Quan tâm hoàn thiện cơ chế, chính sách

Trong bất cứ giai đoạn nào, nguồn lực cho xây dựng NTM luôn là bài toán đặt ra. Đâu là giải pháp cho vấn đề này, thưa Giáo sư?

Xây dựng NTM là chương trình rất quan trọng, giúp hỗ trợ, thúc đẩy cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, một khu vực đông dân cư, nhưng lại dễ bị tổn thương. Chính vì vậy rất cần sự quan tâm thích đáng.

Chính phủ cần bố trí đủ nguồn vốn ngân sách Trung ương và có các giải pháp tích cực để huy động nguồn vốn đạt ít nhất 2,45 triệu tỷ đồng như đề xuất của Bộ NN&PTNT. Ngoài ra, cần có các gói hỗ trợ tích cực cho khu vực tam nông trong giai đoạn dịch Covid-19 để giúp người dân khôi phục, phát triển kinh tế.

Bên cạnh nguồn lực tài chính, các cơ chế, chính sách nào cần được xem xét để có thể cụ thể hóa mục tiêu xây dựng NTM trong giai đoạn tới, thưa Giáo sư?

Cá nhân tôi cho rằng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần tăng cường phân cấp có giám sát, hậu kiểm tốt hơn trong quá trình triển khai xây dựng NTM. Sớm điều chỉnh cơ cấu tổ chức xây dựng NTM, các tiêu chí NTM bảo đảm phù hợp với quy hoạch.

Đặc biệt, cách thức tổ chức thực hiện cần chú trọng đến phát triển kinh tế nông thôn. Quan tâm chất lượng cuộc sống thực sự cho người dân, chứ không chỉ chú trọng việc tăng quy mô và sản lượng sản xuất nông nghiệp thuần túy.

Các giải pháp giúp thúc đẩy kinh tế nông thôn là hết sức quan trọng đối với mục tiêu phát triển tam nông giai đoạn 2021 - 2025.

Các bộ ngành, địa phương cũng cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực nông thôn. Xây dựng chương trình đào tạo nghề linh hoạt, thiết thực và hiệu quả hơn, để cán bộ địa phương, người dân có các chuẩn yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm, học đi đôi với hành, học bằng các mô hình cụ thể, từ đó có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn sản xuất, xây dựng NTM.

Đặc biệt, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần sớm nghiên cứu, có các cơ chế, chính sách thực sự đổi mới, nhất là cho vấn đề đất đai, môi trường. Tiếp tục hỗ trợ, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ hợp tác, cơ quan nghiên cứu khoa học trong thúc đẩy xây dựng NTM một cách hiệu quả.

Khuyến nghị phát triển cho Hà Nội

Cụ thể hóa Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Hà Nội đã ban hành và đang tích cực triển khai Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy. Theo Giáo sư, xây dựng NTM của Hà Nội nên phát triển theo định hướng nào trong giai đoạn tới?

- Trong 5 năm tới [2021 - 2025], cá nhân tôi cho rằng phát triển tam nông của Hà Nội ngoài tập trung sản xuất hàng hóa có lợi thế để cung cấp cho thị trường, đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, còn cần phải đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt khác. Đó là đảm bảo mục tiêu xanh -  sạch - đẹp, quy hoạch và đầu tư phát triển vùng nông thôn ven đô tại các địa bàn theo hướng đô thị hóa, hài hòa với không gian và cấu trúc kinh tế - xã hội, thân thiện với môi trường, gắn bó cùng thiên nhiên.

Giáo sư có khuyến nghị giải pháp nào để xây dựng NTM của Hà Nội đạt hiệu quả thực chất, bền vững và đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân?

- Hà Nội nên tập trung vào các nội dung Quy hoạch tích hợp nông nghiệp - sản xuất và phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo vành đai xanh cho Thủ đô. Quy hoạch và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp có lợi thế theo nhu cầu thị trường. Tổ chức lại sản xuất theo hướng phát huy thế mạnh của từng tác nhân, liên kết 4 nhà [nhà nước - nhà khoa học - nông dân - doanh nghiệp] trong nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

Cùng với đó, TP cần nghiên cứu giải pháp chiến lược trong xử lý môi trường ở khu vực đô thị cũng như nông thôn. Quyết tâm củng cố các thành quả của xây dựng NTM thời gian qua, tiến tới xây dựng các mô hình NTM đặc trưng, NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với du lịch mang những đặc trưng riêng có của nông thôn mới Thủ đô, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống.

Xin cảm ơn Giáo sư!

“Trong giai đoạn tới, nông nghiệp Hà Nội cần tiếp tục phát triển theo chuỗi giá trị, từ sản xuất đến bàn ăn, bảo đảm các yêu cầu về an toàn thực phẩm, hướng tới tiêu chuẩn hóa và minh bạch chất lượng các sản phẩm. Muốn làm được điều đó, Hà Nội cần quy hoạch lại các vùng sản xuất để có đầu tư phát triển, trong đó, chú trọng ứng dụng công nghệ cao. Vận dụng tốt nhất các cơ chế, chính sách hiện có để hình thành lên các DN, hợp tác xã nông nghiệp chuyên ngành. Đặc biệt là cần chú trọng tăng cường năng lực cho cán bộ trực tiếp phụ trách lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn ở cơ sở; bởi nếu có chương trình, chính sách tốt nhưng thiếu lực lượng có chuyên môn thì việc thực thi sẽ khó có thể đạt hiệu quả mong đợi” - TS Hoàng Xuân Trường - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp [Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam].

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải bảo đảm không trùng lặp nhiệm vụ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, không bỏ sót các nhóm đối tượng cần hỗ trợ - Ảnh: VGP

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố tại các điểm cầu trực tuyến…

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đánh giá việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn. Các thiết chế hạ tầng kinh tế-xã hội cơ bản đã được cải thiện. Đời sống người dân nông thôn ngày càng được nâng cao.

Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm, điều kiện cho người dân tiếp cận ngày càng tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều chính sách xã hội đã đi vào đời sống, đóng vai trò hỗ trợ thiết thực cho các đối tượng yếu thế.

Từ những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất và thống nhất các giải pháp để triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, phương án phân bổ, lồng ghép các nguồn lực; cơ chế kiểm tra, giám sát… với yêu cầu không trùng lặp nhiệm vụ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhưng không bỏ sót các nhóm đối tượng cần hỗ trợ.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, trong giai đoạn tới, địa phương, nhất là cấp cơ sở, được phân cấp, trao quyền chủ động nhiều hơn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Các nguồn vốn thực hiện được lồng ghép thông qua việc sử dụng vốn của nhiều chương trình, dự án, hoạt động có cùng mục tiêu trên cùng địa bàn; khắc phục tình trạng đầu tư trùng lặp, dàn trải, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo tại địa phương - Ảnh: VGP

Các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được áp dụng quy chế đặc thù với quy trình đơn giản, thủ tục rút gọn.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ có điều kiện, một phần, người dân, các tổ chức cùng chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xóa bỏ tư tưởng "trông chờ, ỷ lại".

Trao đổi về tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, mục tiêu đặt ra đến năm 2025, cả nước có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới [hiện nay là 69,4%]; 50% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới [hiện nay là 34,1%]; 60% thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; cả nước có từ 17-19 tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới [hiện có 5 tỉnh]…

Dự kiến ngân sách bố trí cho chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tối thiểu 196.332 tỷ đồng.

Về chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chương trình đặt mục tiêu hàng năm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 1-1,5%, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%, hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4-5%; trong cả giai đoạn sẽ có 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chương trình tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo động lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Đại diện lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Gia Lai, An Giang… khẳng định việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, góp phần nâng cao đời sống của người dân, thay đổi căn bản diện mạo vùng nông thôn, nhất là những địa bàn khó khăn.

Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 rất cao, trong khi những huyện, xã chưa hoàn thành nông thôn mới, chưa thoát nghèo có rất nhiều khó khăn đặc thù đòi hỏi không chỉ quyết tâm, nỗ lực mà cả những cách làm đột phá, sáng tạo hơn nữa.

Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng kiến nghị sớm được phân bổ nguồn vốn cũng như nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh: VGP

Đến nay, các tỉnh đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; chủ động rà soát các dự án, tiểu dự án, điều chỉnh, phân bổ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương… để kịp thời triển khai trong thời gian sớm nhất.

Các địa phương kiến nghị Trung ương sớm phân bổ nguồn vốn, các bộ, ngành sớm có văn bản hướng dẫn, tiêu chí cụ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng, miền.

"Việc xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững vẫn tiếp tục được triển khai chứ chúng tôi không tạm dừng để chờ hướng dẫn", Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cho biết.

Liên quan đến kiến nghị của các địa phương về việc tách các đối tượng không có khả năng thoát nghèo ra khỏi diện nghèo, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương chủ động lập danh sách những đối tượng này để chuyển sang chế độ bảo trợ xã hội.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm từ thực tiễn các địa phương, trao đổi thẳng thắn của lãnh đạo các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp lý, tiêu chí, hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta đã xây dựng xong thể chế, cơ chế, quy định, bây giờ phải tập trung triển khai. Trách nhiệm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chủ yếu nằm ở các tỉnh, thành phố. Các đồng chí phải lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất; tuyên truyền, quán triệt nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cho đến cán bộ, người dân về nội dung, yêu cầu của từng chương trình mục tiêu quốc gia.

Ban chỉ đạo địa phương cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn; chủ động ban hành các văn bản cụ thể hóa hướng dẫn của Trung ương; ưu tiên bố trí ngân sách, huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tuyên truyền để bảo đảm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia… Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phản biện kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong tháng 5/2022, các bộ, ngành được phân công  phải khẩn trương ban hành các thông tư đã được giao, phê duyệt các chương trình chuyên đề, dự án thành phần.

Bộ LĐ-TBXH, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính khẩn trương ban hành kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

"Những dự án, tiểu dự án thành phần, chương trình chuyên đề phải được lập, thẩm định theo đúng quy định về đầu tư công, pháp luật có liên quan", Phó Thủ tướng lưu ý.

Minh Khôi


Video liên quan

Chủ Đề