Cho bé ăn dặm thế nào là tốt nhất năm 2024

Cách tập cho bé ăn dặm đúng là gì và nên bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào? Khi bé yêu được 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Vậy, cách tập ăn dặm cho bé 6 tháng ra sao, bắt đầu ăn dặm nên cho bé ăn gì và ăn dặm bắt đầu từ đâu?

Cho bé ăn dặm đúng cách là vào lúc nào? Vì được sinh ra với phản xạ đẩy lưỡi, trẻ nhỏ sẽ đẩy lưỡi của mình chống lại muỗng hay bất cứ thứ gì khác đưa vào miệng, bao gồm cả thức ăn. Hầu hết phản xạ này sẽ biến mất khi bé được 4–5 tháng tuổi, nên sau thời điểm này, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Để biết bé bắt đầu ăn dặm như thế nào, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa tại kỳ kiểm tra sức khỏe ở tháng thứ tư để xem bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào và khi nào bé bắt đầu ăn dặm là tốt nhất.

Nên cho bé ăn dặm như thế nào? Câu trả lời cho vấn đề cho trẻ ăn dặm như thế nào là mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm vào bất kỳ bữa ăn nào trong ngày, miễn là phù hợp với con. Để giảm thiểu nguy cơ bị trẻ bị mắc nghẹn ở cổ, bạn hãy cho bé ngồi tư thế thẳng đứng khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Nếu bé khóc hoặc quay đi khi mẹ cố gắng tập ăn dặm cho bé, đừng ép buộc bé tập ăn dặm. Mẹ có thể thử tập cho con ăn trong 1 hoặc 2 tuần sau đó.

Một cách dễ dàng để bé tập ăn dặm là cho bé bú một ít sữa mẹ trước, sau đó chuyển sang nửa muỗng thức ăn rất nhỏ và cuối cùng là với sữa mẹ nhiều hơn. Cách tập cho bé ăn dặm này sẽ tạo ra mối liên kết giữa sự hài lòng khi được bú mẹ với trải nghiệm mới của việc ăn bằng muỗng.

Tập cho bé ăn dặm: Mẹ nên dùng dụng cụ ăn dặm nào?

Nên tập ăn dặm cho bé bằng dụng cụ nào? Có rất nhiều dụng cụ ăn dặm cho bé. Cách cho bé ăn dặm đúng là mẹ nên sử dụng muỗng khi tập cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn đầu để giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Bên cạnh đó, mẹ cần tập cho bé ăn dặm làm quen với quá trình ngồi thẳng để ăn, ăn bằng muỗng, nghỉ ngơi giữa những lúc ăn và dừng lại khi bé no. Việc này sẽ giúp đặt nền tảng cho những thói quen ăn uống tốt của bé tập ăn dặm về sau.

Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ nên chọn muỗng có kích cỡ thích hợp để tập ăn dặm cho bé. Bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng một nửa muỗng thức ăn và nói chuyện với bé trong suốt quá trình cho trẻ ăn dặm. Trong những lần cho trẻ tập ăn dặm đầu tiên, bé có thể nhăn mũi, nhè thức ăn ra hoặc không muốn ăn. Đây là những phản ứng rất dễ hiểu bởi bé vẫn chưa thích nghi được với cách ăn và loại thức ăn mới.

Khi chế độ ăn uống của bé bắt đầu đa dạng hơn và bé hợp tác hơn trong việc ăn uống, bạn hãy thảo luận với các chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn dặm cho bé tốt nhất.

Mách mẹ 3 cách cho bé ăn dặm dễ dàng

1. Tập ăn dặm cho bé bằng phương pháp ăn dặm truyền thống

Tập ăn dặm cho bé bằng phương pháp ăn dặm truyền thống ra sao? Với phương pháp tập cho bé ăn dặm này, mẹ dùng muỗng đưa thức ăn đã được xay nhuyễn, nghiền nát vào miệng cho bé ăn dặm. Mẹ hãy tập ăn dặm cho bé bằng cách từ từ chuyển thức ăn sang loại đặc và cứng hơn cho tới khi bé thấy thích thức ăn của người lớn. Ăn dặm cho bé kiểu truyền thống là phương pháp khá phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi. Bố mẹ có thể đút cho con ăn hết lượng thực phẩm mong muốn và biết được khoảng thời gian bé tiến bộ.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Medical Daily, cho bé ăn dặm truyền thống bằng cách đút thìa cho bé ăn dễ gây tình trạng béo phì và kén ăn sau này. Trong giai đoạn tập ăn dặm cho bé, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Việc cho bé ăn lượng thực phẩm nhiều khiến bé dễ bị béo phì và khó hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Hơn nữa, bé sẽ khó nhận biết được mùi vị của từng loại thức ăn khi thực phẩm được xay nhuyễn và trộn lẫn. Bố mẹ sẽ khó biết được đâu là mùi vị, thức ăn mà con thích hoặc loại nào có thể gây dị ứng cho bé.

2. Phương pháp ăn dặm BLW

Cho bé ăn dặm đúng cách ra sao? Ngược lại với phương pháp ăn dặm truyền thống, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy [phương pháp ăn dặm BLW] là để bé tự ăn, với lượng thức ăn vừa phải được chuẩn bị sẵn. Với cách cho bé ăn dặm này, bạn cần chế biến thức ăn dặm cho bé sao cho bé dễ dàng cầm, bốc ăn được. Bằng cách tập cho bé ăn dặm này, quá trình cai sữa sau này sẽ trở thành một cuộc vui khám phá đúng nghĩa kết hợp giữa thực phẩm và sự vui nhộn cho bé. Việc tập ăn dặm cho bé theo cách cho bé ăn dặm này còn giúp con có xu hướng dễ dàng tham gia vào bữa ăn gia đình sớm và dùng được đa dạng thực phẩm trên bàn ăn gia đình.

Phương pháp ăn dặm cho bé BLW sẽ phù hợp nếu:

  • Bạn không sợ bừa bộn, vì chắc chắn là mọi thứ sẽ rất bừa bộn
  • Bé sẽ ăn bốc khi bạn tập ăn dặm cho bé
  • Bạn không thích cho bé ăn bột hay cháo
  • Bạn thích ý tưởng cho bé tự khám phá thức ăn của mình và bạn đã sẵn sàng cho bé chơi đùa trước/trong/sau khi bé ăn
  • Bạn cho phép con bạn tự ăn những món bé chọn có nghĩa là thời gian bé ăn sẽ lâu hơn so với khi bạn đút cho bé ăn và thậm chí có đôi khi bé ăn không nhiều.

3. Phương pháp ăn dặm với túi nhai và bình bóp

Bé bắt đầu ăn dặm như thế nào thì tốt hay tập ăn dặm cho bé thế nào thì tốt? Mẹ cho trẻ ăn dặm như thế nào? Tập ăn dặm cho bé bằng túi nhai hoặc bình bóp là phương pháp cũng rất được nhiều cha mẹ áp dụng. Với túi nhai ăn dặm, bố mẹ cho thức ăn dạng thô như trái cây, rau củ, thịt, cá làm mềm được cho vào túi chứa có nhiều lỗ thoát thức ăn rồi đưa bé tự cầm nhai. Còn bình bóp, bố mẹ cho các loại thức ăn dạng lỏng sệt như cháo hoặc bột.

Ưu điểm của cách cho trẻ ăn dặm này là thực phẩm trong túi nhai không bị rơi vãi. Túi mềm dẻo sẽ không làm đau lưỡi và nướu của bé, mẹ sẽ không còn phải lo lắng vấn đề trẻ bị hóc nghẹn khi tập cho trẻ ăn dặm. Hơn nữa, túi cũng dễ dàng rửa sạch bằng nước rửa chén hay luộc trong nước sôi.

Tùy thuộc vào tình hình của bé cũng như tâm lý của bạn, bạn sẽ chọn ra được phương pháp tập ăn dặm cho bé phù hợp nhất. Bạn cũng có thể thử kết hợp 2-3 phương pháp ăn dặm cùng nhau để có thể tận dụng ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của từng phương pháp. Chẳng hạn, bạn nên cho bé ăn dặm kiểu truyền thống hoặc kiểu Nhật ở tháng thứ 6-7 và chuyển sang ăn dặm BLW ở các tháng tiếp theo. Hoặc trong ngày cho bé ăn một bữa ăn dặm truyền thống/kiểu Nhật, bữa còn lại ăn dặm kiểu BLW, để các phương pháp bổ trợ cho nhau nhằm giúp bé phát triển tốt nhất. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa về cách cho bé bắt đầu ăn dặm để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách cho bé ăn dặm cũng như những phương pháp tập cho bé ăn dặm khác nhau.

Khi nào thì nên cho bé ăn dặm?

6 tháng là thời điểm tốt cho sức khỏe của bé để bắt đầu hành trình ăn dặm. Cả về thể chất, vận động và tinh thần. Trước đây, nhiều bậc cha mẹ cho trẻ ăn ngũ cốc là thức ăn đầu tiên, nhưng đây là một khuyến nghị lỗi thời. Thay vào đó, hãy bắt đầu với bất kỳ loại trái cây hoặc rau củ nào bạn thích.

Bữa ăn dặm đầu tiên nên cho bé ăn gì?

Khi mới tập cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang [vì gần giống sữa mẹ, bé không cảm thấy bị thay đổi đột ngột]. Cách tốt nhất là nghiền mịn và trộn với sữa mẹ hay sữa bột trong lần đầu tiên để bé có được khẩu vị quen thuộc.

Nên cho trẻ ăn bữa tối lúc mấy giờ?

Khoảng thời gian ăn dặm của bé nên bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc trước 19h tối. Các mẹ không nên cho bé ăn no vì sẽ làm bé khó ngủ. Bên cạnh đó, việc ăn sau 19h tối khiến hệ tiêu hóa của bé làm việc chậm, dễ bị đầy hơi và khó tiêu. Với những bé dưới 1 tuổi, mẹ nên cho bé ăn dặm từ 2 - 3 bữa/ngày.

Cho bé ăn dặm bao lâu thì uống sữa?

Theo nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng nên cho trẻ uống sữa cách bữa ăn chính ít nhất từ 1 – 2 giờ. Do đó chúng ta nên bổ sung sữa cho trẻ vào các thời điểm: Cho trẻ uống sữa sau bữa sáng: Nên cho trẻ uống sữa khi con thức dậy sau khoảng 1 – 2 giờ cho trẻ ăn dặm.

Chủ Đề