Cách giải bài toán bằng 2 phép tính năm 2024

Bài toán cho giá trị một đại lượng và dữ kiện đại lượng này nhiều hơn hoặc ít hơn đại lượng kia, yêu cầu tính giá trị tổng của hai đại lượng.

Bước 1: Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán cộng hoặc trừ.

Bước 2: Tính giá trị tổng của hai đại lượng

Dạng 2: Bài toán liên quan đến khái niệm “gấp lên một số lần” hoặc “giảm đi một số lần”

Phương pháp giải:

Bài toán cho giá trị một đại lượng và dữ kiện đại lượng này gấp đại lượng kia một số lần hoặc đại lượng này giảm đi một số lần so với đại lượng kia, yêu cầu tính giá trị tổng/hiệu của hai đại lượng.

Bước 1: Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán nhân hoặc chia.

Bước 2: Tính giá trị tổng của hai đại lượng

Dạng 3: Điền số thích hợp vào sơ đồ

Phương pháp giải:

- Thực hiện phép tính theo thứ tự của sơ đồ

- Điền số lần lượt vào chỗ trống.

Bài tập tự luyện

Bài tập tự luyện số 1

Bài 1: Số?

Can thứ nhất đựng 5 l nước mắm, can thứ hai đựng số lít nước mắm gấp 3 lần can thứ nhất. Hỏi cả hai can đựng bao nhiêu lít nước mắm?

Lời giải:

Vì can thứ hai đựng số lít nước mắm gấp 3 lần can thứ nhất nên số lít nước mắm ở can thứ hai = Số lít nước mắm ở can thứ nhất × 3.

Sau khi tìm được số lít nước mắm đựng ở can thứ hai, ta tính số lít nước mắm ở cả hai can bằng cách lấy số lít nước mắm ở can thứ nhất cộng với số lít nước mắm ở can thứ hai.

Em điền được các số như sau:

Bài 2: Mai gấp được 10 cái thuyền, Nam gấp được ít hơn Mai 3 cái thuyền. Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu cái thuyền?

Lời giải:

Tóm tắt:

Giải bài toán trên bằng hai bước tính:

Bước 1: Tìm số thuyền Nam gấp được.

Bước 2: Tìm số thuyền cả hai bạn gấp được.

Bài giải

Nam có số cái thuyền là:

10 – 3 = 7 [cái]

Cả hai bạn gấp được số cái thuyền là:

10 + 7 = 17 [cái]

Đáp số: 17 cái thuyền.

Bài tập tự luyện số 2

Bài 1: Buổi sáng cửa hàng bán được 10 máy tính, buổi chiều cửa hàng bán được ít hơn buổi sáng 4 máy tính. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu máy tính?

Lời giải:

Em giải bài toán trên bằng hai bước tính:

- Bước 1: Tính số máy tính buổi chiều bán được.

- Bước 2: Tính số máy tính cả hai buổi bán được.

Tóm tắt

Bài giải

Buổi chiều bán được số máy tính là:

10 – 4 = 6 [máy tính]

Cả hai buổi bán được số máy tính là:

10 + 6 = 16 [máy tính]

Đáp số: 16 máy tính.

Bài 2: Đường gấp khúc ABC có AB = 9 cm, đoạn BC dài gấp 2 lần đoạn AB. Hỏi đường gấp khúc ABC dài bao nhiêu xăng-ti-mét?

Lời giải:

Tóm tắt

Em thực hiện 2 bước tính:

- Bước 1: Tính độ dài đoạn BC.

- Bước 2: Tính độ dài đường gấp khúc ABC. Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó. Vậy độ dài đường gấp khúc ABC = độ dài đoạn AB + độ dài đoạn BC.

Bài giải

Độ dài đoạn BC là:

9 × 2 = 18 [cm]

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

9 + 18 = 27 [cm]

Đáp số: 27 cm.

Bài 3: Nêu bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó.

Lời giải:

Bài toán: Bao ngô cân nặng 30 kg. Bao gạo cân nặng hơn bao ngô 10 kg. Hỏi cả hai bao cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài giải

Bao gạo cân nặng là:

30 + 10 = 40 [kg]

Cả hai bao cân nặng là:

30 + 40 = 70 [kg]

Đáp số: 70 kg

Bài tập tự luyện số 3

Bài 1: Trong chuồng có 3 con thỏ. Số con thỏ ở ngoài sân gấp 4 lần số con thỏ ở trong chuồng. Hỏi:

  1. Số thỏ ở trong chuồng và ở ngoài sân có tất cả bao nhiêu con?
  1. Số thỏ ở ngoài sân nhiều hơn số thỏ ở trong chuồng bao nhiêu con?

Lời giải

Tóm tắt:

Ngoài sân có số con thỏ là:

3 × 4 = 12 [con]

  1. Số thỏ ở trong chuồng và ở ngoài sân có tất cả số con là:

3 + 12 = 15 [con]

  1. Số thỏ ở ngoài sân nhiều hơn số thỏ ở trong chuồng số con là:

12 − 3 = 9 [con]

Đáp số: a] 15 con;

  1. 9 con.

Bài 2: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 15 cm, đoạn thẳng BC ngắn hơn đoạn thẳng AB là 5 cm. Tính độ dài đường gấp khúc ABC.

Lời giải

Tóm tắt:

Độ dài đoạn thẳng BC là:

15 − 5 = 10 [cm]

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

15 + 10 = 25 [cm]

Đáp số: 25 cm.

Bài 3: Lớp học có 15 bạn nam. Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là 2 bạn. Hỏi lớp học đó có tất cả bao nhiêu bạn?

Lời giải

Tóm tắt:

Lớp học đó có số bạn nữ là:

15 + 2 = 17 [bạn]

Lớp học đó có tất cả số bạn là:

15 + 17 = 32 [bạn]

Đáp số: 32 bạn.

Bài tập tự luyện số 4

Bài 1: Con lợn đen cân nặng 65 kg. Con lợn trắng nặng hơn con lợn đen 8 kg. Hỏi cả hai con lợn cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Lời giải

Tóm tắt:

Con lợn trắng nặng số ki-lô-gam là:

65 + 8 = 73 [kg]

Cả hai con lợn cân nặng số ki-lô-gam là:

65 + 73 = 138 [kg]

Đáp số: 138 kg.

Bài 2:

Lúc đầu trong thùng có 15 l nước mắm. Lúc sau, mẹ đổ thêm vào thùng 6 can, mỗi can 3 l nước mắm. Hỏi lúc sau trong thùng có tất cả bao nhiêu lít nước mắm?

Lời giải

Tóm tắt:

6 can chứa số lít nước mắm là:

3 × 6 = 18 [l]

Lúc sau, trong thùng có tất cả số lít nước mắm là:

15 + 18 = 33 [l]

Đáp số: 33 l

Bài 3: Nêu bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó.

Lời giải

Bài toán: Con gà nặng 2 kg. Tính tổng số cân nặng của con gà và con ngỗng, biết con ngỗng nặng gấp 4 lần con gà.

Chủ Đề