Cho con bú sữa mẹ bao lâu

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Mẹ & bé
  4. Chăm sóc bé

Thứ Hai ngày 13/01/2020

  • Lợi ích tuyệt vời của việc nuôi con bằng sữa mẹ
  • Sữa mẹ ít dần phải làm sao để sữa ra nhiều trở lại

Việc nuôi con bằng sữa mẹ tưởng chừng dễ nhưng không hề đơn giản. Bởi ngay cả những vấn đề như thời gian cho con bú bao lâu là ổn chúng ta cũng phải băn khoăn. Nhất là trong giai đoạn những tháng đầu, trẻ sơ sinh hầu như chỉ biết ăn và ngủ nên chúng ta cần nắm rõ những kiến thức từ cơ bản nhất như thế này để bé không bị thiếu chất.

Cho con bú là một vấn đề hết sức riêng tư và không phải ai cũng giống như nhau. Có những bé bú rất nhanh trong khi những bé khác bú lại từ tốn. Vậy thời gian cho con bú lâu hay nhanh có quan trọng và ảnh hưởng gì đến nguồn dinh dưỡng trẻ nhận được không?

Thời gian cho con bú bao lâu là thích hợp với trẻ sơ sinh?

Thời gian cho con bú cách khoảng bao lâu?

Thực tế khi trẻ sơ sinh bắt đầu măm sữa, các mẹ cứ để bé bú cho đến khi nào bé muốn ngừng lại. Chỉ khi con ngừng bú hoặc ngủ thiếp đi thì mẹ cần nhẹ nhàng gỡ bé ra khỏi bầu ngực và nhẹ nhàng vỗ lưng cho bé ợ, thay tã hoặc cho bé bú tiếp bên ngực còn lại. Phản xạ tự nhiên của trẻ vẫn có thể “nút” vú mẹ trong lúc đang lim dim ngủ.

Thời gian cho con bú và các cữ bú của cùng một bé cũng dao động. Nó có thể kéo dài từ 10 – 20 phút hay thậm chí là tới 45 -60 phút cho một bên ngực. Số lần bé bú cũng dao động từ 6 - 12 lần mỗi ngày trong những tuần đầu tiên. Nhìn chung thì khi trẻ lớn sẽ bú mẹ hiệu quả hơn và chỉ cần khoảng 5 - 10 phút cho mỗi đầu vú.

Trong tháng đầu tiên, mỗi ngày trẻ cần được bú 8 – 12 lần. Khi sữa chưa về đủ thì mẹ cần cho bé bú theo nhu cầu thấy đói, thường từ 1 tiếng rưỡi đến 3 tiếng. Khi đã lớn hơn trẻ có thể được hình thành nên lịch bú ổn định, nhưng mẹ cũng không nên để trẻ nhịn bú lâu hơn 4 tiếng, kể cả là vào ban đêm.

Đến giai đoạn được 1 - 2 tháng trẻ thường bú từ 7 - 9 lần một ngày. Thực chất những bé được cho bú sữa mẹ cần ăn thường xuyên hơn so với trẻ bú bình. Bởi sữa mẹ dễ tiêu và di chuyển nhanh hơn trong đường tiêu hóa nên làm trẻ mau đói. Ngoài ra nếu bạn cho bé thường xuyên bú sữa thì cũng giúp kích thích sản xuất sữa trong những tuần đầu tiên.

Nếu bạn không biết cách tính thời gian cho con bú thì hãy lưu ý thông tin sau đây. Khoảng cách giữa các cữ bú sẽ được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu cữ bú trước cho đến khi bắt đầu cữ bú sau. Ví dụ như các cữ bú của bé bắt đầu vào 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ… thì chúng ta có thể nói rằng cho bé bú 2 tiếng một lần, hoặc cữ bú cách nhau 2 tiếng.

Ngoài lưu ý thời gian thì bạn cũng phải tìm hiểu cách làm thế nào để nhiều sữa cho con bú nữa. Tuy nhiên nếu bé không biết cách ngậm bắt núm vú đúng thì thời gian cho con bú kéo dài bao lâu sẽ không còn quan trọng. Lúc này yếu tố duy nhất có thể làm tổn thương núm vú chính là cách ngậm bắt không đúng, chứ không phải bú lâu hay nhanh.

Trẻ được bú sữa mẹ cần được ăn sữa nhiều hơn so với bú bình.

Một số yếu tố khiến thời gian cho con bú kéo dài hơn cần thiết

Ngậm bắt vú không đúng cách

Trẻ không ngậm bắt vú đúng cách sẽ không thể bú được hiệu quả. Thời gian cho con bú cũng kéo dài và bé có thể đòi bú thường xuyên hơn. Ngoài ra tình trạng bắt vú sai cũng có thể tạo nên tổn thương hoặc khiến núm vú mẹ bị đau.

Bé ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ

Nhiều trẻ thường ngủ thiếp đi khi đang bú rồi tỉnh giấc nhiều lần và có động tác mút xen kẽ giữa giấc mơ màng. Đây là kiểu bú có thể khiến núm vú của bạn tổn thương bởi khi ngủ gà ngủ gật thì các bé không ngậm bắt vú đúng cách. Nếu muốn ngừng cữ bú bạn hãy lấy ngón tay út đặt nhẹ nhàng vào góc miệng [giữa bầu ngực và môi] của bé rồi ấn nhẹ xuống lợi dưới.

Đừng tìm cách rút núm vú ra bởi điều ấy có thể làm tổn thương vú. Trẻ nhỏ thường ngủ thiếp khi đang bú sẽ đòi ăn thường xuyên hơn. Do đó các mẹ thường chọn cách thay tã giữa cữ bú, khi bé đang bắt đầu mơ màng để đánh thức con. Khi đã thực sự no nên trẻ có thể ngủ luôn một mạch hoặc ngủ lại ngay sau khi thay tã xong.

Bú chơi

Có những trẻ tiếp tục bú mẹ để cho vui chứ không phải vì nhu cầu đói. Nếu động tác của con lúc này làm mẹ đau núm vú thì hãy chọn cách ngừng cữ bú. Ngược lại, nếu không thấy bất lợi gì thì một số mẹ chọn cách cho bé bú chơi để dễ dỗ ngủ.

Tuy nhiên bạn cũng phải cân nhắc đến việc tiếp diễn thói quen này đến khi trẻ đủ lớn có thể gây rắc rối, khiến con không thể ngủ nếu thiếu ti mẹ. Việc cho con bú vào ban đêm cũng phải cẩn trọng bởi nhiều mẹ đã phải bật khóc khi tỉnh dậy vì núm vú xây xát nặng. Đây là kết quả của một đêm bé thỏa sức nhằn ti mẹ.

Bé ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ dễ nắm bắt núm vú không đúng cách.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Bởi chúng ta còn phải để ý đến cả thời gian cho con bú và tư thế cho con bú. Nhưng bao khó khăn, mệt mỏi rồi cũng sẽ qua khi bạn nhìn thấy bé con của mình lớn lên từng ngày.

Thụy Anh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • mẹ và bé
  • cho con bú
  • sữa mẹ

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Chủ Đề