Chống lão hóa da cây cỏ quanh ta

* Nghệ: Ngoài sử dụng như bài thuốc y học cổ truyền làm lành vết thương, giúp mờ sẹo, chữa viêm loét dạ dày…, chất curcumin trong nghệ có khả năng giúp cơ thể chống ôxy hóa và duy trì trí nhớ.

Cách dùng: Một muỗng cà phê bột nghệ hay một muỗng canh nghệ tươi giã nhuyễn trộn với mật ong, dùng vào buổi sáng. Hoặc cho nghệ vào cá, thịt để kho như một loại gia vị.

Nhiều loại thảo mộc có tác dụng chống lão hóa, sẽ giúp bạn trẻ đẹp nếu được dùng đúng cách.

* Rau má: Ngoài tính lành, giải nhiệt, trong rau má có nhiều dưỡng chất chống lão hóa, tăng tuổi thọ, điều trị mất ngủ, cải thiện trí nhớ, có khả năng làm giảm hiện tượng sần vỏ cam trên da [cellulite] do tuổi tác. Ngoài ra, tinh chất từ rau má sẽ thúc đẩy sự cân bằng của collagen ở da.

Cách dùng: Lấy 200-300g rau má rửa sạch, xay lấy nước uống hoặc nấu canh, có thể dùng một-hai lần/tuần. Tuy nhiên, người có hàm lượng cholesterol cao hay tiểu đường nên tránh dùng rau má. Ngoài ra, có thể dùng rau má giã nhỏ làm mặt nạ, giúp duy trì sự tươi trẻ, mát mịn của da.

* Giá đậu: Giàu vitamin E, có khả năng làm chậm quá trình lão hóa.

Cách dùng: Lấy 300g giá xào với tỏi, hoặc luộc sơ, dùng như một loại rau trong bữa ăn.

* Húng quế: Các chất flavonoid, orientin và vicenin trong húng quế giúp bảo vệ các tế bào, chống lại quá trình lão hóa. Các loại tinh dầu trong húng quế còn giúp cơ thể kháng khuẩn và kháng viêm.

Cách dùng: Có thể dùng như một loại gia vị trong bữa ăn.

* Gừng: Không chỉ là loại thuốc trị cảm cúm, đau bụng hiệu quả, gừng còn có khả năng chống lão hóa hữu hiệu, vì có chứa hơn 50 thành phần chống ôxy hóa, ngăn ngừa nếp nhăn và đốm nâu trên da.

Cách dùng: Uống trà gừng thường xuyên cũng là cách ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.

* Dâu tằm: Chất chống ôxy hóa trong trái dâu tằm cao gấp đôi hàm lượng chất chống ôxy hóa trong các loại quả họ cam, có thể ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa như giúp da tươi mới và giảm bạc tóc.

Ngoài tính lành, giải nhiệt, trong rau má có nhiều dưỡng chất chống lão hóa, tăng tuổi thọ, điều trị mất ngủ, cải thiện trí nhớ...

Cách dùng: Dùng nước ép dâu tằm tươi để giải khát. Lấy lá dâu tằm đem phơi khô, tán nhuyễn; vừng đem phơi khô tán thành bột, trộn hai vị trên với tỷ lệ 1:1, hòa cùng mật ong thành viên cỡ hạt đậu đen. Dùng khoảng 10 viên/ngày.

* Rượu vang đỏ: Đây cũng là loại thảo dược chống lão hóa tốt, bởi tinh chế từ các loại nho, có chứa một chất chống ôxy hóa là resveratrol, rất tốt cho làn da.

Cách dùng: Mỗi ngày uống ly vang nhỏ khoảng 100ml rất hữu hiệu trong việc lưu thông máu, giúp cho bạn trẻ ra. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ làm cho cơ thể mất nước và da sẽ khô.

Một số nghiên cứu chuyên sâu về sâm Lai Châu - một loại sâm được phát hiện vào năm 2013 ở Việt Nam, đã chỉ ra rằng, sâm Lai Châu là một giống cây quý có nguồn hoạt chất dồi dào lên đến 52 saponin.

Xét trên góc độ ứng dụng của ngành mỹ phẩm ngừa lão hóa, 52 saponin của sâm Lai Châu chứa các hoạt chất như Ginsenoside Rb1, Ginsenoside Rg1, Ginsenoside Rd… có tác dụng tăng sinh collagen, hỗ trợ ngăn ngừa hình thành nếp nhăn sâu, làm sáng da, mờ đốm nâu, xỉn màu.

Ngoài ra, sâm Lai Châu còn có chứa Majonoside R2, hay còn gọi là MR2, một hoạt chất với khả năng chống oxy hóa, chống lão hóa và bảo vệ tế bào da vượt trội. Rất ít loài thực vật nào ngoài tự nhiên chứa MR2, trong khi sâm Lai Châu lại cung cấp nguồn MR2 chiếm tới 50% tổng hàm lượng saponin toàn phần.

Củ sâm Lai Châu chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, chống lão hóa [Ảnh: Cỏ Mềm].

Trong tự nhiên, MR2 được tìm thấy trong các loài sâm đặc hữu ở Việt Nam, điều ít khi thấy trong các loại sâm khác như nhân sâm Hàn Quốc, sâm Hoa Kỳ hay tam thất. Như vậy, ngành mỹ phẩm Việt Nam có thể coi là đang nắm một thế mạnh lớn trong việc sở hữu một hoạt chất mang tiềm năng ngăn ngừa, cải thiện lão hóa, mà các quốc gia khác không sở hữu.

Sâm Lai Châu được nuôi trồng trong nhà màng để khai thác phục vụ sản xuất mỹ phẩm [Ảnh: Cỏ Mềm].

Việt Nam hiện có 3 vùng núi sở hữu nguồn sâm quý là vùng núi Ngọc Linh [tại tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam], vùng núi Langbiang [thuộc tỉnh Lâm Đồng] và dãy Pu Si Lung và Pu Sam Cáp [thuộc tỉnh Lai Châu].

Trong đó, vùng sâm tại Lai Châu với ưu điểm là có trọng lượng củ lớn và quá trình sinh trưởng khỏe hơn so với nhiều loại sâm khác. Hàm lượng MR2 trong sâm Lai Châu tăng dần theo độ tuổi, với các cây từ 6 năm tuổi đã có thể thu hoạch cho hàm lượng hoạt chất cao.

Nếu như trước đây, việc khai thác sâm Lai Châu chủ yếu dựa vào việc thu hái cây mọc tự nhiên, thì hiện nay, công ty mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm đã chủ động phát triển công nghệ trồng sâm trong nhà màng, giúp tăng diện tích trồng sâm và tối ưu tỷ lệ thu hoạch.

Cỏ Mềm ứng dụng chiết xuất sâm Lai Châu phục vụ sản xuất mỹ phẩm

Sâm Lai Châu có giá trị dược liệu cao [Ảnh: Cỏ Mềm].

Là loài cây ưa bóng, thường sinh trưởng dưới tán rừng rậm nhiều tầng, sâm Lai Châu được tìm thấy ở độ cao từ 1.400 đến 2.200 mét so với mặt nước biển. Những điều kiện khí hậu đặc trưng của các huyện Mường Tè, Sìn Hồ và Tam Đường tại tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện lý tưởng cho cây sâm Lai Châu phát triển.

Nắm bắt được những thuận lợi đó, Cỏ Mềm đã xây dựng và phát triển thành công vùng trồng sâm Lai Châu sử dụng công nghệ nhà màng, triển khai với diện tích lớn, trên độ cao 1.700m.

Công nghệ nhà màng là giải pháp tối ưu khi tận dụng được những ưu điểm sẵn có của khí hậu, thổ nhưỡng tại tỉnh Lai Châu, mà vẫn quản lý và kiểm soát tốt các yếu tố theo chuẩn khoa học để cây sâm phát triển.

Dòng sản phẩm Sâm 1700 tiên phong ứng dụng các hoạt chất chống lão hóa từ sâm Lai Châu [Ảnh: Cỏ Mềm].

Song song với việc được thu hái, sấy khô để làm trà, làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe, hiện sâm Lai Châu đã được nghiên cứu, ứng dụng trong các công thức mỹ phẩm chăm sóc da, ngăn ngừa lão hóa.

Thương hiệu Cỏ Mềm là đơn vị tiên phong sử dụng chiết xuất từ sâm Lai Châu vào dòng sản phẩm Sâm 1700, từ vùng trồng sâm trên độ cao 1.700m, tận dụng các saponin, acid béo, acid amin và vitamin C trong sâm Lai Châu.

Việc nghiên cứu ứng dụng, song song với khai thác bền vững giúp góp phần bảo tồn nguồn gen quý của loài sâm Lai Châu tại vùng núi phía Bắc nước ta, đồng thời, nâng tầm cạnh tranh của ngành mỹ phẩm Việt, với các thương hiệu khác trên thế giới.

Nói về dòng sản phẩm tiên phong ứng dụng chiết xuất sâm Lai Châu này, ThS, dược sĩ Thuận Thảo - Founder Cỏ Mềm chia sẻ: "Chúng tôi rất tâm huyết với việc nghiên cứu thảo dược Việt Nam vào sản phẩm ứng dụng. Sâm Lai Châu là dược liệu quý đã được thử nghiệm thành công trong bộ sản phẩm Sâm 1700 cho hiệu quả chống lão hóa da cao. Vùng trồng sâm của Cỏ Mềm trồng tại độ cao 1.700m tại Sìn Hồ, Lai Châu cũng đạt tiến độ tốt về chất lượng và sản lượng, đem lại nguồn nguyên liệu ổn định cho sản phẩm. Chúng tôi tin rằng dự án phát triển vùng nguyên liệu và dòng sản phẩm Sâm 1700 sẽ đem lại bước tiến tích cực cho ngành dược liệu và mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam".

Để biết thêm thông tin chi tiết về bộ sản phẩm chăm sóc da ngừa lão hóa Sâm 1700 của Cỏ Mềm, truy cập website: //comem.vn/sp/bo-cham-soc-da-chiet-xuat-sam-ngua-lao-hoa.

Chủ Đề