Diện tích hình bình hành toán lớp 4

DC là đáy của hình bình hành. AH vuông góc với DC

Diện tích hình bình hành

- Cắt phần hình tam giác ADH rồi ghép như hình vẽ để được hình chữ nhật ABIH.

Diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật ABIH.

Diện tích hình chữ nhật ABIH là \[a \times h\].

Vậy diện tích hình bình hành ABCD là \[a \times h\].

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao [cùng một đơn vị đo].

\[S\,= \,a \times h\]

[\[S\] là diện tích, \[a\] là độ dài đáy, \[h\] là chiều cao của hình bình hành].

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

\>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 4 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Video hướng dẫn giải

Tính diện tích mỗi hình bình hành sau :

Phương pháp giải:

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao [cùng một đơn vị đo].

S = a × h

[S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành].

Lời giải chi tiết:

Hình bình hành bên trái có diện tích là:

9 × 5 = 45 [cm2]

Hình bình hành ở giữa có diện tích là:

13 × 4 = 52 [cm2]

Hình bình hành bên phải có diện tích là:

7 x 9 = 63 [cm2]

Bài 2

Video hướng dẫn giải

Tính diện tích của :

Phương pháp giải:

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao [cùng một đơn vị đo].

S = a × h

[S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành].

Lời giải chi tiết:

Diện tích hình chữ nhật là :

10 × 5 = 50 [cm2]

Diện tích hình bình hành là :

10 × 5 = 50 [cm2]

Nhận xét: Hình chữ nhật và hình bình hành đã cho có diện tích bằng nhau.

Bài 3

Video hướng dẫn giải

Tính diện tích hình bình hành, biết :

  1. Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm.
  1. Độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm.

Phương pháp giải:

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao [cùng một đơn vị đo].

S = a × h

[S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành].

Lời giải chi tiết:

  1. Đổi : 4dm = 40cm.

Diện tích của hình bình hành là :

40 × 34 = 1360 [cm2]

  1. Đổi : 4m = 40dm.

Diện tích của hình bình hành là :

40 × 13 = 520 [dm2]

Đáp số: a] 1360 cm2

  1. 520 dm2

Lý thuyết

Diện tích hình bình hành

- Cắt phần hình tam giác ADH rồi ghép như hình vẽ để được hình chữ nhật ABIH.

Diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật ABIH.

Diện tích hình chữ nhật ABIH là \[a \times h\].

Vậy diện tích hình bình hành ABCD là \[a \times h\].

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao [cùng một đơn vị đo].

\[S\,= \,a \times h\]

[\[S\] là diện tích, \[a\] là độ dài đáy, \[h\] là chiều cao của hình bình hành].

Làm sao để tính diện tích hình bình hành?

Diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với độ dài chiều cao.

Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào lớp 4?

Để tính diện tích hình thoi lớp 4, chúng ta có thể áp dụng công thức đơn giản: Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2.

Hình bình hành có diện tích lớn nhất khi nào?

Chiều rộng và chiều cao: Diện tích của hình bình hành được tính bằng tich của độ dài đáy và chiều cao. Vì vậy, để có diện tích lớn hơn, cần có đáy dài hơn hoặc chiều cao lớn hơn.

Tính chu vi hình bình hành ta làm như thế nào?

Hình bình hành là một hình học có bốn cạnh, trong đó các cạnh đối nhau song song và bằng nhau. Điều này có nghĩa là hai cặp cạnh đối diện của hình bình hành là song song và cùng độ dài. Để tính chu vi của hình bình hành, ta có thể sử dụng công thức: chu vi = [a + b] x 2.

Chủ Đề