Chủ nhân của nền văn hóa óc eo là ai năm 2024

Óc Eo là dấu tích của một nền văn minh lớn và rực rỡ đã một thời hiện diện từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VIII đã và đang được phát hiện ở nhiều nơi, trong đó tỉnh An Giang được xem là một địa bàn trọng điểm tập trung nhiều nhất các loại hình di tích, di vật.

Di tích Văn hóa Óc Eo - Ba Thê được xây dựng bằng vật liệu hỗn hợp gạch - đá. Ảnh: Trúc Linh

Dấu tích của một nền văn minh

Óc Eo là tên một vùng gò đất lẫn đá nổi lên trên một cánh đồng phía nam núi Ba Thê. Năm 1944, từ các thông tin trong lịch sử và thư tịch cổ, ông Louis Malleret, một nhà khảo cổ ở trường Viễn Đông Bác Cổ [Pháp] lúc ấy làm quản thư viện Bảo tàng Sài Gòn, đã đến vùng Óc Eo nay thuộc Xã Vọng Thê [huyện Thoại Sơn] để khai quật dấu tích một hải cảng nay đã bị sụp trong lòng đất và đã phát hiện ra dấu vết các di chỉ khảo cổ văn hóa Óc Eo.

Gò Óc Eo thuộc Ba Thê [huyện Thoai Sơn] là nơi đầu tiên tìm thấy những di chỉ quan trọng của nền văn minh cổ xưa ấy và Óc Eo đã trở thành tên gọi chung cho mọi di chỉ được phát hiện ở các địa phương khác. Một số di tích tiêu biểu đã được khai quật và bảo tồn tại tỉnh An Giang như: Khu di tích Nam Linh Sơn Tự, Gò Út Trạnh, Gò Cây Thị A và B,...

Về kiến trúc, di tích Nam Linh Sơn Tự là một kiến trúc cung đình mang tính chất tôn giáo, có chiều dài khoảng 22m, rộng 17m, trải dài trên một diện tích hơn 200m2 chia thành nhiều ngăn lớn nhỏ, có sân trong và đường cong thoát nước gồm 1 hoặc 2 tầng được xây bằng gạch và đá. Những dấu vết đã tìm thấy của đường móng tiếp giáp sinh thổ ở độ sâu 2m so với mặt gò.

Đối với di tích Gò Cây Thị, đây là di tích khảo cổ phát hiện lúc bấy giờ là một nền móng kiến trúc có diện tích 488,88m2, nằm trên cánh đồng Óc Eo, cách Giồng Cát về phía Đông khoảng 500m và cách di tích Nam Linh Sơn trên triền núi Ba Thê khoảng 1.600m về phía Tây.

Vừa qua, Ban quản lý Văn hóa Óc Eo tiếp tục cho khánh thành Khu di tích Gò Út Trạnh nhằm hoàn công dự án văn hóa Óc Eo - Ba Thê. Di tích Gò Út Trạnh được xác định có niên đại từ thế kỷ VII, được xây dựng bằng vật liệu hỗn hợp gạch - đá. Đây là một trong những di tích kiến trúc còn nguyên vẹn nhất của quần thể di tích Óc Eo - Ba Thê và là khu đền thờ hiếm hoi được xây dựng để tôn thờ cả 3 vị thần tối cao cùng một không gian nhất định.

Tổng thể bình đồ bao gồm 3 kiến trúc chính là 3 đền thờ nằm trên một trục hướng Bắc - Nam được xây dựng nhằm để tôn thờ thần Vishnu; thần Shiva và thần Brahma trong Hindu giáo. Ở trung tâm của ngôi đền phía Nam được dành để tôn thờ thần Vishnu là cấu trúc của một hố thờ, bao gồm một kiến trúc gạch hình vuông có diện tích là 2,85 x 2,85m. Trung tâm của hố thờ là một kiến trúc gạch thường được gọi là Trụ giới Seima.

Ông Trịnh Văn Trạnh, người dân hỗ trợ giao đất sạch cho nhà nước tổ chức khai quật và xây dựng mái che bảo tồn di tích, cho biết: “Từ khi tham gia các buổi tuyên truyền của Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo, tôi được nhận thức rõ hơn về giá trị của di tích văn hóa, việc xây dựng các công trình mới, khang trang, làm đường bêtông, có trồng cỏ và hoa tạo quan cảnh đẹp cũng giúp bà con thuận tiện đi lại, hưởng lợi từ việc buôn bán hàng hóa, nước uống phục vụ khách tham quan trong dịp lễ, Tết".

Di tích Văn hóa Óc Eo - Ba Thê được xây dựng bằng vật liệu hỗn hợp gạch - đá. Ảnh: Trúc Linh

Khai thác các di tích lịch sử

Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch thông qua việc khai thác các di tích lịch sử - văn hóa, Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo đã đưa ra những định hướng trong tương lai. Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Hữu Giềng - Giám đốc Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê, An Giang cho biết, giai đoạn 2021 - 2025, Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo triển khai hệ thống du lịch thông minh hướng dẫn khách tham quan qua các mã QR đặt tại các điểm di tích, trong đó tích hợp Audio guide cho phép khách tham quan tối đa hóa việc trải nghiệm cá nhân tại các điểm di tích văn hóa Óc Eo.

Cùng với đó, tạo các sảm phẩm phục vụ du lịch tại chỗ như: Xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê là di sản văn hóa thế giới; Bảo tàng văn hóa Óc Eo, trong đó có 2 bảo vật quốc gia; các kiến trúc di tích đã được xây dựng mái che [năm 2022 sẽ đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng thêm 8.600m2 mái che, nâng tổng số 12 di tích có mái che, phục vụ khách tham quan du lịch]; giới thiệu thắng cảnh núi Ba Thê và phục vụ điệu múa Óc Eo...

Về công tác bảo tồn được triển khai thế nào trong thời gian tới, ông Nguyễn Hữu Giềng cho biết, các di tích được bảo tồn, trưng bày hiện nay đa phần là những di tích kiến trúc tôn giáo. Óc Eo - Ba Thê trong thời kỳ vương quốc Phù Nam là một đô thị đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa và thương mại. Vì vậy, để phục vụ tốt cho nhu cầu tham quan, học tập của khách tham quan và các nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế nên cần thiết có các Dự án phục dựng lớn về bảo tồn và trưng bày các loại hình di chỉ khác như cư trú, công xưởng, kênh rạch... trong các khu vực đã quy hoạch.

Khai quật di tích và xây dựng mái che bảo tồn di tích là nhiệm vụ quan trọng và hàng đầu của đơn vị hiện nay [vừa qua tỉnh An Giang được Trung ương đầu tư vốn và chuyên gia, tổ chức thu hồi được gần 10 ha đất di tích và trong đó đã tổ chức khai quật 9 di tích với diện tích khai quật hơn 14.000m2, đang chuẩn bị triển khai xây dựng 8.600m2 để bảo tồn di tích;

"Trong các di tích có mái che, đơn vị sẽ lựa chọn từ 1 đến 2 di tích để đề nghị đầu tư xây dựng bảo tàng bất động sản trong tương lai, nhằm vừa phục vụ công chúng, vừa bảo tồn di tích di vật và phục vụ xây dưng hồ sơ di sản thế giới. Các di tích văn hóa Óc Eo ở Óc Eo - Ba Thê hiện nay đều nằm xen lẫn trong các khu dân cư, hoặc trên các cánh đồng sản xuất nông nghiệp của người dân, nên đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương dài hạn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa Óc Eo" - ông Nguyễn Hữu Giềng thông tin.

Ông Nguyễn Hữu Giềng cho biết thêm, hiện nay, công tác trùng tu các di tích đã lộ thiên cũng được đơn vị xây dựng kế hoạch mỗi năm 2 đợt để thường xuyên tu bổ, bảo quản; nhờ vậy, các kiến trúc di tích và di vật hiện có luôn luôn được bảo vệ, bảo quản khá tốt.

Óc Eo là tên gọi của ai?

Tên gọi văn hóa Óc Eo là do nhà khảo cổ học người Pháp tên Louis Malleret đã đặt sau khi tổ chức khai quật khảo cổ vào tháng 02 năm 1944, tại một gò đất cao trên cánh đồng hướng đông núi Ba Thê, ông gọi đó là Gò Óc Eo, nơi này hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Nền văn hóa Óc Eo là gì?

Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ - Việt Nam, là nền văn hóa gắn liền với lịch sử của vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Những dấu vết vật chất thuộc nền văn hóa này được các học giả người Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ 19.

văn hóa Óc Eo được hình thành cách nay khoảng bao nhiêu năm?

Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ hình thành và phát triển ở Nam Bộ Việt Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước, con người ở vùng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông và có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại.

Dạ Óc Eo là gì?

Óc Eo là tên một vùng gò đất lẫn đá nổi lên trên một cánh đồng phía nam núi Ba Thê. Nền văn hóa trên vùng đất này là một nền văn hóa gắn liền với đất nước con người ở vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông.

Chủ Đề