Chủ yếu làm biến đổi thành phần khoáng vật và tính chất hoá học của đá là

- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.

- Nơi diễn ra: Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.

- Các dạng phong hóa: hóa học, lí học và sinh học.

a. Phong hóa lí học

- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.

- Nguyên nhân chủ yếu: Sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động của con người,…

- Kết quả: đá nứt vỡ, mảnh vụn,...

b. Phong hóa hóa học

- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, các chất khoáng chất hòa tan trong nước,...

- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.

c. Phong hóa sinh học

- Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật.

- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất,...

- Kết quả: Đá bị phá hủy về mặt cơ giới và mặt hóa học.

- Sản phẩm: Một phần tạo thành lớp vỏ phong hóa, một phần tạo ra sản phẩm cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.

2. Quá trình bóc mòn

- Khái niệm: Là quá trình các tác nhân ngoại lực [nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...] làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.

- Các hình thức bóc mòn: xâm thực, thổi mòn và mài mòn.

a. Xâm thực

- Khái niệm: Là quá trình chuyển dời các sản phẩm phong hoá.

- Nguyên nhân: Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,...

- Kết quả: Tạo ra các khe, rãnh, sông suối, các vịnh, mũi đất,...

b. Thổi mòn

- Nguyên nhân: Là quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.

- Kết quả: Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như nấm đá, cột đá,…

c. Mài mòn

- Nơi diễn ra: Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.

- Nguyên nhân: Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà,…

- Kết quả: Tạo ra các dạng địa hình như vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ,…

3. Quá trình vận chuyển

- Khái niệm: Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

- Hình thức vận chuyển:

   + Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.

   + Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá dốc.

4. Quá trình bồi tụ

- Khái niệm: Là quá trình tích tụ các vật liệu [trầm tích] phá hủy.

- Nguyên nhân: Do gió, dòng chảy, song biển,…

- Kết quả: Tạo nên địa hình mới như cồn cát, đụn cát [sa mạc], bãi bồi, đồng bằng châu thổ [ở hạ lưu sông], các bãi biển.

Đá Magma hay còn có tên gọi khác là đá hỏa sinh - là loại đá được hình thành từ sự đông nguội của dung thể Magma nóng chảy phun trào từ núi lửa hy những phần sâu trong vỏ Trái Đất. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện có tới hơn 700 loại đá Magma được mô phỏng lại theo sự hình thành bề mặt Trái Đất Đá magma có ý nghĩa quan trọng về mặt địa chất bởi các khoáng vật và tính chất hóa học tổng thể của đá giúp con người nghiên cứu ra thành phần của lớp vỏ Trái Đất, biết được thông tin về các loại đá bị nóng chảy trước tác động về nhiệt độ và áp suất. Có thể so sánh đá magma với các địa tầng địa chất cận kề theo phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ, điều này cho phép mô phỏng lại thời gian diễn ra các sự kiện biến chuyển của tầng địa chất một cách tương đối chính xác.

Đá magma mang các đặc điểm đặc trưng bởi điều kiện và tác động

Đá magma mang các đặc điểm đặc trưng bởi điều kiện và tác động của môi trường bên ngoài kiến tạo nên. Các tác nhân ngoại cảnh cho phép tái tạo lại mô hình kiến tạo của đá magma. Ở một số trường hợp đặc biệt, loại đá này là nguồn gốc của các mỏ khoáng sản quý như vonfram, thiếc hay urani.

 [Đá Granite] Tự Nhiên Cao Cấp 2021 Đá magma được hình thành chủ yếu từ các khoáng vật như: thạch anh, fenspat, mica và các khoáng vật màu khác. Mỗi khoáng vật đều có một tính chất khác nhau tạo nên cường độ, độ bền vững, khả năng gia công,... cho đá magma.
Thạch anh [SiO2]
Thạch anh là tinh thể ở dạng kết tinh hình lăng trụ, có màu trắng và trắng sữa. Độ cứng của thạch anh là 7, khối lượng riêng 2,65g/cm3, cường độ chịu nén đo được ở mức 20.000 kg/cm3 . Ở điều kiện thường, thạch anh không tác dụng với môi nhưng đặt trong môi trường có hơi nước bão hòa sẽ sinh ra phản ứng silicat. Đá magma có khả năng chống mài mòn cao, ổn định với axit trừ axit fluohidric và axit fosforic.  

Đá magma được hình thành chủ yếu từ các khoáng vật

Fenspat
Fenspat có hai loại là cát khai thẳng góc [octola] và cát xiên góc [plagiocla]. Về cơ bản, Fenspat là tinh chất có màu biến đổi từ trắng, trắng xám, vàng, hồng đến đỏ; khối lượng riêng từ 2,55 - 2,76 g/cm3 ; độ cứng 6 - 6,5; cường độ chịu nén 1200 - 1700 kg/cm3. Tinh thể này có khả năng chống phong hóa kém, không ổn định trong môi trường nước đặc biệt là nước chứa CO2. Nếu vào môi trường này, Fenspat phản ứng tạo ra Al2O3.2SiO2.2H2O.
Mica
Mica hay còn gọi là alumosilicat ngậm nước, có độ cứng 2-3; khối lượng riêng 2,76 - 3,2 g/cm3. 2 loại Mica phổ biến nhất là biotit và muscovit; trong đó biotit có màu nâu đen, chứa oxit magie và oxit sắt, công thức hóa học [Mg, Fe]3.Si3.AlO10.OHF]2; muscovit trong suất có công thức hóa học K2O. Al2O3.6SiO2.2H2O. Mica được tạo thành do sự oxy hóa và hydrat hóa biotit, khi nung ở nhiệt độ 900 - 10000C nước bị mất, khi đó thể tích vecmiculit tăng 18 - 25 lần. Lớp vỏ trái đất được tạo thành từ các loại đá có tỷ trọng tương đối thấp và gần với lớp vỏ là các loại đặc hơn phủ lên. Đá Magma phần lớn được sản sinh ra bởi tập hợp những thành phần phía trên của lớp phủ rơi vào nhiệt độ khoảng 600 - 16000C. 

Magma được sinh ra từ các thành phần phía trên của lớp phủ Trái Đất

Khi nguội, các khoáng vật được kết tinh từ hỗn hợp đá Magma nóng chảy theo quá trình kết tinh phân đoạn. Thành phần quan trọng tạo nên đá Magma phải kể đến silic, oxy, nhôm, natri, magie, canxi,..Đây là các nguyên tố tạo nên khoáng vật silicat - chiếm 90% thành phần tạo nên magma.
Magma chiếm hơn 95% phần vỏ phía trên của Trái Đất và được phân bổ bên dưới lớp đá trầm tích. Có thể nói Magma là loại đá biến chất tương đối mỏng nhưng được phân bố rộng rãi.
Bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích về đá Magma. Với những chia sẻ trên Eurostone hy vọng sẽ trang bị thêm cho các bạn vốn hiểu biết sâu rộng về các loại đá thú vị hiện hữu trên Trái Đất.

Chủ Đề