Chùa yên tử nằm ở đâu

Khu di tích danh thắng Yên Tử là một quần thể chùa, am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên nằm rải rác từ dốc Đỏ theo chiều cao dần đến đỉnh núi. Quần thể di tích Yên Tử nằm gần đường 18A, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Danh thắng Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ 13. Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.

Núi Yên Tử có chiều cao 1.068 m từ xưa đã được coi là danh sơn đất Việt. Ngay từ thế kỷ thứ 10, đạo sĩ Yên Kỳ Sinh đã đến tu hành và đắc đạo ở đây, nhưng Yên Tử chỉ thực sự nổi tiếng khi Vua Trần Nhân Tông – một ông vua đang thời thịnh trị [cuối thế kỷ 13] đã từ bỏ ngai vàng đến đây tu hành, nghiên cứu Phật pháp và trở thành vị Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm với Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng .

Vị Tổ thứ hai và thứ ba kế tục sự nghiệp của ông là Pháp Loa Đồng Kiên Cương và Huyền Quang Lý Đạo Tái. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc đương thời. Ngày nay qua nhiều thăng trầm, các di tích còn lại ở Yên Tử đã tìm thấy gồm 11 chùa và hàng trăm am, tháp, bia, tượng, hội tụ của nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc của các thời đại. Hiện nay hệ thống cáp treo ở Yên Tử đã đi vào hoạt động, đưa du khách tới chùa Hoa Yên ở độ cao 534m so với mực nước biển, nơi có hai cây đại 700 năm tuổi.

Từ đây du khách tiếp tục leo núi, tới các ngôi chùa nằm rải rác trên đường đi tới chùa Đồng. Đường lên chùa Đồng du khách có cảm tưởng như đi trong mây. Gặp khi trời quang mây tạnh, từ đỉnh núi này, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của vùng Đông Bắc. Ngày nay danh thắng Yên Tử là một điểm du lịch lễ hội nổi tiếng ở Quảng Ninh cũng như Miền Bắc, hàng năm cứ vào mùa xuân, khách thập phương thường đến Yên Tử rất đông vừa để hành hương, vừa để vãn cảnh. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch.


Chùa Đồng – Điểm dừng chân cuối cùng cũng là điểm cao nhất ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển.

Đối với các định nghĩa khác, xem Yên Tử [định hướng].

Yên Tử [chữ Hán: 安子山, Yên Tử sơn] là một dãy núi trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và cũng là tên ngọn núi cao nhất trong dãy.[1][2][3]

Yên Tử

Vị trí đỉnh Yên Tử trên bản đồ Việt Nam

Đây là dãy núi gắn liền với nhà Trần trong lịch sử Việt Nam cũng như gắn với Thiền phái Trúc Lâm.[1]

Dãy Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều, một trong bốn cánh cung núi chính của vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Dãy núi có địa hình thấp dần từ đông sang tây, cao trung bình trên 600 m so với mực nước biển; trong đó nơi cao nhất là đỉnh Yên Tử [1.068 m] còn nơi thấp nhất là khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc [200–238 m], gần Lục Đầu Giang.[1]

Sườn núi phía nam [còn gọi là sườn Đông Yên Tử] chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh và một phần nhỏ thuộc tỉnh Hải Dương, còn sườn núi phía bắc [còn gọi là sườn Tây Yên Tử] thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.[4]

Trong lịch sử, Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước, gắn với nhiều kiến trúc cổ, được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau [Lý, Trần, Lê, Nguyễn].[5]

Năm 1294, sau khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Thuyên [vua Trần Anh Tông] và trở thành Thái thượng hoàng, ông xuất gia tu Phật tại hành cung Vũ Lâm, Ninh Bình. Năm 1299, ông đến Yên Tử, lấy pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà hay Trúc Lâm đại đầu đà, thu hút được nhiều đệ tử[6][7]. Tại đây, ông đã cho xây dựng hệ thống chùa, am, tháp và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam tồn tại đến ngày nay.[7][8][9]

Sách Đồng Khánh địa dư chí mô tả về Yên Tử như sau[10]:

Núi Yên Tử [Yên Tử sơn]: ở vào địa phận tổng Bí Giang. Núi liên tiếp chạy dài hơn 10 ngọn, cao nhất là ngọn Yên Tử. Tương truyền An Kỳ Sinh tu luyện đắc đạo thành tiên ở nơi đây cho nên có tên gọi là núi An [Yên] Tử. Năm Hồng Vũ thứ 3 [1379] nhà Minh sai sứ sang làm lễ tế, vẽ hình thế núi sông ở đây đem về. Năm Tự Đức thứ 3 [1850] bộ Lễ vâng mệnh vua xếp núi này vào hạng danh sơn và ghi vào tự điển [sổ thờ].

  •  

    Du khách tham quan khu di tích Yên Tử

  •  

    Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử

  •  

    Chùa Hoa Yên

  •  

    Tháp Huệ Quang

  • Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử
  • Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử
  • Quần thể di tích danh thắng Yên Tử
  • Thiền phái Trúc Lâm

  1. ^ a b c Địa chất và tài nguyên Việt Nam: Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc kỷ niệm 70 năm phát triển. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ. 2015.
  2. ^ “Điểm báo ngày 6/3”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh. 6 tháng 3 năm 2020.
  3. ^ “Nhiệt độ đỉnh Yên Tử [Quảng Ninh] xuống 0 độ C”. Cổng thông tin điện tử thành phố Uông Bí. 20 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ “Kỳ bí vùng đất thiêng Tây Yên Tử”. Tạp chí điện tử Thế giới Di sản. 22 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ “Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử”. Cục Di sản văn hóa.
  6. ^ “Tìm hiểu vua Trần cởi áo che thủ cấp của tướng giặc”. vnexpress.net. 1 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ a b “Dấu ấn Phật hoàng Trần Nhân Tông trên non thiêng Yên Tử”. Báo điện tử VOV. 5 tháng 12 năm 2018.
  8. ^ “Gắn kết đường hành hương Đông - Tây Yên Tử”. Báo Quân đội nhân dân. 27 tháng 2 năm 2019.
  9. ^ “Yên Tử, Quảng Ninh - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Việt Nam”. Đài Tiếng nói Việt Nam – Ban Đối ngoại. 24 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ Đồng Khánh địa dư chí.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Yên Tử.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Yên_Tử&oldid=68563819”

Video liên quan

Chủ Đề