Đặng đình bách là ai

Trước đó, vào tháng 5/2021, Cơ quan An ninh điều tra, Công an Hà Nội nhận được công văn của Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng, phản ánh việc Trung tâm LPSD có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và đề nghị CQĐT xác minh làm rõ.

Kết quả điều tra cho thấy, Trung tâm LPSD là tổ chức khoa học công nghệ do cá nhân thành lập, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập.

Trung tâm này chuyên nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài, đề án, dự án thuộc lĩnh vực pháp luật và chính sách phát triển bền vững...

Từ khi làm giám đốc, Đặng Đình Bách điều hành mọi hoạt động của Trung tâm LPSD. Năm 2015, bị cáo thuê Hoàng Thị Thu Trang [SN 1986] làm kế toán.

Đến năm 2020 Trang nghỉ việc. Các nhân viên khác làm việc tại trung tâm có tính chất thời vụ, thay đổi theo thời điểm và thuần túy không liên quan đến hoạt động tài chính của trung tâm.

Cáo buộc cho rằng, bị cáo đã liên hệ với các tổ chức nước ngoài đàm phán nhận các khoản tiền tài trợ để triển khai các chương trình, dự án mà Bách cho rằng phù hợp với mục đích, tôn chỉ hoạt động của trung tâm.

Tuy nhiên, khi nhận tài trợ, Trung tâm LPSD không làm thủ tục xin phê duyệt, không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Trung tâm sử dụng 5 tài khoản tại 3 ngân hàng Vietcombank, MSB, VPBank.

Từ năm 2016- 2020, trung tâm đã nhận hơn 10 tỷ đồng từ các tổ chức trong và ngoài nước thanh toán hợp đồng dịch vụ, tài trợ cho trung tâm.

Theo cáo buộc, Đặng Đình Bách có hành vi trốn thuế hơn 1,3 tỷ đồng. Quá trình điều tra, Đặng Đình Bách cho rằng, mọi việc là do kế toán tự ý thức hiện.

Nhưng kết quả xác minh cho thấy, bị cáo là giám đốc, người chịu trách nhiệm trước pháp luật và điều hành mọi mặt hoạt động của trung tâm, biết về các khoản tiền mà trung tâm nhận được cũng như số liệu báo cáo cơ quan thuế nên cũng biết rõ về số tiền để ngoài sổ sách, không nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

Còn theo lời khai của Trang, khi bắt đầu vào làm việc tại trung tâm, nữ kế toán phát hiện trung tâm phát sinh nhiều giao dịch tại MSB, Vietcombank nhưng không hạch toán trên báo cáo thuế hoặc báo cáo không đầy đủ.

Trang đã trao đổi với Bách để xử lý, nhưng bị cáo vẫn chỉ đạo nhận tiền tài trợ về các tài khoản trên.

CQĐT xác định, Trang là người làm thuê, thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của Bách. Quá trình điều tra, Trang khai báo thành khẩn, tích cực phối hợp với cơ quan điều tra nên không cần thiết phải xử lý hình sự.

Hôm nay [11/1], TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Mai Phan Lợi [SN 1971, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng - MEC] mức án 48 tháng tù vì tội Trốn thuế.

T.Nhung

Luật gia Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững [LPSD], vào ngày 24/1 bị Tòa án Hà Nội tuyên năm năm tù với cáo buộc tội ‘trốn thuế’.

Người thân của luật gia Đặng Đình Bách nói vơi RFA rằng trước phiên sơ thẩm, ông Bách đã tuyệt thực từ ngày 10/1 để kêu oan, yêu cầu được tại ngoại chờ xét xử và phải có một phiên toà công bằng.

Hôm 24/1, gia đình đến từ sớm để tham dự toà nhưng không ai được vào. Luật sư có xin phép nhưng thẩm phán không cho. Trong khi quyết định xét xử ghi rõ là “phiên toà công khai” nhưng thực tế là an ninh canh giữ rất đông, người nhà còn không được vào sân toà án.

Sức khoẻ ông Bách rất yếu vì tuyệt thực nhiều ngày. 

Về diễn biến phiên sơ thẩm, Thẩm phán bác bỏ tất cả quan điểm của luật sư bào chữa đưa ra, cho rằng ông Bách "không nhận thức được hành vi phạm tội". 

Sau khi tuyên án, luật gia Đặng Đình Bách, ông kêu oan và tuyên bố sẽ kháng cáo toàn bộ bản án.

Mạng VOV dẫn cáo trạng cho rằng LPSD là một tổ chức khoa học-công nghệ do cá nhân lập ra. Lĩnh vực hoạt động được cho biết là nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài, đề án, dự án thuộc lĩnh vực pháp luật và chính sách phát triển bền vững.

Cáo trạng nêu rằng từ năm 2016 đến năm 2020, LPSD nhiều lần không nộp hồ sơ khai thuế, trốn thuế, bỏ ngoài sổ sách các khoản tiền nhận từ nước ngoài. Tổng số tiền bị cho trốn thuế là 1,3 tỷ đồng.

Luật gia Đặng Đình Bách [44 tuổi] bị bắt vào tháng 6/2021 sau một người khác là nhà báo Mai Phan Lợi [51 tuổi], quản trị viên của nhóm Góc nhìn Báo chí Công dân, Diễn  đàn Nhà báo trẻ và cũng là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng [MEC].

Ông Mai Phan Lợi vào ngày 11/1 vừa qua bị Tòa sơ thẩm Hà Nội tuyên bốn năm tù cũng với cáo buộc tội trốn thuế.

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam [VCHR] ở Paris nhận định rằng, việc bắt giữ hai ông Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách là biện pháp của Chính phủ Hà Nội nhằm ngăn chặn việc hình thành "Nhóm Tư vấn Trong nước". 

Đây là nhóm được cho biết sẽ bao gồm các xã hội dân sự độc lập theo qui định tại Chương Mậu dịch & Phát triển Bền vững của Hiệp ước Mậu dịch Tự Do Liên Âu- Việt Nam [EVFTA].

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam [VCHR] vào ngày 8/7 ra thông cáo báo chí nhận định rằng việc bắt giữ nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách của chính phủ Việt Nam là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành ‘Nhóm Tư vấn trong nước [DAG]’. Nhóm này bao gồm các xã hội dân sự độc lập theo qui định của Hiệp ước Mậu dịch Tự Do Liên Âu-Việt Nam [EVFTA].

Thông cáo báo chí của VCHR nhắc lại việc Công an Hà Nội vào ngày 2/7 cho công bố việc bắt giam hai nhà hoạt động xã hội dân sự là nhà báo Mai Phan Lợi và luật sư Đặng Đình Bách với cáo buộc trốn thuế. Ông Mai Phan Lợi là Chủ tịch ‘Hội đồng Khoa học Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng [MEC]’. Còn ông Đặng Đình Bách là Giám đốc ‘Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền Vững [LPSD]’.

Cả hai ông Mai Phan Lợi, 50 tuổi, và Đặng Đình Bách, 43 tuổi, đều bị khởi tố tội ‘trốn thuế’ theo Điều 200, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Mức án cao nhất về tội này này có thể lên đến bảy năm tù giam.

Theo VCHR, tội ‘trốn thuế’ từng được cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng để bắt giam một số nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam công khai chỉ trích Chính phủ trong những năm qua như trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân, blogger Điếu Cày Nguyễn văn Hải, nhà báo Trương Duy Nhất… Tuy vậy, cũng theo VCHR, đây là lần đầu tiên Chính phủ Hà Nội nhắm vào hai người từng hoạt động công khai với những dự án bền vững, có đăng ký với Nhà nước và được cộng đồng quốc tế hỗ trợ.

Hai ông Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách là thành viên trong Ban Điều Hành Mạng lưới VNGO-EVFTA. Mạng lưới này bao gồm bảy tổ chức xã hội dân sự và hình thành vào tháng 11 năm ngoái. Mục đích của Mạng lưới VNGO-EVFTA được cho biết nhằm phổ biến thông tin về Hiệp định Mậu dịch Tự do Liên Âu- Việt Nam [EVFTA], sự hình thành các xã hội dân sự Việt Nam, và DAG.

Ban Tư vấn trong nước [DAG] được thiết lập theo qui định tại Chương Mậu dịch và Phát triển Bền vững của EVFTA. Ban Tư vấn Liên Âu [EV DAG] đã được thành lập vào tháng 12/2020 và đã tiến hành hai lần hội nghị. Riêng Ban Tư vấn Việt Nam [VN DAG] đến nay vẫn chưa được thiết lập.

Một giám đốc Trung tâm nghiên cứu bị bắt về tội trốn thuế

[NLĐO]- Ông Đặng Đình Bách, 43 tuổi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững, đã bị khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng về tội trốn thuế.

  • Ông Mai Phan Lợi bị bắt về tội trốn thuế

  • Đề nghị truy tố luật sư Trần Vũ Hải tội trốn thuế

  • Ông Lê Quốc Quân bị bắt để điều tra về tội trốn thuế

  • Đề nghị truy tố blogger “Điếu cày” tội trốn thuế

Theo nguồn tin, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ngày 2-7 đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam 3 tháng về tội trốn thuế đối với Đặng Đình Bách [SN 1978; trú tại B6-04 Hateco, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội], là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững.

Ông Đặng Đình Bách tại cơ quan công an - Ảnh: Công an TP Hà Nội

Theo nhà chức trách, hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

Điều 200. Tội trốn thuế

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:a] Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

b] Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

c] Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

d] Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

đ] Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

e] Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

g] Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

h] Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

i] Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế."

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a] Có tổ chức;

b] Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d] Phạm tội 02 lần trở lên;

đ] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a] Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d] Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ] Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

B.T.V

Video liên quan

Chủ Đề