Chức năng xã hội của nhà nước CHXHCN Việt Nam

MỞ ĐẦUChức năng xã hội là một chức năng cơ bản của Nhà nước, là chức năng xuấtphát từ nhu cầu chung, lợi ích chung của toàn bộ xã hội, nhằm tổ chức và quản lýđời sống cộng đồng, duy trì một trật tự chung đảm bảo cho xã hội tồn tại và pháttriển. Nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta đã đạtnhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên donhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vẫn còn nhiều vấn đề xã hội bức xúcđòi hỏi Nhà nước phải tiếp tục giải quyết với tư cách là chủ thể tổ chức và quản lýxã hội. Từ thực trạng đó, em xin chọn đề tài: “ Chức năng xã hội của Nhà nướcViệt Nam hiện nay” để giúp mọi người có một cái nhìn khách quan, rõ nét và thựctế hơn về chức năng tổ chức và quản lý các vấn đề xã hội của Nhà nước Việt Namhiện nay.NỘI DUNG1.Khái niệm chức năng xã hội của Nhà nước.Chức năng nhà nước là những hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp vớibản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tếxã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó.Chức năng xã hội của Nhà nước là phương diện hoạt động cơ bản của nhànước thể hiện bản chất chính trị - xã hội của Nhà nước trong việc thực hiện cáctrách nhiệm, nhiệm vụ xã hội ở các giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Nói cáchkhác, chức năng xã hội là phương diện hoạt động cơ bản tác động vào lĩnh vực xãhội của đời sống xã hội, thể hiện rõ nét vai trò và bản chất xã hội của Nhà nước,nhằm định hướng và giải quyết các nhiệm vụ xã hội đặt ra trước Nhà nước.2.Nội dung chức năng xã hội của Nhà nước Việt Nam hiện nay.2.1.Về văn hóa:Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu,trình độ dân trí thấp. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước làxây dựng nền văn hóa mới, con người mới nhằm phát huy nhân tố con người trongmọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhâncách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lànhmạnh. Để thực hiện nhiệm vụ trên, trước hết nhà nước đã bảo tồn và phát huynhững giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bằng việc bảo vệ, tôn tạo các di tíchvăn hóa, danh lam thắng cảnh, phát triển lễ hội nhà nước đã góp phần nâng cao sựhiểu biết cho nhân dân, làm cho nhân dân ý thức được trách nhiệm của mình trướccộng đồng. Bên cạnh đó, việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa là việclàm phải được nhà nước quan tâm đặc biệt. Nhà nước thường xuyên chăm lo đếnđời sống tinh thần của người dân nhằm hình thành nhân cách tốt cho thế hệ trẻ, cólong bao dung, sẵn sang sẻ chia để từ đó có lối sống lành mạnh, góp phần giảmthiểu những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng nền vănhóa mới, con người mới phải được thực hiện thống nhất, hài hòa trong phạm vi cảnước, tránh việc làm tràn lan gây lãng phí của cải xã hội.2.2.Về giáo dục:Mặc dù nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc tổ chức và quản lý nềngiáo dục quốc dân, tuy nhiên thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn cònnhiều bất cập. Chương trình học của cấp tiểu học cũng như các cấp phổ thông hiệnđang quá tải đối với học sinh. Hoạt động giáo dục nặng nề về trang bị kiến thức lýthuyết mà chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện thể lực, kĩ năng sống cũngnhư thực hành. Giáo dục đại học cũng còn nhiều hạn chế, có quá nhiều cơ sở đàotạo và tình trạng chồng chéo ngành nghề dẫn đến sự lãng phí trong xã hội. Việc đổimới phương pháp giáo dục chậm thực hiện và chưa xứng với tầm thời đại… Thựchiện việc tổ chức và quản lý giáo dục hiện nay, nhà nước phải tiến hành một cáchtoàn diện, từ nội dung, chương trình học, đến thời gian học cũng như phương phápdạy và học hiện nay. Nhà nước phải trú trọng việc đào tạo và chế độ đãi ngộ thỏađáng đối với đội ngũ giáo viên: tạo ra những người thầy có phẩm chất, năng lực sưphạm và trình độ chuyên môn vững vàng để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ngàycàng đi lên. Nhà nước phải tiếp tục thực hiện chính sách phổ cập giáo dục phổthông; thực hiện xã hội hóa trong giáo dục; có chính sách học phí, học bổng thỏađáng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục…2.3.Về khoa học công nghệ:Hiện nay những thành tựu tiến bộ của khoa học và công nghệ thế giới đã tạora những bước đột phá cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của xã hội. Để theo kịp thờiđại, Nhà nước ta phải đầu tư một cách thỏa đáng cho việc phát triển khoa học, côngnghệ; xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, nhất là những trung tâm nghiêncứu khoa học lớn; bồi dưỡng những người làm công tác nghiên cứu khoa học, phụcvụ đất nước, tránh tình trạng lãng phí, chảy máu chất xám đã từng xảy ra. Đồngthời, cần phải thực hiện tốt việc hợp tác với các nước khác để tiếp thu những tiếnbộ của khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài, ứng dụng nhanh các thành tựukhoa học, công nghệ vào việc phát triển đất nước.2.4.Về vấn đề dân tộc, tôn giáo:Nhà nước có chính sách tôn giáo, dân tộc hợp lý, đảm bảo sự phát triển hàihòa của mọi vùng miền trong cả nước. Đặc biệt là chính sách ưu tiên phát triển ởnhững vùng sâu, vùng xa, nơi sinh sống của nhiều đồng bào thiểu số.2.5.Về bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai:Những hoạt động về bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh đượcNhà nước đặc biệt quan tâm. Nhà nước thực hiện rất nhiều chính sách hỗ trợ khixảy ra những thiệt hại cho nhân dân trong nông, lâm, ngư nghiệp…3.Vai trò chức năng xã hội của Nhà nước Việt Nam hiện nay.Chức năng xã hội là cơ sở để xác định và đánh giá bản chất Nhà nước, uy tínNhà nước. Chức năng xã hội của Nhà nước là hình thức phản ánh bản chất Nhànước. Trong hệ thống các chức năng Nhà nước, chức năng xã hội phản ánh rõ nétnhất bả chất xã hội của Nhà nước là nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân.Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng xã hội như là một nhu cầu tự thân,thể hiên tính nhân đạo, bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, là tính ưu việtcủa chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ Nhà nước khác, đó là sự quan tâmchăm lo cho con người, vì sự phát triển toàn diện của mỗi con người gắn với sựphát triển của cả cộng đồng.Thông qua chức năng xã hội, Nhà nước ta củng cố chế độ dân chủ, phát huyquyền làm chủ của nhân dân và bảo vệ lợi ích cho nhân dân. Nhờ đó, nhân dân tintưởng vào Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, ủng hộ nhànước, tham gia tích cực các hoạt động cùng với Nhà nước giải quyết các vấn đề xãhội.Chức năng xã hội là cơ sở quan trọng để Nhà nước giải quyết những vấn đềxã hội, có ý nghĩa giúp cho toàn xã hội ổn định và phát triển; đề cao tính tích cựccủa công dân, tạo thành sự bình đẳng xã hội thông qua việc đảm bảo cho công dâncó những cơ hội, những khả năng để tự giải quyết các vấn đề của mình, để pháttriển.Chức năng xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với một bộ phận dân cư, thểhiện sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với những đối tượng dân cư đặc biệt.Chức năng xã hội mang lại sự ổn định về mặt xã hội, là tiền đề cho việc thựchiện các chức năng khác của Nhà nước.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng xã hội của Nhà nước Việt Nam hiệnnay.4.1.Các yếu tố chính trị:Bản chất dân chủ chi phối nội dung và phương pháp thực hiện chức năng xãhội của Nhà nước: Trong Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chứcnăng xã hội của Nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất Nhà nước là Nhànước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước là trung tâm của quyền lực điều chỉnhcác quan hệ xã hội, quản lý xã hội và các tổ chức xã hội là chủ thể tham gia vàocác công việc chính trị. Nhà nước và sự thống nhất của hệ thống chính trị có ýnghĩa chi phối về nội dung và phương pháp thực hiện chức năng xã hội: bảo đảmcác quyền tự do dân chủ và không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinhthần cho nhân dân; Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các vấn đềxã hội vì sự phát triển của con người.Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củadân, do dân, vì dân: Ngoài việc đòi hỏi sự cần thiết xây dựng ý thức tôn trọng phápluật; khẳng định sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội và chính trị thì yêucầu trung tâm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là phải xác định đúngtrách nhiệm giữa Nhà nước với công dân, công dân với Nhà nước và bảo vệ cácquyền, lợi ích hợp pháp của công dân; nhà nước thực sự là công cụ chủ yếu để thựchiện quyền làm chủ của nhân dân. Yêu cầu này thể hiện rõ chức năng xã hội củaNhà nước ta hiện nay, chức năng thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Nhà nước vớicông dân, thể hiên trách nhiệm, vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân… Vì thế, thực hiện và tăng cường chức năng xã hộilà một nội dung của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện nền dânchủ xã hội chủ nghĩa.4.2.Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chi phối nội dung vàphương pháp thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước:Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những thay đổi vềcơ sở kinh tế, cơ sở xã hội tạo ra những điều kiện thuận lợi đồng thời cũng tạo ranhững khó khăn, làm phong phú hơn, phức tạp hơn các vấn đề xã hội, đặt ra cácvấn đề xã hội cấp bách mà Nhà nước phải giải quyết, đó là: mối quan hệ giữa lợiích kinh tế và lợi ích xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữaphát triển kinh tế và bảo vệ môi trường...4.3.Truyền thống văn hóa, tâm lý dân tộc:Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay, Nhà nước tađã áp dụng chính sách đoàn kết dân tộc, tập hợp sức mạnh của tất cả các lực lượngxã hội, các tầng lớp nhân dân để cùng chung sức chung lòng giải quyết các vấn đềxã hội, chăm lo cuộc sống cho con người ngày một tốt đẹp hơn, xây dựng đất nướctheo con đường xã hội chủ nghĩa. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộcđó cũnglà một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện xã hội hóa việc giải quyết cácvân đề xã hội hiện nay.4.4.Một số yếu tố đặc thù của Việt Nam:Nhà nước Việt Nam đi lên từ một nền kinh tế kém phát triển, sự phát triểngiữa các vùng, các khu vực dân cư không đồng đều, lại phải gánh chịu hậu quảnặng nề của các cuộc chiến tranh liên tiếp kéo dài, do đặc điểm vị trí địa lý nênthiên tai thường xuyên xảy ra. Tất cả những điều kiện đó đã một phần tác động làmchậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vấnđề xã hội như: tình trạng đói nghèo, kém phát triển, số lượng người tàn tật, nhiễmchất độc trong chiến tranh, số người hưởng chính sách xã hội cao.4.5.Nhu cầu hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa:Việt Nam trong xu thế hội nhập, trên nguyên tắc cơ bản là hợp tác với tất cảcác nước không phân biệt chế độ chính trị, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyềnvà lợi ích của nhau đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề xãhội trong nước cũng như tham gia giải quyết ác vấn đề xã hội mang tính toàn cầu.Vì vậy nhu cầu hội nhập và toàn cầu hóa trở thành một trong những yếu tố ảnhhưởng đến chức năng xã hội của Nhà nước, đòi hỏi Nhà nước phải có sự thay đổithái độ, cách nhìn của mình đối với các vấn đề xã hội cũng như đòi hỏi một sựtương thích trong cơ chế giải quyết các vấn đề đó.KẾT LUẬNNhư vậy, chức năng xã hội của Nhà nước ta giữ vị trí quan trọng đối vơi đờisống xã hội, vừa là tiền đề vừa là mục tiêu của các chức năng Nhà nước khác; cóvai trò quan trọng trong việc khẳng định bản chất Nhà nước, uy tín của Nhà nước,tính nhân đạo, tính ưu việt và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trong việc bảo đảm sựphát triển chung của mọi thành viên trong xã hội, của toàn bộ cộng đồng cũng nhưcủa một bộ phận dân cư. Đặt trong tình hình thực tế hiện nay, hoàn thiện chínhsách xã hội, chú trọng các chính sách xã hội mang tầm chiến lược,chính sáchchung cho quốc gia đồng thời cũng cần quan tâm đến chính sách dành cho từngloại đối tượng, từng vùng, từng địa phương cụ thể để thể hiện rõ hơn chức năngcủa Nhà nước ta hiện nay.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp2.luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2016.Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb3.CAND 2014.Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình Lí luận chung về Nhà nước và pháp luật,4.Nxb. CTQG, Hà Nội, 2014.Nguyễn Thị Hồi, Hướng dẫn ôn tập môn học lí luận nhà nước và pháp luật,5.Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.Nguyễn văn Động, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxn. Giáodục Việt Nam Hà Nội, 2014.

Video liên quan

Chủ Đề