Chức vụ chức danh là gì

Xin các bạn trong diễn đàn Dân luật giúp tôi phân biệt khái niệm "chức vụ và chức danh". Tôi đi họp, thấy trong biên bản người ta hay đề: Ông Nguyễn Văn A, chức vụ: Trưởng phòng X; bà Nguyễn Thị B, chức vụ: Trưởng phòng Y. Vậy còn chức danh là gì? Trên một số báo chí thấy ghi: Chức danh: PGS-TS, chức danh: Bác sĩ,...

Trong Luật cán bộ, công chức cũng có ghi: Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ... Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan...

Xin chào Thư Ký Luật. Xin cho tôi hỏi sự khác nhau giữa hai khái niệm chức danh và chức vụ được không? Mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ Thư Ký Luật.

Thư Ký Luật xin giải đáp thắc mắc của Anh/Chị như sau:

Hai khái niệm chức danh và chức vụ còn khá mơ hồ cả trong văn bản pháp luật và cả trong thực tế áp dụng. Cụ thể như sau:

Nếu chúng ta để ý, trong biên bản các phiên họp người ta hay ghi: Ông Nguyên Văn A với chức vụ trưởng phòng X, Bà Nguyễn Thị B với chức vụ trưởng phòng Y. Rồi khi chúng ta đọc báo thì lại thấy ông Nguyễn C, chức danh Phó giáo sư - Tiến sĩ hay chức danh Bác sĩ...

Cũng trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 cũng nhắc đến hai khái niệm này nhưng cũng không rõ ràng. Ví dụ Điều 83 quy định về bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Trong khi đó, Điều 84 lại quy định từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND bầu ra.

Như vậy có thể rút ra kết luận:

  • Chức danh là để chỉ công việc, học vị của một người nào đó; chỉ làm công tác chuyên môn không gắn với nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, thư ký, giáo sư, chuyên viên các phòng nghiệp vụ,...
  • Chức vụ gắn liền với nhiệm vụ của một người trong một cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Giám đốc, Phó giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Bộ trưởng, Chủ tịch nước,...

Một người vừa có thể có chức danh và chức vụ, chỉ có chức danh mà chưa có chức vụ, có chức vụ nhưng không có chức danh. Lấy vị dụ là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ông là người có chức danh là cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đồng thời giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ.

Những văn bản có liên quan:

Nghị định 48/2016/NĐ-CP cơ cấu biên chế Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

Chức danh và chức vụ là hai từ thường dễ nhầm lẫn để hiểu khi sử dụng trong giao tiếp hàng ngày và văn bản pháp luật. Vậy ? Chức vụ là gì? Bài viết này, Jobsgo sẽ giúp giúp bạn hiểu về khái niệm của chức danh, chức vụ và cách phân biệt để sử dụng đúng cách.

Chức danh là gì?

Chức danh là gì?

Chức danh là gì? Chức danh là vị trí của người lao động được xã hội hay tổ chức nghề nghiệp, chính trị công nhận. Chức danh cho ta thấy được trình độ chuyên môn và vị trí của cá nhân cấp bậc trong cơ quan, tổ chức,… Một số ví dụ về chức danh có thể kể đến đó là cử nhân, dược sĩ, kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ,…

👉 Xem thêm: Tổ chức là gì?

Tầm quan trọng của chức danh

Chức danh không chỉ quan trọng với người lao động mà còn sức ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.

Với người lao động

Chức danh là thước đo của người lao động trong thị trường lao động. Để làm tăng giá trị bản thân và nhận được sự đánh giá cao, có mức thu nhập cao hơn; thì người lao động cần học tập chuyên môn và rèn luyện nâng cao tay nghề để đạt được và khẳng định chức danh nghề nghiệp đó.

Nỗ lực để làm tốt hơn với chức danh nghề nghiệp của mình, nhiều người lao động đang chứng minh năng lực của mình và nhận được tin tưởng của sếp, đồng nghiệp và sự tin yêu của khách hàng.

Tầm quan trọng của chức danh

Với doanh nghiệp

Trong bộ máy nhân sự của mỗi công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều có những vị trí công việc đòi hỏi những chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.

Chức danh sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức có được thông tin về khả năng của người lao động để đánh giá, phân bổ nhân sự, tuyển dụng phù hợp về bộ phận, phòng ban, vị trí, cấp bậc.

👉 Xem thêm: [Giải đáp] Vị trí là gì? Những thông tin bổ ích về vị trí công việc

Chức vụ là gì?

Chức danh và chức vụ thường đi cùng với nhau, nhưng không phải trong tất cả các trường hợp. Vậy chức vụ là gì?

Chức vụ được hiểu là vị trí, địa vị của một cá nhân nắm giữ việc quản lý, lãnh đạo trong một tổ chức xã hội, tổ chức chính trị,…

Không hướng đến việc thể hiện chuyên môn và kỹ năng như chức danh, các chức vụ trong công ty được dùng để phân cấp bậc, vai trò trong công việc của người lao động. Để được nắm giữ một chức vụ, thì cá nhân phải trải qua quá trình tuyển dụng, phân bổ và nhận được sự công nhận của tổ chức, cơ quan nào đó.

Những ví dụ về chức vụ như trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc, chủ tịch xã, trưởng công an xã,…

Chức vụ là gì?

Phân biệt chức danh với chức vụ

Trên đây, bạn đã hiểu chức danh là gì và chức vụ là gì. Vậy làm thế nào để phân biệt chức danh và chức vụ?

Tiếp sau đây, JobsGO sẽ giúp bạn làm sáng tỏ sự khác biệt và cách sử dụng của chức danh và chức vụ. Có 3 tiêu chí được đưa ra để phân biệt rõ ràng về chức danh với chức vụ, đó là sự công nhận, nhiệm vụ và đơn vị quản lý.

Xét về sự công nhận

Chức danh được sự công nhận nói chung của xã hội, là tên gọi cho một nhóm người có trình độ chuyên môn, kỹ năng nào đó.

Còn chức vụ không chỉ nhận sự công nhận của xã hội, mà quan trọng hơn là phải có sự công nhận của tổ chức, cơ quan mà người này đang quản lý. Bởi lẽ, sự công nhận của tổ chức giúp người có chức vụ có đầy đủ quyền hạn để làm các công việc quản lý họ đang nắm giữ.

Nhiệm vụ với công việc

Chức danh của cá nhân gắn với nhiệm vụ làm việc chuyên môn, thí dụ như kỹ sư làm công việc thiết kế, chế tạo; giáo viên giảng dạy học sinh;… Người có chức vụ là người đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, đảm nhiệm các công việc gắn với quyền quản lý, lãnh đạo.

Phân biệt chức danh với chức vụ

Đơn vị quản lý

Người có một chức danh có thể có hoặc không chịu sự quản lý của các tổ chức, cơ quan. Trái lại, chức vụ bắt buộc cá nhân phải đang làm việc tại cơ quan, tổ chức nào đó.

Để giúp bạn đọc có cái nhìn trực quan về chức danh và chức vụ, sau đây ta sẽ xét đến ví dụ cụ thể. Trong trường học, có các vị trí giáo viên, kế toán viên, nhân viên y tế, hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách,… Vậy đây là chức danh hay chức vụ?

Dựa trên các tiêu chí phân biệt được đưa ra ở phần trên đây, ta dễ dàng nhận thấy:

  • Chức danh bao gồm giáo viên, kế toán viên, nhân viên y tế; bởi những nhân viên này đảm nhận những công việc đúng theo chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Giáo viên giảng dạy học sinh, nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho giáo viên và học sinh, kế toán viên làm công việc sổ sách thu chi của nhà trường.
  • Hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách là những chức vụ của nhà trường, chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý được công nhận ở một tổ chức.

👉 Xem thêm: Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Thông tin mới nhất 2022

Một số câu hỏi liên quan đến chức danh

Có lẽ, các bạn vẫn còn không ít thắc mắc xoay quanh chức danh. Hãy cùng JobsGO tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé!

Chức danh nghề nghiệp là gì?

Chức danh nghề nghiệp là gì?

Chức danh nghề nghiệp có giống với chức danh hay không? Chức danh nghề nghiệp là chức danh, chỉ khác biệt ở mục đích sử dụng cụ thể.

Bởi mỗi chức danh gắn với chuyên môn và kỹ năng, nên đây sẽ là nguồn thông tin để tổ chức đánh giá tuyển dụng và phân bổ công việc phù hợp. Làm rõ nội dung công việc và chức danh của người lao động, giúp cho người quản lý sắp đặt đúng người đúng việc để hoàn thành công việc hiệu quả.

Nhân viên là chức danh hay chức vụ?

Để xác định nhân viên là chức danh hay chức vụ, bạn cần phải đặt nó ở một vị trí cụ thể:

  • Nhân viên trong quá trình làm việc có được xã hội công nhận không?
  • Nhân viên có thuộc sự quản lý của cơ quan tổ chức nào không?
  • Nhân viên đảm nhận vị trí, vai trò nào trong tổ chức?

Thực tế, những nhân viên giữ vai trò quan trọng tại doanh nghiệp sẽ được gọi là chức vụ. Còn chức danh là chỉ nhân viên thông thường.

👉 Xem thêm: Công nhân viên chức là gì? Nên hay không nên làm?

Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Hiệu trưởng là một vị trí quan trọng trong tổ chức, nắm giữ nhiều quyền hạn trong việc quản lý trường học. Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng tương đối phức tạp và phải tuân theo quy trình khắt khe của pháp luật. Chính vì thế, có thể khẳng định Hiệu trưởng là một chức vụ.

Tuy nhiên, trong phạm vi trường học, Hiệu trưởng vẫn được coi là một giáo viên và thực hiện các chức năng tương đương. Mà giáo viên lại được pháp luật Việt Nam công nhận là chức danh.

Vậy nên, chức danh hay chức vụ đều có thể sử dụng để chỉ vị trí Hiệu trưởng.

👉 Xem thêm: [Giải đáp] Staff là gì? Chức vụ Staff là gì trong công ty?

Bài viết trên đây, JobsGO đã làm rõ chức danh là gì, chức vụ là gì, và giúp bạn phân biệt được hai khái niệm này. Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ và sử dụng đúng cách chức danh và chức vụ trong giao tiếp hay công việc.

Chức vụ là gì?

– Định nghĩa chức vụ là gì được hiểu sự đảm nhiệm một vai trò, vị trí cụ thể trong một tổ chức, cơ quan, đoàn thể. Để có được một chức vụ thì mỗi cá nhân cần đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn được đặt ra bởi những tổ chức, cơ quan, đoàn thể đó quy định.

Chức danh công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải sĩ quan, quân nhân chuyên ...

Tên có chức danh là gì?

Chức danh là sự ghi nhận cho người một vị trí được các tổ chức hợp pháp như tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội – chính trị, tổ chức nghề nghiệp…. công nhận và giữ một bổn phận nhất định. Ví dụ: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, dược sĩ, kỹ sư….

Chức danh chuyên môn nghiệp vụ là gì?

Chức danh chuyên môn là gì? Chức danh chuyên môn là tên gọi dùng để chỉ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Chức danh chuyên môn được dùng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Chủ Đề