Chứng nhận coa là gì

COA là gì? Certificate of analysis là gì? Mẫu COA mới nhất 2020 như thế nào? Đây là những câu hỏi phổ biến của các doanh nghiệp, đặc biệt là những người mua bán hàng hóa. Bài viết này VietChem sẽ cùng bạn đi tìm hiểu kỹ hơn về COA và giới thiệu đến bạn một số mẫu COA đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Định nghĩa COA là gì?

COA hay còn còn được gọi là C/A là từ viết tắt của Certificate Of Analysis dịch ra tiếng việt có nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. Hiểu một cách đơn giản, COA là một bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hóa xuất khẩu có đáp ứng các thông số kỹ thuật hay không. Các thông số trên COA hiển thị chủ yếu là tính chất hóa lý, thành phần, độ ẩm, độ chua,...  của sản phẩm.

COA là một loại giấy chứng nhận đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các quy trình sản xuất sản phẩm của mọi ngành nghề. Đây là tài liệu được cung cấp bởi người bán cho người mua về các thành phần và thuộc tính của sản phẩm.

Certificate of analysis là gì

Mục đích sử dụng COA

COA Certificate Of Analysis được sử dụng trong các doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông số, kết quả kiểm tra sản phẩm. Giấy COA có thể coi là kết quả thỏa thuận giữa người bán và người mua đem đến những mục đích như sau:

  • COA giúp sản phẩm được xác nhận đã qua thí nghiệm phân tích và có kết quả cụ thể chi tiết,từ đó giúp người mua hàng hóa có thể kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm thông qua bảng phân tích hóa lý.
  • COA giúp tăng độ tin cậy thông qua kết quả xét nghiệm, giúp người mua và sử dụng hàng hóa yên tâm hơn.
  • Trong tờ khai nhập khẩu, COA được dùng để xác định mã hàng hóa, để áp dụng mã thuế một cách chính xác mà không gây ra những sự nhầm lẫn hay sai sót trong quá trình xử lý công việc.
  • Dựa vào COA những sản phẩm lần đầu có mặt trên thị trường sẽ được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đối chiếu xem sản phẩm có đạt tiêu chuẩn lưu hành hay không. Đồng thời hạn chế, kiểm soát tối đa những sản phẩm hàng hóa không đủ tiêu chuẩn bị lọt ra ngoài thị trường. 
  • Đối với mối quan hệ giữa người bán và người mua, lúc này COA là gì? Nó được coi là một yếu tố quan trọng trong kết quả thỏa thuận giữa họ, giúp cuộc trao đổi của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. 
  • Ngoài ra, COA còn giúp người tiêu dùng biết được trong sản phẩm mình đang sử dụng có chứa những thành phần nào tốt, thành phần nào nên hạn chế sử dụng.

COA giúp tăng độ tin cậy sản phẩm giữa người bán và người mua

>>> THAM KHẢO NGAYCO CQ là gì? Cách kiểm tra CO CQ từ cơ quan có thẩm quyền

Nội dung trên COA

Trên một giấy chứng nhận phân tích COA Certificate Of Analysis hiển thị một số nội dung cơ bản sau đây:

  • Ngày hết hạn sử dụng sản phẩm.
  • Ngày thử lại sản phẩm.
  • Độ tinh khiết của dung dịch.
  • Nồng độ của dung dịch
  • Tuyên bố về sai số
  • Phân tích nồng độ
  • Chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ
  • Giải pháp thử nghiệm tiêu chuẩn
  • Đặc điểm vật liệu và yếu tố độ tinh khiết
  • Sắc ký độ tinh khiết
  • Nhận biết

Những nội dung có trên COA

Quy định cơ bản về COA

Những quy định cơ bản của COA là gì? Nó sẽ được biểu hiện chi tiết qua những thông tin dưới đây:

  • Một COA Certificate Of Analysis hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập và được phép cấp giấy chứng nhận ISO 17025.
  • Việc phân tích thành phần có thể được thực hiện tại nhà máy hoặc kho hàng cua nhà xuất khẩu, thậm chí tại nơi sản phẩm được vân chuyển quốc tế. 
  • Quá trình phân tích thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hóa được bán ra.

Nguyên tắc phân tích phải đảm bảo theo đúng quy trình sau:

LẤY MẪU => QUẢN LÝ MẪU => KIỂM TRA => BÁO CÁO => LƯU GIỮ HỒ SƠ

Quy trình lấy mẫu sản phẩm đạt chuẩn

  • Bước 1: Tiến hành lấy mẫu đại diện trong tổng các mẫu cần phân tích.
  • Bước 2: Quản lý mẫu để đảm bảo mẫu được nguyên vẹn, không bị thay đổi bởi các yếu tố bên ngoài. Đây là bước quan trọng trong quá trình phân tích chất lượng sản phẩm.
  • Bước 3: Tiến hành kiểm tra các thành phần có trong mẫu, người kiểm nghiệm cần phải giám sát chất lượng của kết quả kiểm tra.
  • Bước 4: Báo cáo kết quả kiểm tra phân tích.
  • Bước 5: Lưu trữ hồ sơ đảm bảo tính an toàn, nguyên vẹ của hồ sơ.

 

 MSDS là gì?

Cấp giấy chứng nhận COA tại Việt Nam?

Để được cấp giấy chứng nhận COA các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp có thể mang mẫu sản phẩm của mình đến kiểm nghiệm tại các trung tâm có thẩm quyền, ví dụ như:

  • Viện Y tế cộng đồng
  • Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thủy Cùng 4
  • Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol
  • Viện dinh dưỡng
  • v.v.v.v..

Bạn chỉ cần lựa chọn những địa chỉ uy tín và được nhà nước quy trách nhiệm cho việc cấp giấy chứng nhận COA là được.

Cấp giấy COA certificate of analysis tại Việt Nam

Các sản phẩm yêu cầu cần có COA là gì?

Hầu hết các sản phẩm khi sản xuất muốn xuất khẩu đều phải có giấy phân tích COA, một số sản phẩm cơ bản có thể liệt kê như sau:

  • Tất cả những loại thực phẩm cung cấp cho con người.
  • Các loại gia vị sử dụng trong nấu ăn hàng ngày.
  • Những loại hóa chất công nghiệp, hóa chất cơ bản,... 
  • Các mặt hàng mỹ phẩm như kem dưỡng da, kem chống nắng, son môi
  • Dược phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh
  • Thành phẩm từ thực vật như trái cây, đậu, gạo,...
  • .v....v...Cùng với rất nhiều mật hàng tiêu thụ xuất khẩu trong và ngoài nước khác. 

Đồ thực phẩm nhập khẩu cần có COA

Khi sử dụng một sản phẩm, để lấy được giấy chứng nhận phân tích sản phẩm đó bạn có thể truy cập website của thương hiệu đã mua, nhập mã có trên sản phẩm.

Ví dụ: Để lấy được COA của hãng Merck bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Truy cập website hãng Merck 
  • Bước 2: Tại giao diện trang chủ của website, điền thông tin vào ô "số danh mục sản phẩm" và "số lô" thông tin được lấy từ sản phẩm mà bạn cần kiểm tra.
  • Bước 3: Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, click chuột vào ô "Tìm COA ngay". Lúc này, thông tin về COA sẽ hiện ra. 
  • Bước 4: Tải dile COA của dạng phẩm về.

Mẫu COA mới nhất 2021

Hầu hết các mẫu COA rất ít thay đổi, VietChem giới thiệu cho quý bạn đọc một số mẫu COA cho quý bạn đọc tham khảo:

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi vè COA là gì? Certificate of analysis là gì? cũng như những vấn đề liên quan đến COA sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại giấy chứng nhận này. Truy cập website hoachat.com.vn để tham khảo thêm những bài viết hữu ích khác.

COA là cụm từ quen thuộc khi công bố chất lượng sản phẩm kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy COA là gì? Vì sao cần đến giấy chứng nhận phân tích COA? Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ nhất về COA.

Xem thêm: Node js là gì?

Khái niệm COA là gì?

COA từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Certificate Of Analysis, có nghĩa tiếng Việt là có nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. COA được định nghĩa là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng các thông số nhất định hay không, có đảm bảo chất lượng hay không.

Khái niệm COA

Đây là loại tài liệu về thành phần và thuộc tính của sản phẩm do bên bán sản phẩm cung cấp. Các thông số được nhắc đến trong bảng phân tích COA chủ yếu là tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ chua… của sản phẩm.

Ngoài cũng có thể có nhiều nghĩa khác như:

Canadian Osteopathic Association: Hiệp hội nắn xương Canada

Certificate of authenticity: Chứng chỉ xác thực

Change of address: Thay đổi địa chỉ

Trong bài viết này chúng ta làm rõ COA với khái niệm là giấy chứng nhận phân tích.

Vì sao cần đến giấy chứng nhận phân tích COA

Trên thực tế khi doanh nghiệp sản xuất không có phòng thí nghiệm mà khách hàng lại yêu cầu công khai thông số, kết quả sản phẩm thì lúc này rất cần đến COA, đó được coi là kết quả thỏa thuận giữa người bán và người mua, vì:

– COA là tài liệu xác nhận sản phẩm đã qua kiểm nghiệm và đạt yêu cầu. Giúp người mua, nhập vào hiểu rõ được thành phần và chất lượng của sản phẩm thông qua COA.

Vì sao cần đến giấy chứng nhận phân tích COA

– Nhờ có COA mà bên cung cấp sản phẩm cũng có uy tín hơn và bên nhập sản phẩm an tâm lựa chọn

– Đáp ứng yêu cầu của hải quan nước nhập khẩu theo quy định của chính phủ nhập khẩu.

– COA còn dùng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu để áp dụng mã thuế chính xác, tránh bị sai lệch.

–COA là căn cứ để cơ quan quản lý sẽ kiểm tra, đối chiếu sản phẩm lần đầu nhập khẩu có đạt tiêu chuẩn lưu hành hay không

– Nhờ vào COA người tiêu dùng có căn cứ lựa chọn mặt hàng cho mình và an tâm sử dụng

Những quy định cơ bản và nội dung cần có của COA

Quy định về COA

– Để đảm bảo đủ điều kiện kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận phân tích COA thì trung tâm đó phải là trung tâm kiểm nghiệm độc lập, phòng thí nghiệm phải đạt chuẩn ISO 17025 do bên nhập khẩu hoặc bên xuất khẩu chỉ định, hoặc tại phòng thí nghiệm của nước xuất khẩu.

Quy định về COA

– Quá trình phân tích sản phẩm có thể được thực hiện tại nhà máy hoặc tại kho hàng của nhà xuất khẩu, hoặc cũng có thể tại nơi sản phẩm được vận chuyển quốc tế.

– Nguyên tắc của việc phân tích sản phẩm phải đảm bảo tuân theo quy trình sau: Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm -> Quản lý mẫu -> Kiểm tra -> Báo cáo kết quả của việc kiểm tra -> Kiểm tra. Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm là 7 ngày.

Nội dung của COA, bao gồm:

– Thông tin ngày hết hạn, ngày thử lại:

Ngày hết hạn: Ngày hết hạn sử dụng của sản phẩm.

Ngày thử lại: Là ngày mang sản phẩm đó đi phân tích lại nhằm đánh giá chất lượng của sản phẩm trong quá trình lưu trữ.

– Thông tin về Nồng độ và sai số, hệ số bao phủ…: Bảng COA cung cấp cụ thể các tiêu chuẩn được sử dụng để tăng giá trị giám sát.

– Độ tinh khiết của dung dịch: Xác minh độ tinh khiết tuyệt đối của dung dịch được cấp.

– Xác minh quá trình phân tích nồng độ: Bằng cách so sánh nồng độ khối lượng cần xác minh phân tích với nồng độ đã được chuẩn bị độc lập.

– Chứng nhận nguồn gốc: Việc sản xuất tiêu chuẩn phải được nhà sản xuất và nhà cung cấp ghi chép đầy đủ, chính xác nhằm cung cấp cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

– Cách thức thử nghiệm tiêu chuẩn…

Các sản phẩm cần có COA

Giấy chứng nhận phân tích COA chủ yếu trình bày các thông tin có tính hóa lý cao của sản phẩm. Vì vậy những sản phẩm cần giấy COA là nhóm những sản phẩm có đặc tính lý hóa trong đo, gồm:

Các sản phẩm cần có COA
  • Các loại rượu như Brandy, Whisky, Rhum, Chivas, Hennessy…
  • Các loại gia vị hàng ngày như quế, hoa hồi, tiêu, oliu, bột nghệ, ớt…
  • Các loại phụ gia như tinh dầu, tinh bột lúa mì, phụ gia tạo màu…
  • Sản phẩm từ động vật như thịt, sữa, hải sản…
  • Sản phẩm từ thực vật như trái cây, đậu, gạo…
  • Sản phẩm Mỹ phẩm như kem dưỡng da, kem chống nắng, son
  • Dược phẩm như thực phẩm chức năng, thuốc trị bệnh…

Những đơn vị cấp giấy chứng nhận COA ở Việt Nam

Ở Việt Nam những đơn vị sau có đủ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phân tích COA:

Viện Y tế cộng đồng.

Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thủy Cùng 4.

Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH MTV Khoa học công nghệ Hoàn Vũ.

Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol.

Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH EUROFINS Sắc Ký Hải Đăng

Các trung tâm kiểm nghiệm độc lập đạt chuẩn ISO 17025 được nhà nước quy định trách nhiệm về việc cấp giấy COA.

Sau khi nhận được mẫu gửi, cơ quan kiểm định sẽ tiến hành việc kiểm tra, lập COA báo cáo kết quả kiểm định và gửi trả lại cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Literature review là gì?

Video liên quan

Chủ Đề