Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nông sản năm 2024

Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị.

Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ gồm: 01 bản chính Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 01 bản chụp Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác; 01 bản chụp quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần [nếu có]; 01 bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ nêu trên đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.

Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu [nếu có], chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa [nếu có] và xử lý như sau:

Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì chấp nhận xuất xứ hàng hóa;

Trường hợp Chi cục Hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC;

Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau: Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định;

Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa [nếu có]; Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư; quy trình sản xuất..

Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.

Ưu đãi thuế quan xuất nhập khẩu là loại thuế mà doanh nghiệp xuất, nhập khẩu sang Trung Quốc đều muốn được áp dụng để được miễn thuế hoặc giảm thuế. Vậy để được ưu đãi thuế xuất nhập khẩu cần phải xin C/O form E để được áp dụng mức thuế này. Vậy C/O form E là gì và thủ tục xin C/O form E cần những loại giấy tờ nào? Bạn có thể tham khảo bên dưới nhé:

1. C/O form E là gì?

C/O form E là chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc theo hiệp đinh khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc [ACFTA] nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.

2. Tại sao phải xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O form E cho nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc?

Mục đích của C/O form E là để xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, để xem lô hàng đó có được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt không. Mức thuế nhập khẩu căn cứ về HS code, mỗi hàng hóa cụ thể sẽ có HS code riêng biệt. Khi doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc có C/O form E thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu.

3. Thủ tục xin cấp C/O form E?

Cách 1: Xin cấp C/O form E tại Bộ Công thương.

Hồ sơ xin cấp C/O form E gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp C/O.
  • Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu
  • Commercial Invoice/ Packing list
  • Bảng giải trình Quy trình sản xuất [đối với doanh nghiệp lần đầu xin C/O]
  • Bill of Lading

Cách 2: Xin cấp C/O form E trên ECOSSY

  • Doanh nghiệp khai báo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chừng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công thương tại địa chỉ //ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O.
  • Doanh nghiệp đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại địa chỉ //ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị C/O tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O nơi doanh nghiệp đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến tổ chức cấp C/O nơi doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ Thương nhân.
  • Tổ chức cấp C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có lợp lệ hay không và thông báo cho doanh nghiệp.
  • Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và người có thẩm quyền ký cấp C/O.
  • Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O kỳ cấp C/O.
  • Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu và trả C/O cho doanh nghiệp

4. Những lưu ý khi xin cấp C/O form E?

Đơn đề nghị cấp C/O và C/O tiến hành kiểm tra từng trường hợp đề nghị cấp C/O để đảm bảo rằng:

  • Đơn đề nghị cấp C/O và C/O form E được khai đầy đủ theo quy định tại mặt sau C/O form E và được ký kết bởi người có thẩm quyền.
  • Xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư 12/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương.
  • Các thông tin khác trên C/O form E phù hợp với chứng từ kèm theo.
  • Mô tả hàng hóa, số lượng và trọng lượng hàng hóa, ký hiệu và số kiện hàng, số kiện và loại kiện hàng được kê khai phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.

Nhiều mặt hàng có thể được khai trên cùng một C/O form E, phù hợp với quy định và pháp luật Nước thành viên nhập khẩu với điều kiện từng mặt hàng phải đáp ứng quy định về xuất xứ đối với mặt hàng đó

Chủ Đề