Chuối sứ bao lâu chín

Cây chuối mốc [chuối sứ] là một loại chuối địa phương vùng Nam Trung Bộ, loại chuối này có thể trồng trên nhiều địa hình khác nhau: đồi núi, đồng bằng, vườn nhà... với quy mô hộ gia đình hoặc trang trai và được trồng quanh năm. Đặc biệt, khu vực đồi núi nằm ở phía Tây duyên hải Nam Trung Bộ có độ cao từ 200-600m so với mặt nước biển, do ảnh hưởng điều kiện địa hình và là vùng giao thoa giữa Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nên đặc điểm khí hậu ở vùng này có phần khác hơn so với cả vùng, cụ thể: Nhiệt độ trung bình năm từ 24-250C thấp hơn so với cả vùng từ 1-20C, lượng mưa trung bình qua nhiều năm từ 1.800-2.000mm/năm [tương đương với lượng mưa trung bình tháng từ 150-170mm/tháng], lượng mưa từ tháng 4 đã đạt khoảng 50mm/tháng và từ tháng 5 đến tháng 12 lượng mưa luôn đạt trên 100mm/tháng. Với điều kiện nhiệt độ, lượng mưa và phân bố lượng mưa giữa các tháng trong năm như vậy nên khu vực đồi núi này phù hợp cho cây chuối sinh trưởng và phát triển.

Chính vì vậy, trong tổng số trên dưới 13.000ha chuối của vùng thì diện tích chuối ở khu vực này chiếm trên 70%. Ngoài ra, do đặc điểm sinh vật học của cây chuối mốc có khả năng chịu hạn tốt và sinh trưởng khỏe, bên cạnh đó phong tục tập quán của người dân vùng duyên hải Nam Trung Bộ [sử dụng chuối mốc trong việc thờ cúng] nên trên 905 diện tích chuối ở khu vực đồi núi vùng duyên hải Nam Trung Bộ đều sử dụng giống chuối mốc để gây trồng.

I. Điều kiện ngoại cảnh

1. Nhiệt độ thích hợp: 25-350C.

2. Ánh sáng:  trên 2.000lux

3. Ẩm độ: 50-90%

II. Chuẩn bị trồng

1. Đất trồng

- Đất đồi, nương rẫy, đất phù sa... thích hợp nhất là đất có nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước.

- Đất có pH thích hợp từ 5-7.

2. Hố trồng

- Hố trồng có kích thước 40x40x40cm, trộn lớp đất mặt với 5-7kg phân hữu cơ + 0,5kg lân + 10g Furadan 3H.

- Riêng đối với trường hợp 2 cây/hố thì kích thước hố là 80x80x40cm, lượng phân bón sẽ tăng gấp đôi.

3. Cây giống

- Cây con tách từ cây mẹ: cao 0,6-1m, có 3-5 lá và cây không bị sâu bệnh.

- Cây chuối cấy mô: cao khoảng 40-50cm, có từ 3 -5 lá.

4. Thời vụ trồng

- Trồng quanh năm.

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Mật độ trồng

- Trồng 1 cây/hố: 2x2,5m

- Trồng 2 cây/hố: trồng mật độ 3,5x3m và khoảng cách giữa 2 cây trong hố 0,5-0,6m

2. Cách trồng

- Trồng theo hình chữ nhật hoặc nanh sấu. Đặt cây con thấp hơn hố trồng từ 10-15cm, sau đó lấp đất đầy hố trồng.

- Nếu trồng vào mùa nắng dùng rơm rạ phủ gốc để giữ ẩm cho cây.

3. Tưới nước

- Mùa nắng ở giaid doạn cây con cần tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần.

- Mùa mwqa cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh ngập úng vườn.

4. Bón phân

- Bón lót: sau khi thu hoạc cần bón bổ sung 5-7kg phân hữu cơ + 0,5kg lân

- Bón thúc: 300g ure + 300g kali/cây/vụ. Lượng phân này chia ra bón trong 6 lần.

+ 10-20 ngày sau khi trồng 10g ure /cây

+ 30 ngày sau khi trồng 10g ure + 10g kali/cây

+ 60 ngày sau khi trồng 40g ure + 40g kali/cây

+ 120 ngày sau khi trồng 90g ure + 70g kali/cây

+ 180 ngày sau khi trồng 100g ure + 70g kali/hố

+ Trước khi trổ buồng [khi cây ra lá non] 50g ure + 100g kali/hố

5. Chăm sóc

- Tỉa chồi: thường xuyên tỉa chồi, chỉ giữ 2 chồi/cây và tuổi chồi cách nhau 4 tháng

- Bẻ bắp và chống quày: sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp. Dùng cây chống quày tránh đổ ngã

- Thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng

- Đốn bỏ cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, sâu bệnh, bẹ khô và chuyển ra khỏi vườn

6. Phòng trị sâu bệnh hại

- Sùng đục: dùng Furadan hay Basudin rải trên cổ gốc chuối, hoặc dùng bả mồi là những khúc thân chuối bổ đôi úp quanh gốc để bắt thành trùng như sùng đục củ.

- Sâu đục lá: phun Polytrin, Dimecron, Decis.

- Bù lạch: phun thuốc Decis hoặc Sherpa ở giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ.

- Tuyến trùng hại rễ: rải Basudin hay Furadan vào hố trồng.

- Bệnh đốm lá: phun Bordeaux hay Benomyl.

- Bệnh héo rũ Pnama: tiêu hủy cây bệnh, khử đất đối với vôi hoặc Bordeaux.

- Bệnh chùn đọt: loại bỏ cây bệnh khỏi vườn.

Nguồn: Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây chuối

Chuối sứ là loại trái cây ngon, sạch có vị ngọt tự nhiên và có nhiều chất dinh dưỡng. Chính vì hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời mà nó rất được ưa chuộng. Không những thế, chuối sứ còn có khả năng chữa bệnh nữa nên nó càng được yêu thích.

Nhờ những công dụng tuyệt vời đó mà chuối sứ ngày càng trở nên phổ biến hơn, người dân cũng căn cứ vào đó mà thu được lợi nhuận cao.

Nếu muốn trồng chuối sứ cho năng suất cao thì bạn cần chuẩn bị những điều cần thiết dưới đây để có được vụ mùa bội thu. 

Chuối sứ là gì? Tìm hiểu về chuối sứ

Chuối sứ hay còn được gọi là chuối mốc là loại cây đặc trưng và có ở những tỉnh miền Nam Trung Bộ. Nhưng hiện nay thì chuối sứ đã được trồng ở nhiều nơi khác nhau trên nhiều địa hình khác nhau như vườn nhà, đồng bằng hay miền núi.

Chuối sứ đang được nhiều người ưa chuộng

Loại chuối này được trồng quanh năm theo quy mô nhỏ hay lớn tùy điều kiện người trồng. Với những khu vực miền núi vùng duyên hải Nam Trung Bộ, địa hình cao trên 200m so với mực nước biển, khí hậu lại giao thoa giữa Tuyên Nguyên và Nam Trung Bộ nên nó cũng ảnh hưởng đến việc trồng chuối. 

Cụ thể nhiệt độ dao động từ 24 đến 25 độ C thấp hơn của cả vùng từ 1 đến 2 độ trong khi mưa lại nhiều, mỗi tháng từ 150mm đến 170mm. Ngoài tháng 4 lượng mưa hơi ít chừng 50mm ra thì các tháng còn lại đều trên 100mm. Chính vì điều kiện như thế nên khu vực đồi núi này cực kỳ thích hợp để trồng cây. 

Do đó vùng Nam Trung Bộ có 13000 ha trồng chuối thì khu vực này đã chiếm tới 70% rồi. Hơn nữa loại cây này sinh trưởng tốt dù cho có khô hạn, cùng với việc văn hóa của người dân nơi đây hay dùng chuối thờ cúng nên hện nay chuối được gây trồng ở nơi này rất nhiều.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc chuối sứ đúng cách

Hướng dẫn trồng chuối sứ

Điều kiện bên ngoài

Nhiệt độ tốt nhất để cây phát triển là từ 25 đến 30 độ C. Ánh sáng cần thiết phải đảm bảo trên 2000 lux. Độ ẩm cho đất cần duy trì từ 50 đến 90%.

Chuẩn bị đất trồng và hố trồng

Cây chuối khá dễ trồng, hầu như đất nào cũng trồng được nhưng tốt nhất vẫn là đất phù sa với tầng mặt dày, nhiều chất dinh dưỡng, mùn, xốp, dễ thoát nước nhưng phải đảm bảo giữ được ẩm. Còn các loại đất ít dinh dưỡng, ít chất mùn và đã canh tác thì dù bạn tưới nước bón phân nhiều thế nào thì kết quả cây vẫn kém hơn. 

Đối với đất trồng chuối thì đất mặt không nên quá 75cm như vậy rễ mới phát triển tốt. Cùng với đó độ sét cũng như khả năng trao đổi cation cần ở mức khá. Độ pH của đất phải đảm bảo từ 5 đến 7 để cây phát triển bình thường. Nếu vượt quá ngưỡng này thì cây cũng phát triển nhưng kém hơn và chất lượng quả không cao nữa. 

Mật độ trồng chuối sứ

Trước khi trồng cần đào hố kích thước dài ngang sâu mỗi bề 40cm. Sau đó trộn đất mặt cùng với 7 cân phần hữu cơ, nửa cân lân và 10g Furanda 3H là được. Nếu 1 hố trồng hai cây thì cần đảm bảo chiều dài và rộng là 80cm còn chiều sau 40cm là được, lượng phân đương nhiên là tăng gấp đôi lên. 

Khí hậu

Điều kiện tốt nhất để chuối phát triển tối đa là cây sống ở nơi vừa ấm vừa ẩm, lượng mưa đều quanh năm. Nhiệt độ cần đảm bảo như trên đã nói. Nếu mưa ít thì cần đảm bảo lượng nước tưới cho cây 1 tháng phải là 100mm. Những vùng đất hay hạn hán hoặc ngập lụt thì không nên trồng. Còn tốt nhất nếu được thì lượng mưa mỗi tháng trung bình từ 200 đến 220 mm là tốt nhất. 

Bản thân cây chuối là cây thân thảo, không chịu được gió mạnh, cho nên những nơi hay có gió to, bão thì cũng không nên trồng. 

Mùa vụ trồng chuối sẽ căn cứ theo từng mùa, nhưng để đảm bảo cây tốt nhất thì trồng chuối trước mùa khô, hoặc cân đối để có thể thu trái trước khi bão gió. 

Cây giống và thời vụ trồng chuối sứ tốt nhất

 Nếu tách cây con từ cây mẹ thì cần đảm bảo cây con phải có từ 60 đến 100cm, đã có 3 đến 5 lá chính và khỏe mạnh, không sâu bệnh. 

Nếu cấy mô thì chỉ cần cao chừng nửa mét nhưng vẫn đảm bảo đã có 3 đến  lá chính. 

Trồng chuối có thể trồng quanh năm ở những nơi điều kiện tốt. Tuy vậy cũng có thể vào những lưu ý về mùa vụ cũng như thời tiết sao cho cây phát triển tốt nhất cũng như tránh được bão gió khi thu hoạch. 

Mật độ trồng cây và cách trồng cây đúng kỹ thuật

Mỗi hố cần đảm bảo diện tích 2×2.5m và chỉ nên trồng 1 cây 1 hố. Nếu trồng 2 cây một hố thì hố nên đào diện tích 3×3,5m và mỗi cây trong hố cách nhau tối thiểu nửa mét.

Chuối khi trồng có thể trồng hình nanh sấu hay hình chữ nhật ều được. Khi đặt cây con xuống hố thì chỉ nên đặt thấp hơn 15cm rồi lấp đất và trồng thôi. Nếu trồng vào mùa nắng nóng thì dùng cỏ hoặc rơm rả phủ gốc để không mất độ ẩm cho cây.

Dinh dưỡng tiêu chuẩn

– Trong những bộ phận non của cây có chứa nhiều đạm. hơn nữa nguyên tố này cũng ảnh hưởng nhiều đến việc cho hoa cái hay phân hóa mầm hoa. Khi hàm lượng đạm không đủ tự ắt lá cây sẽ mỏng, lá ra chậm, không đều, có qua quả nhưng buồng ít nải mà nải cũng không nhiều quả.

Chỉ cần lượng đạm đủ thì tốc độ ra quả đã sớm hơn từ 1 đến 2 tháng rồi và năng suất có thể tăng thêm 20% nữa. Nhưng nếu quá nhiều đạm thì mặc dù lá cây rất đẹp, quả nhiều nước nhưng lại nhạt và cây hay bị bệnh. 

– Nguyên tố kali có nhiều ở vỏ quả, thân mầm hay thân giả, tập trung chủ yếu ở các đỉnh phát triển. Nguyên tố này quyết định chất và lượng của cây. Nếu thiếu kali cây yếu, dễ đổ, hay bị bệnh, lá hay bị cháy ở mép. Kali đủ quả đương nhiên đạt tiêu chuẩn tốt nhất, vừa to, vừa ngọt lại không bị bệnh. Còn thừa kali dù nhiều quả nhưng lại mau chín và bảo quản rất khó. 

Mặc dù lân không ảnh hưởng rõ ràng tới chuối nhưng nếu đủ lân thì lá cứng cáp, hạn chế nấm bệnh cũng như tăng sức đề kháng cho rễ. Lượng canxi cũng tương tự. Nếu thiếu lá sẽ vàng có đốm, cây không chịu bệnh được. 

Chăm sóc cây chuối sứ mau lớn và cho sai quả

Tưới nước cho cây

Nếu trồng cây con vào mùa nắng thì ngày cần tưới cho cây 2 lượt sáng và chiều mát. Cây trưởng thành thì chỉ cần tưới 2 lần 1 tuần là được. 

– Vào mùa mưa cần chú ý các biện pháp thoát nước, khơi thông dòng chảy để tránh ngập úng dẫn đến thối rễ cây. 

Bón phân cho chuối

Sau khi thu hoạch cần tiến hành bón lót cho cây. Mỗi lần cần nửa cân lân và khoảng 5 đến 7 cân phân hữu cơ đã hoai mục. 

– Bọn thúc sẽ chia làm 6 đợt. Lượng phân là 3 lạng ure, 3 lạng kali cho mỗi cây trong 1 vụ. Lượng phân này chia đều cho các lần bón. 

+ Sau khi trồng từ 10 đến 20 ngày bón thúc lần 1 là 10g ure cho mỗi cây. Sau 1 tháng khi trồng thì bón kali và ure mỗi thứ 10g cho mỗi cây. Sau đó 1 tháng bón mỗi cây 40g ure và 40g kali. 4 tháng sau trồng thì bón 90g ure và 70g kali. 6 tháng sau trồng thì bón 1 lạng ure và 70g kali cho mỗi cây. Trước khi cây trổ buồng thì mỗi hốc bón 50g ure và 100g kali là được. 

Các kỹ thuật chăm sóc khác

– Lượng chồi trên cây chỉ nên giữ khoảng 2 chồi 1 cây là được. Mỗi chồi hơn kém nhau 4 tháng là đẹp. 

– Khi thấy cây đã ra từ 1 đến 2 buồn trung tính thì bạn tiến hành bẻ bắp cho cây. Đồng thời chống đỡ để cây không bị đổ ngã.

– Kiểm tra cây thường xuyên để loại bỏ các lá úa vàng. 

– Cây mẹ đã thu buồng xong thì chặt bỏ và đào lấy củ, các lá khô và bẹ khô cần được loại bỏ sau đó nhẹ nhàng chuyển ra khỏi vườn. 

Ngừa sâu bệnh cho cây

Nếu là sùng đục thì có thể dùng Basudin hoặc Furanda để tiêu diệt. Rải thuốc trên phần cổ gốc chuối lồi trên mặt đất. Cũng có thể dùng bả bằng cách bổ đôi thân chuối khác rồi bôi thuốc và úp vào gốc cây để tránh nó hại củ. 

– Nếu là sâu đục là thì dùng Polytrin hoặc Decis hoặc Dimecron để phun cho cây. Bù lạch cũng có thể dùng Decis hoặc Sherpa nhưng cần dùng khi cây mới trổ trái hoặc trái còn non sẽ mang hiệu quả cao. Đối với bệnh tuyến trùng hại rễ thì dùng Furan da hoặc Basudin rải quanh gốc cây là được. 

– Nếu cây xuất hiện bệnh đốm là thì dùng Bordeaux hoặc là Benomyl để phun cho cây. Bệnh chùn đọt thì dứt khoát loại cây ra khỏi vườn. Đối với bệnh hẽo rũ cũng làm tương tự và khử đất bằng vôi hoặc Bordeaux để tránh lây lan. 

Có nên ăn nhiều chuối sứ không? Tác dụng của chuối sứ là gì?

Giảm béo hiệu quả

Trong chuối và các loại hoa quả hầu như hàm lượng chất xơ của nó tương đối cao. Chưa kể trong chuối cũng có tinh bột nhưng tinh bột này có lợi cho bạn, không tích tụ trong cơ thể để tạo mỡ, nhưng vẫn khiến bạn có cảm giác no.

Chính vì thế khi ăn chuối cảm giác thèm ăn của bạn cũng không có nữa. Nhờ đó mà việc giảm cân của bạn dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Giảm tình trạng ợ nóng hay chướng bụng

Theo nghiên cứu trong chuối sứ có chất chống lại các chất axit tự nhiên. Các chất axit tự nhiên này chính là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, ợ chua hay ợ nóng.

Nhờ có các chất trong chuối mà chỉ cần 1 đến 2 quả nó sẽ từ từ giảm đi tình trạng khó chịu nơi dạ dày. Thật tuyệt vời đúng không nào?

Tốt cho mẹ bầu

Trong chuối có rất nhiều vitamin, các khoáng chất không chỉ tốt cho mẹ trong thời gian mang thai mà còn cả em bé nữa. Đặc biệt hàm lượng canxi, magie, kẽm,.. sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. So với các loại thực phẩm khác thì rõ ràng chuối có lợi hơn rất nhiều, vừa sạch lại vừa nhiều chất dinh dưỡng. 

Đặc biệt trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất dễ mắc ệnh trầm cảm. Đây là căn bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé khiến ai cũng lo lắng. Hậu quả nó mang lại vô cùng nghiêm trọng.

Ngoài việc luôn giữ tinh thần vui vẻ, tâm trạng thoải mái, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thì bạn có thể ăn 1 đến 2 trái chuối mỗi ngày. Chuối sẽ giúp tâm trạng mẹ tốt hơn, giảm thiểu cảm giác lo lắng. 

Làm đẹp da

Chuối được xem là loại mặt nạ cấp ẩm tự nhiên vô cùng tốt cho da. Nó sẽ giúp làn da của bạn căng bóng, mịn đến bất ngờ, đồng thời còn làm da sáng hồn và giảm thiểu nếp nhăn cũng như các đốm tàn nhang do tác động của môi trường nữa.

Không chỉ có thịt quả mà ngay cả đến vỏ chuối cũng được tận dụng để trị mụn hay các bệnh ngoài da khác như vảy nến, nấm,… Cùng với đó người ta còn có thể dùng chuối để làm mặt nạ chăm sóc tóc mỗi ngày để giúp tóc bóng mượt và giảm xơ rối hiệu quả. 

Giảm khả năng bị bệnh trĩ

Rất nhiều người lựa chọn chuối sứ sử dụng mỗi ngày để phòng cũng như cải thiện tình trạng bệnh trĩ. Nhưng dù có tốt thế nào thì bạn cũng cần sử dụng chúng một cách hợp lý và theo khoa học để ngăn ngừa tác dụng phụ xảy ra. 

Nguyên nhân hàng đầu gây ra trĩ chính là do tình trạng táo bón kéo dài. Mà chuối sứ chính là khắc tính của táo bón đấy. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra được trong chuối sứ có chất làm tăng khả năng co bóp của đường ruột, cải thn tiình trạng táo bón hiệu quả. Hơn nữa, các chất này còn giúp thực phẩm khi ở trong ruột sẽ tiêu hóa tốt hơn. Nhờ vậy mà không còn tình trạng táo bón cũng như ngừa được bệnh trĩ.

Công dụng của chuối sứ đượng nhiên là còn rất nhiều nhưng hãy chú ý vì chuối rất nhiều đường có thể gây đầy bụng và  sâu răng nếu ăn quá nhiều cùng một lúc. Tốt nhất 1 ngày chỉ nên dùng 1 đến 2 quả là được rồi.  [nguồn : higlumcom]

Kết luận

Chuối nói chung và chuối sứ nói riêng đều có những công dụng tuyệt vời như trên. Chỉ cần bạn biết cách sử dụng nó thì hoàn toàn có thể biến nó trở thành liều thuốc tự nhiên phòng và chữa bệnh tuyệt vời rồi đấy!

Hơn nữa, cách trồng chuối sứ cũng rất đơn giản đúng không, cây lại dễ mọc và cho sai trái.Nếu mảnh vườn nhà bạn đang có một khu đất trống thì còn chờ đợi gì nữa mà không trồng vài cây nhỉ?

Vừa phủ đất tốt, vừa có thực phẩm sạch mỗi ngày lại có được không gian xanh nữa. Thậm chí bàn hoàn toàn có thể kinh doanh chuối sứ với số vốn rất nhỏ đó.

Video liên quan

Chủ Đề