Tại sao phải uống vitamin a

Bổ sung vitamin A như thế nào để đem lại hiệu quả nhất khi vitamin A có nhiều chức năng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các bộ phận cơ thể con người.

Tầm quan trọng của vitamin A

Vitamin A rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các bộ phận cơ thể con người. Nó tham gia vào sự tạo ra các mô, da, võng mạc ở mắt; giúp thị giác hoạt động tốt, chống lão hóa da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị giảm sút thị lực vào buổi tối hay còn gọi là quáng gà, khô mắt đưa đến mù mắt; dễ bị bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt nhiễm khuẩn đường hô hấp, chậm lớn; gây ra các triệu chứng khô da, rụng tóc, gãy móng tay; ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của xương, làm xương mềm và mảnh hơn bình thường.

Các thực phẩm giàu vitamin A

Nhưng thừa vitamin A cũng gây nguy hại không kém, có thể đưa đến tình trạng nhiễm độc với triệu chứng tổn thương ngoài da, viêm khớp, đau bắp thịt, nôn mửa, bơ phờ, chậm chạp, phù gai thị, bong da toàn thân; chán ăn, dễ bị kích thích, ói mửa; rụng tóc; da khô và ngứa, sung huyết da; ở trẻ đôi khi còn gây ra thoái hóa xương sớm ở các sụn tiếp hợp, gây ngừng tăng trưởng, trẻ dưới 1 năm tuổi có thể bị tăng áo lực nội sọ gây thóp lồi.

Cần bổ sung vitamin A như thế nào cho hiệu quả

Vitamin A và D là 2 loại vitamin có nhiều trong gan của cá thu, cá nhám… Để tiện lợi cho người sử dụng, các công ty dược đã sản xuất thuốc viên dầu gan cá cung cấp cùng lúc vitamin A và vitamin D, thuốc viên vitamin A-D. Các bậc cha mẹ muốn cho trẻ uống bổ sung thêm vitamin A, D cần lưu ý:

Uống lượng dầu gan cá hoặc vitamin A-D tương ứng với chỉ 2.500 IU [đơn vị quốc tế] vitamin A và 400 IU vitamin D mỗi ngày. Nên uống theo từng đợt cách quãng, nghĩa là sau khi uống 3 tuần phải ngưng uống 1-2 tuần rồi mới uống tiếp [nếu muốn tiếp tục]. Nên tham khảo thầy thuốc trước khi cho trẻ uống vitamin A.

Trẻ em cần được bổ sung vitamin đúng liều lượng

Hàng ngày, nên cho trẻ ăn đầy đủ chất béo [mỡ, dầu thực vật] và cho uống thuốc ngay sau khi ăn để thuốc dễ hấp thu hơn. Không cho trẻ dùng vitamin A khi trẻ đã được cơ sở y tế cho uống vitamin A liều cao [theo chương trình “Chống mù lòa ở trẻ do thiếu vitamin A”].

Vitamin A có nhiều trong trứng, sữa, bơ, gan, thịt động vật, các loại rau, củ quả có màu đỏ, vàng hoặc xanh đậm. Đây được xem là nguồn bổ sung vitamin A rất tốt cho trẻ và sử dụng các nguồn này thì không bao giờ sợ quá liều.

Hiện nay, ngành y tế có chương trình cho trẻ uống vitamin A liều cao để chống mù lòa do thiếu vitamin A. Các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi thuốc theo lịch và nhớ đã cho trẻ uống vitamin A theo chương trình rồi thì không nên cho trẻ uống thuốc vitamin A hoặc thuốc bổ có chứa vitamin A nữa.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Vitamin A là gì?

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng tan trong dầu cần thiết cho sự phát triển thể chất và góp phần tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Vitamin A có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

  • Tăng trưởng: Tham gia vào quá trình phân chia tế bào giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển bình thường.
  • Thị giác: Vitamin A có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, đặc biệt vào ban đêm.
  • Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc mắt, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết.
  • Miễn dịch: Vitamin A tǎng cường khả nǎng miễn dịch của cơ thể, làm tăng sức đề kháng đối với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi…

Vitamin A có ở đâu?

  • Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non rất giàu vitamin A. Vì vậy trẻ bú mẹ hoàn toàn không cần bổ sung vitamin A liều cao trong vòng 6 tháng đầu đời
  • Thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, thịt, cá, trứng, sữa…
  • Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, các loại rau quả có màu xanh, vàng và đỏ đậm như rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay, rau ngót, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc…
  • Vì vitamin A tan trong dầu nên chế độ ăn đầy đủ chất béo sẽ giúp hấp thu tốt vitamin A.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu vitamin A?

  • Trẻ không được bú sữa mẹ.
  • Chế độ ăn của trẻ không cung cấp đủ vitamin A và chất béo.
  • Trẻ hay mắc các bệnh viêm hô hấp, tiêu chảy tái đi tái lại, sởi, nhiễm giun sán…
  • Trẻ suy dinh dưỡng nặng.

Làm gì để trẻ không bị thiếu vitamin A?

  • Để phòng ngừa thiếu vitamin A, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ vì sữa mẹ rất giàu vitamin A, đặc biệt là sữa non. Bà mẹ cũng cần uống vitamin A liều cao [200.000 IU] bổ sung ngay sau sanh để bảo đảm sữa mẹ có đủ vitamin A cho trẻ.
  • Chế độ ăn nên có đủ thực phẩm giàu vitamin A. Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm giàu vitamin A nên kèm với chế độ ăn có đủ chất béo trong khẩu phần để vitamin A hấp thu được dễ dàng.
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường, dự phòng nhiễm khuẩn, tẩy giun.
  • Bổ sung vitamin A liều cao. Trẻ 6 – 36 tháng tuổi đều phải được bổ sung vitamin A liều cao mỗi 6 tháng [vào ngày 1-2 tháng 6 và 1-2 tháng 12] tại các điểm uống vitamin A. Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A như trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị sởi, hoặc bệnh nhiễm trùng tái đi tái lại, tiêu chảy kéo dài… cũng cần được uống vitamin A liều cao.
  • Trẻ nhỏ từ 6 – 12 tháng tuổi: uống 100.000 đơn vị.
  • Trẻ trên 12 – 36 tháng: uống 200.000 đơn vị.
  • Trường hợp trẻ sắp được 6 tháng tuổi hay hơn 3 tuổi thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho uống.

Trẻ đang bị bệnh, vừa được chích ngừa hoặc sắp chích ngừa cũng đều có thể uống được vitamin A liều cao.

Không có tác dụng phụ nguy hiểm khi bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ. Nhiều phụ huynh thường lo lắng về tác dụng phụ khi nghe đến 2 chữ ‘liều cao’, sợ dư thừa lượng vitamin A trong cơ thể trẻ. Tuy nhiên, vitamin A liều cao hầu như không gây tác dụng phụ nguy hiểm, trừ một số triệu chứng ít gặp như nôn ói, đi ngoài phân lỏng hoặc với thóp phồng ở những trẻ dưới 1 tuổi [những phản ứng này sẽ giảm sau 1 – 2 ngày].

Tài liệu tham khảo:

  1. Hướng dẫn phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Trung tâm dinh dưỡng, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Guideline: Vitamin A supplementation for infants and children 6-59 months of age. Geneva, World Health Organization; 2011.

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Vitamin A là một trong 3 loại vi chất [iod, vitamin A, sắt] mà trẻ em Việt thường bị thiếu hụt, dẫn đến sức đề kháng kém, chậm phát triển và dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Từ năm 1996, ngày 1 – 2/6 hàng năm được chọn là “Ngày vi chất dinh dưỡng” với một chuỗi các hoạt động mang tính huy động xã hội rộng lớn, nhằm thay đổi nhận thức và thực hành của các bà mẹ, mỗi gia đình, cộng đồng về tầm quan trọng và cách phòng chống các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng.

Trong những năm qua, công tác phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chúng ta đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao….Tuy nhiên, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng công bố năm 2015 cho thấy: tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng có xu hướng giảm so với năm 2010, nhưng tốc độ giảm chậm và vẫn còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng đối với trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ về một số vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu iốt, khẩu phần canxi thấp và có sự khác biệt lớn giữa các vùng.

Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng là một cuộc chiến bền bỉ để đẩy lùi “nạn đói tiềm ẩn”, nâng cao năng lực lao động, phát triển trí tuệ, tầm vóc, chất lượng cuộc sống và nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam. Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020.

Trong chiến dịch “Ngày vi chất dinh dưỡng”, ngoài việc truyền thông những kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, thì cấp phát viên nang vitamin A liều cao cho trẻ em trong độ tuổi và phụ nữ trong 1 tháng đầu sau sinh đã thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.

Hẳn chúng ta đều biết Vitamin A giúp tăng cường thị lực cho trẻ, bảo vệ mắt, phòng tránh các bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt, loét giác mạc dẫn đến mù lòa… Tuy nhiên, vitamin A còn nhiều công dụng mà có thể nhiều bố mẹ chưa biết. Chẳng hạn như:

  • Giúp trẻ tăng trưởng bởi vitamin A đóng vai trò như 1 hormone trong điều chỉnh sự lớn và phát triển của các mô trong hệ cơ xương. Những trẻ bị thiếu Vitamin A sẽ chậm lớn, còi cọc.
  • Duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, cải thiện khả năng lành vết thương, thiếu vitamin A khiến da khô và dễ bị tổn thương; tóc giòn, dễ gãy rụng.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, biệt hóa tế bào. Thiếu Vitamin A khiến trẻ giảm sức đề kháng, dễ nhiễm trùng nặng, đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp… dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong.
  • Mới đây người ta còn phát hiện dạng tiền Vitamin A trong rau củ, trái cây có khả năng kìm hãm gốc tự do, giúp chống lão hóa, phòng một số bệnh ung thư…

Vì vậy, các bậc phụ huynh đừng bỏ lỡ cơ hội được bổ sung vitamin A cho bé nhân ngày Vi chất dinh dưỡng hàng năm.

  • Trẻ 6 –

Chủ Đề