Vì sao tiền không mua được hạnh phúc

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – ông vua của cà phê với thương hiệu Cà phê Trung Nguyên có câu nói rất nổi tiếng như này “Nhiều tiền để làm gì” nhưng “Làm gì để nhiều tiền” thì ông lại không nói. Bởi vậy nên nhiều người vẫn rất đau đầu vì tiền, khổ sở vì tiền.

Dù làm gì đi chăng nữa, tôi mong bạn hiểu rằng sức khỏe mới là điều quan trọng nhất. Đó mới là điều chúng ta nên chú trọng và chăm sóc. Tiền có nhiều đến đâu đi chăng nữa mà bạn mắc phải bệnh nan y giai đoạn cuối thì cũng chẳng chữa được, cho dù bạn có là tỉ phú của tỉ phú.
 

Sống làm sao để bớt đau đầu vì tiền. Ảnh: hellobacsi.

Có sức khỏe thì sẽ có tiền, không việc gì phải lo lắng cả. ''Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm''.

Vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta – chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng phải cũng làm nên tất cả từ hai bàn tay trắng đó sao. Một hôm, Bác bày tỏ ý định với một người bạn là muốn đi ra nước ngoài để xem cách họ làm ăn như nào rồi để về giúp đỡ đồng bào. Người bạn hỏi lại là tiền đâu để đi. Bác chỉ giơ hai bàn tay ra và nói “Đây, tiền đây”.

Bác không bận tâm đến việc có tiền trước rồi mới đi. Bác biết rằng mình có đủ tay chân, đủ sức khỏe thì chẳng sợ gì việc không có cái để ăn. Chính vì Chủ tịch Hồ Chí Minh không suy nghĩ nhiều mà chỉ hành động thôi nên chúng ta mới có được nền độc lập quý giá như ngày nay.

Bạn ơi, chúng ta là con dân của Bác, ai trong ta cũng mang sự kiên cường, ý chí chiến đấu mạnh mẽ từ Người truyền lại. Vậy hà cớ gì bạn lại lãng phí hay bỏ qua những điều tuyệt vời trong cuộc sống mà cứ đau đầu vì tiền mãi thế. 
 

Bác là người đáng để chúng ta học tập. Ảnh: baoquocte.

Nếu ai đó nói với bạn tiền có thể mua được tất cả thì hãy bảo họ đọc bài viết này. Tôi sẽ chỉ cho họ là họ đã sai rồi, đã rất sai lầm khi nghĩ như vậy. Tôi đồng ý rằng tiền là thứ quan trọng mà mỗi chúng ta đều phải có nhưng nó chắc chắn không phải là tất cả.

Thời gian, tri thức, gia đình, bạn bè, tình cảm đều là những thứ không thể nào và không bao giờ có thể dùng tiền để đổi lấy. Nếu bạn cảm thấy tiền có quyền năng làm được mọi thứ thì bạn chỉ đang nhìn thấy một phần rất nhỏ của vấn đề thôi. Những thứ dùng tiền bạc để níu kéo không thể bền lâu được.
 

Tiền không phải là tất cả. Ảnh: medium.

Tôi đã đọc được một câu nói ở đâu đó thế này “Cái gì mua được bằng tiền đều là rẻ hết, những thứ không mua được bằng tiền mới là đắt giá”. Vậy bạn muốn cuộc sống của mình được định nghĩa bằng thứ rẻ rúng hay điều đắt giá. Tất cả là nằm ở sự lựa chọn của bạn.


Tăng cường lối sống trải nghiệm thay vì lối sống vật chất

Đừng suốt ngày sống với suy nghĩ hôm nay mình phải kiếm được bao nhiêu tiền, mình có nên mua món đồ này không hay tháng này kiếm được ít hơn tháng trước rồi,… Nếu chỉ nghĩ ngợi đến chúng bạn chỉ càng thêm đau đầu mà thôi.

Thay vì bỏ tiền ra mua một chiếc túi hàng hiệu, sao bạn không đầu tư cho một chuyến du lịch nào đấy. Những trải nghiệm có được sau chuyến đi mới chính là điều khiến bạn nhớ mãi và tạo nên hạnh phúc của bạn.
 

Tăng cường lối sống trải nghiệm thay vì lối sống vật chất. Ảnh: ngaydautien.

Sức hấp dẫn từ vật chất sẽ bị hao mòn nhanh chóng qua thời gian nhưng những trải nghiệm gắn liền với thực tế sẽ cùng bạn đi suốt cuộc đời. Rồi sau này khi nhìn lại, bạn sẽ mỉm cười mãn nguyện vì bản thân đã sống mà không hề hối tiếc. Những cảnh đẹp trên thế gian này đều đã được chiêm ngưỡng đủ cả.
 

Hãy đi du lịch nhiều hơn. Ảnh: pacificcross.

Bạn không thể biết được rằng những gì bạn đang sở hữu là mơ ước của biết bao người đâu. Có mái nhà để về, có gia đình để yêu thương, có bạn bè để sẻ chia hay chỉ đơn giản là có một cơ thể lành lặn là những điều mà không phải ai cũng may mắn có được.
 


Học cách hài lòng với những gì mình đang có. Ảnh: spaciousbreath.

Bằng những tiềm năng như vậy, đáng ra bạn đã phải làm nên vài điều có ý nghĩa hơn cho cuộc sống chứ không phải là ngồi than thân trách phận sao mãi mình không giàu lên. Hãy bước ra ngoài thế giới kia, mở to đôi mắt và nhìn ngắm lại một cách nghiêm túc về mọi thứ, bạn sẽ tự tìm ra đáp án cho chính bản thân.

Con người chúng ta thường không biết quý trọng thực tại, chỉ đến khi vài điều mất đi rồi mới ngồi rơi nước mắt và hối hận. Lúc đó phải chăng đã quá muộn rồi, khóc lóc, buồn rầu có giải quyết được vấn đề gì nữa hay không. Tôi mong rằng ai trong chúng ta cũng sẽ đủ tỉnh táo và lý trí.
 

Yêu lấy chính bản thân mình nữa nhé. Ảnh: graetnewsnetwork. Bạn thân mến của tôi ơi, tiền bạc là thứ quan trọng nhưng đừng đau đầu vì tiền, đừng để nó chi phối quá nhiều, cũng đừng biến mình thành nô lệ của chúng. Chúng ta sinh ra trên cuộc đời này là để cười thật tươi và nhìn ngắm thế giới tuyệt vời này.

Hạnh Nhân

Theo Báo Thể thao Việt Nam

Tiền chi phối hầu hết mọi thứ, sức khỏe, thời gian, tri thức, địa vị, danh vọng và kiến thức. “Tiền không mua được thứ quý giá nhất của con người, nhưng không có tiền nhiều thứ của cuộc đời cũng không thể có được”. Vậy tiền có mua được hạnh phúc không? Cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết này.

Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng trên khắp thế giới, sự hài lòng về cuộc sống tăng lên theo thu nhập nhưng thu nhập không nhất thiết có liên quan chặt chẽ với cảm giác tích cực và tận hưởng cuộc sống.

Một phân tích từ nghiên cứu trong 136.000 người tại 132 quốc gia cũng cho thấy không có “đơn thuốc” đơn độc cho hạnh phúc mà nó phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm văn hoá địa phương và sự kỳ vọng.

Những dữ liệu, thu thập được tìm ra của Gallup World được xuất bản trên Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội số tháng Bảy: “Con người luôn luôn tự hỏi tiền mua được hạnh phúc không?”. Tuỳ cách định nghĩa về hạnh phúc, sự thoả mãn cuộc sống, đánh giá toàn thể cuộc sống, có mối tương quan khá chặt chẽ giữa thu nhập và hạnh phúc”.

Tuy nhiên, chuyên gia nói rằng: “Thật khó tin khi mối tương quan giữa cảm giác tích cực và tận hưởng cuộc sống nhỏ bé như thế nào”.

Trong một khảo sát, các câu hỏi với nhiều chủ đề như: Những loại tiện nghi nào con người được sở hữu và nhu cầu tâm lý có được đáp ứng? Những cảm xúc tích cựctiêu cực đã xảy ra vào ngày trước? Bạn có cảm thấy được tôn trọng? Gia đình và bạn bè có thể tin tưởng trong trường hợp khẩn cấp và cảm thấy tự do như thế nào khi lựa chọn các hoạt động hàng ngày không? Và các số liệu của các nghiên cứu có được như sau:

  • Hoa Kỳ có thu nhập cao nhất nhưng xếp thức 16 về mức độ hài lòng với cuộc sống và thứ 26 về cảm xúc tích cực.
  • Đan Mạch xếp thứ hạng cao, đứng đầu về mức độ hài lòng trong cuộc sống, thứ 7 về cảm xúc tích cực và thứ 5 về thu nhập.
  • Các quốc gia cực kỳ nghèo khó ở Châu Phi thường có điểm thấp ở nhiều hạng mục nhưng không quốc gia nào có mức độ hạnh phúc thấp nhất.
  • Israel xếp hạng cao về mức độ hài lòng trong cuộc sống [thứ 11] nhưng thấp hơn nhiều về cảm xúc tích cực.
  • Hàn Quốc là quốc gia tương đối giàu có xếp thứ 24 về thu nhập nhưng thứ 58 về cảm xúc tích cực.
  • Một vài quốc gia như Costa Rica và New Zealand hạnh phúc hơn so với mức thu nhập của họ. Costa Rica xếp thứ 41 về thu nhập nhưng thứ 4 về cảm xúc tích cực, trong khi đó New Zealand xếp thứ 22 về thu nhập nhưng đứng đầu về cảm xúc tích cực.
  • Một vài quốc gia tầm trung như Costa Rica sống hạnh phúc hơn một số quốc gia như Hàn Quốc một phần là do “chất lượng các mối quan hệ xã hội”.

Nhà nghiên cứu cho rằng: “Lòng tự trọng đối với người Mỹ quan trọng hơn hạnh phúc, trong khi đó Người Đan Mạch hạnh phúc hơn vì lòng tin giữa con người trong xã hội rất cao và tham nhũng ở mức rất thấp, thấy hài lòng với mạng lưới an toàn kinh tế hơn”.

Trong các nghiên cứu về người nghèo, các nhà nghiên cứu nhận thấy một vài người hạnh phúc một phần vì nhu cầu được đáp ứng. Một phỏng vấn những người hạnh phúc trong các khu “ổ chuột” ở Calcutta và họ tương đối hạnh phúc, mặc dù không thoả mãn với sự nghèo khó nhưng họ giàu có về gia đình và bạn bè. “Tiền tạo ra sự hạnh phúc to lớn của người nghèo nhưng để đạt được hạnh phúc của một người giàu cần nhiều tiền hơn nữa”.

Một câu chuyện được trích từ ấn bản đặc biệt của TIME “Khoa học của hạnh phúc”: “Ai nói tiền không mua được hạnh phúc là chi tiêu không đúng”. Những quảng cáo Lexus từ những năm trước đã đánh lừa dựa trên sự khôn ngoan bằng cách dán đề-can để bán một chiếc xe bắt mắt đến nỗi không ai có thể mơ đến việc dán đề-can cho nó.

Tiền mua được hạnh phúc không là thắc mắc của rất nhiều người

Chúng ta biết rằng phải có mối liên hệ nào đó giữa tiền và hạnh phúc. Vì nếu không có tiền, con người sẽ không phải tăng ca hay thậm chí làm xuyên suốt và nỗ lực tiết kiệm tiền, đầu tư sinh lãi. Có vẻ như mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc nó phức tạp hơn tưởng tượng.

Con người luôn nghĩ nếu chỉ có thêm một chút tiền, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn. Nhưng khi có được, lại không như những gì đã nghĩ. Càng kiếm được nhiều, càng muốn nhiều hơn. Càng có được nhiều, nó càng ít mang lại niềm vui. Nghịch lý đó dường như khiến các nhà kinh tế học “khổ sở”.

Dan Gilbert – Giáo sư Tâm lý học ở Đại học Harvard, tác giả của cuốn “Vấp ngã khi hạnh phúc” cho biết: “Một khi những nhu cầu cơ bản của con người được đáp ứng, nhiều tiền hơn cũng không tạo ra hạnh phúc nhiều hơn”.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc kiếm được ít hơn 20.000 đô la đến kiếm được hơn 50.000 đô la mỗi năm khiến khả năng hạnh phúc gấp đôi, còn thu nhập vượt qua 90.000 đô la khiến hạnh phúc lại rất nhỏ. Trong khi người giàu hạnh phúc hơn người nghèo, sự gia tăng đáng kể về mức sống trong 50 năm qua đã không làm cho người Mỹ hạnh phúc hơn vì:

Đánh giá quá cao mức độ vui sướng khi có nhiều hơn. Con người là những sinh vật dễ thích nghi, trải qua suốt thời kỳ băng hà, bệnh dịch, chiến tranh. Đó cũng là lý do, con người không bao giờ thoả mãn lâu dài khi vận may tìm đến. Mặc dù kiếm được nhiều tiền khiến con người hạnh phúc trong thời gian ngắn, sau đó nhanh chóng thích nghi với sự giàu có mới của mình và mọi thứ nó mang lại.

Nhiều tiền hơn cũng có thể dẫn đến căng thẳng hơn. Mức lương cao kiếm được từ công việc được trả lương cao có thể không mang lại nhiều hạnh phúc. Nhưng nó có thể mua một ngôi nhà rộng rãi ở ngoại ô. Đồng nghĩa với một quãng đường dài đến và đi từ nơi làm việc.

Bạn không ngừng so sánh mình với gia đình bên cạnh. Xu hướng so sánh bản thân với người khác cũng giống như xu hướng chán nản với những thứ mà mình có được, dường như là một đặc điểm đã ăn sâu vào con người. Không hài lòng với hiện tại có thể là lý do chính khiến Người Tiền sử chuyển ra khỏi hang động xám xịt và bắt đầu xây dựng nền văn minh mà chúng ta đang sống.

Tóm lại, tiền chi phối hầu hết mọi thứ, sức khỏe, thời gian, tri thức, địa vị, danh vọng và kiến thức. Tiền không mua được thứ quý giá nhất của con người, nhưng không có tiền nhiều thứ của cuộc đời cũng không thể có được. Do đó, tuỳ cách định nghĩa về hạnh phúc, sự thoả mãn cuộc sống mà mỗi cá nhân sẽ có một câu trả lời riêng cho vấn đề “tiền mua được hạnh phúc không”.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com, time.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề