Chuyển dạ kéo dài là bao lâu

Chuyển dạ xảy ra khi thai kỳ kết thúc, em bé được sinh ra đời, đây là khoảnh khắc tuyệt vời và vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người phụ nữ. Có những sản phụ may mắn vượt cạn nhanh chóng và dễ dàng, song với thai phụ chuyển dạ kéo dài thì quá trình sinh con trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn.

1. Thế nào là chuyển dạ kéo dài?

Chuyển dạ bình thường sẽ xảy ra sau khi thai kỳ kéo dài hơn 9 tháng, với sự xuất hiện bắt đầu là những cơn gò tử cung ngắn kéo dài từ 10 - 15 giây. Ban đầu, những cơn co thắt tử cung này chỉ xuất hiện cách quãng khoảng 10 phút 1 lần, sau đó càng gần lúc sinh thì thời gian diễn ra càng dài và khoảng cách giữa các cơn cũng ngắn hơn.

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy em bé chuẩn bị ra đời. Khi cơn co thắt tử cung này xuất hiện với tần suất trên 3 lần/10 phút cùng với triệu chứng đau bụng dữ dội báo hiệu thời điểm rặn sinh em bé đã đến. Như vậy, chuyển dạ với những cơn co thắt vùng lưng dưới và bụng là vô cùng cần thiết để em bé được đẩy ra khỏi tử cung, vào đường sinh và chào đời.

Thông thường, cơn chuyển dạ đầu tiên sẽ kéo dài từ 12 - 18 giờ tùy vào cơ địa mỗi người phụ nữ. Đến lần sinh con thứ hai trở đi, thời gian chuyển dạ chỉ còn khoảng một nửa so với lần đầu, cơn đau và co thắt cũng thường nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng may mắn trải qua thời gian chuyển dạ nhanh chóng, khi quá trình này kéo dài trên 24 giờ ở lần sinh đầu thì thai phụ đã rơi vào trường hợp chuyển dạ kéo dài.

Chuyển dạ kéo dài khi thời gian chuyển dạ ở lần đầu sinh trên 20 giờ

Không ít phụ nữ chuyển dạ bình thường ở lần sinh đầu tiên nhưng lần thứ hai, thời gian chuyển dạ kéo dài trên 14 tiếng thì cũng xếp vào nhóm chuyển dạ kéo dài. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thai nhi, bất thường trong cơn co tử cung hoặc do vùng chậu. Bác sĩ cần xác định nhanh chóng nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài này để xem xét phương án thích hợp.

Chuyển dạ càng kéo dài lâu thì thai nhi càng gặp nguy hiểm do ở quá lâu trong bụng mẹ khi mà trẻ đã sẵn sàng mọi thứ để chào đời. Sức khỏe và sự sống của thai có thể bị đe dọa nếu chuyển dạ kéo dài dẫn đến nồng độ oxy thấp, nhiễm trùng tử cung, xuất hiện chất lạ trong dịch ối hoặc nhịp tim của thai bất thường.

Khi chuyển dạ kéo dài xảy ra, bác sĩ cùng nữ hộ tá sinh đều cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của thai phụ. Trong trường hợp nguy hiểm hoặc nguy cơ biến chứng, can thiệp hỗ trợ sinh sẽ thực hiện để cứu sống trẻ và giảm đau đớn cho mẹ.

2. Tại sao mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài?

Ba nguyên nhân chính dẫn đến chuyển dạ kéo dài là do vấn đề xương chậu/âm đạo, do thai nhi hoặc do cơn gò yếu. Bác sĩ sẽ xác định nhanh chóng nguyên nhân này để có phương án xử lý thích hợp.

Xương chậu hẹp là nguyên nhân khiến chuyển dạ và sinh nở khó khăn hơn

2.1. Chuyển dạ kéo dài do vấn đề đường sinh dục hoặc xương chậu

Bất thường về khung chậu như khung chập hẹp, khung chậu giới hạn, khung chậu lệch,... hoặc các khối u ở vùng tiểu chung gây cản trở đường ra của thai như u xơ tử cung cũng có thể là nguyên nhân của chuyển dạ kéo dài.

2.2. Chuyển dạ kéo dài do thai nhi

Nguyên nhân khá thường gặp khiến mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài hoặc thậm chí không thể sinh thường là do thai nhi phát triển kích thước quá to hoặc vòng đầu quá lớn [ước từ 3.500 gram với con so và từ 4.000 gram với con dạ].

Các ngôi bất thường như ngôi ngang, ngôi mặt cằm sau, ngôi trán.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân về phía phần phụ của thai như rau bong non, vỡ ối sớm, rau tiền đạo,...

2.3. Cơn gò yếu dẫn đến chuyển dạ kéo dài

Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ, gây xóa mở cổ tử cung. Cơn gò yếu hay không tương hợp sẽ dẫn đến bất thường của xóa mở cổ tử cung.

3. Những đối tượng có nguy cơ bị chuyển dạ kéo dài

Những mẹ bầu sau có nguy cơ cao hơn bị chuyển dạ kéo dài:

3.1. Béo phì

Mẹ bầu bị béo phì thường có kích thước thai nhi lớn hơn bình thường, nhất là đi kèm với cao huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ khiến sức khỏe thể chất của mẹ yếu hơn. Béo phì cũng khiến mỡ tích tụ nhiều hơn quanh khu vực âm đạo, khả năng giãn nở kém nên quá trình chuyển dạ cũng diễn ra chậm hơn.

Thai phụ bị béo phì có nguy cơ cao bị chuyển dạ kéo dài

3.2. Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng

Không chỉ mẹ bầu béo phì mà những mẹ quá gầy, dinh dưỡng kém trong thai kỳ cũng thường có thời gian chuyển dạ lâu hơn bình thường. Hơn nữa những mẹ này cũng dễ gặp biến chứng sản khoa hơn, hãy chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cơ thể.

3.3. Mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi

Độ tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ là từ 20 - 30 tuổi, việc mang thai lần đầu khi trên 35 tuổi thường khiến mẹ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó nguy cơ chuyển dạ kéo dài hay sinh khó cũng cao hơn.

4. Làm gì khi chuyển dạ kéo dài?

Điều đầu tiên mà mẹ bầu cũng như y bác sĩ và người chăm sóc cần thực hiện khi xảy ra tình trạng chuyển dạ kéo dài là cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng đưa ra hướng xử lý. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cố gắng hít thở sâu, chậm rãi để lấy lực rặn cho trẻ có thể nhanh chóng đẩy ra ngoài.

Tùy vào thể trạng cũng như từng trường hợp chuyển dạ kéo dài, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp hỗ trợ sinh cho mẹ như:

  • Thay đổi tư thế sinh con: Phù hợp với kích thước và ngôi thai để trẻ dễ dàng được sinh ra hơn.

  • Dùng thuốc giảm đau để tăng sức mạnh tử cung, tăng sức rặn.

  • Đặt kềm, hút chân không để tăng lực đưa em bé ra, thường dùng trong trường hợp nguy cơ biến chứng cao do chuyển dạ tự nhiên.

  • Sinh mổ.

Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cố gắng hít thở sâu, chậm rãi để lấy lực rặn cho trẻ có thể nhanh chóng đẩy ra ngoài

Chuyển dạ kéo dài sẽ nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như khả năng sinh ra khỏe mạnh của trẻ. Các mẹ gặp tình trạng chuyển dạ kéo dài, nhất là trong lần sinh đầu tiên cần được động viên tinh thần cũng như biện pháp hỗ trợ sinh phù hợp.

Sinh con là những trải nghiệm riêng biệt đối với mỗi người. Một số mẹ bầu may mắn trải qua quá trình vượt cạn khá nhanh chóng cũng như khỏe mạnh. Trong khi đó, một số trường hợp lại gặp phải trở ngại khi sinh nở, chẳng hạn như thời gian chuyển dạ kéo dài lâu hơn mức cần thiết.

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về tình trạng chuyển dạ kéo dài và những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn con yêu.

Chuyển dạ kéo dài là gì?

Khi quá trình chuyển dạ của mẹ bầu diễn ra dài hơn so với bình thường, tình trạng này sẽ được gọi là chuyển dạ kéo dài. Lâm bồn kéo dài không có định nghĩa chính xác vì chúng diễn ra ở các giai đoạn khác nhau, nguyên nhân gây ra khác nhau cũng như độ trễ cũng không trùng lặp.

  • Chuyển dạ giai đoạn sớm kéo dài: khi diễn ra hơn 8 giờ mà không chuyển sang giai đoạn 1 chuyển dạ.
  • Chuyển dạ giai đoạn một kéo dài: khi diễn ra hơn 12 giờ mà không chuyển sang chuyển dạ giai đoạn thứ hai.
  • Chuyển dạ giai đoạn hai kéo dài: Chuyển dạ giai đoạn hai thường mất từ 5 đến 30 phút. Nhưng đối với chuyển dạ kéo dài, chúng sẽ có đôi chút khác biệt: Trong trường hợp bạn từng mang thai trước đó, chuyển dạ kéo dài ở giai đoạn thứ 2 sẽ diễn ra trong 2 – 3 giờ. Nếu đây là lần đầu có con, chuyển dạ giai đoạn thứ hai sẽ kéo dài 1 – 2 giờ.

Như vậy, chuyển dạ sẽ được gọi là kéo dài nếu quá trình này diễn ra hơn 20 giờ với cơn co tử cung đều đặn [theo một số chuyên gia có thể lên đến 24 giờ]. Trong trường hợp đa thai thì hơn 16 giờ gọi là chuyển dạ kéo dài.

Nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài

Tình trạng này thường do 3 nguyên nhân chính:

1. Chuyển dạ tắc nghẽn

Khi xương chậu của người mẹ quá nhỏ hoặc âm đạo giãn nở không đủ để em bé chào đời, thời gian chuyển dạ sẽ bị kéo dài. Ngoài ra, nếu khung chậu có hình dạng bất thường hoặc âm đạo có khối u cũng trở thành nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài.

2. Yếu tố thai nhi

Thai nhi vẫn tiếp tục quá trình phát triển ngay cả khi đã bước qua ngày dự sinh. Nếu em bé có kích thước to hoặc vòng đầu quá lớn, con sẽ gặp khó khăn trong việc đi qua khung xương chậu và kéo dài thời gian sinh nở của người mẹ.

3. Cơn gò yếu

Một trong những nguyên nhân chính của chuyển dạ kéo dài là các cơn gò của mẹ bầu quá yếu. Chúng không đủ mạnh để gây đau hoặc đẩy em bé ra ngoài.

Bạn có thể tham khảo bài viết 3 cơn gò tử cung khác nhau mẹ bầu nên biết để biết cách phân biệt cơn gò giả và cơn gò chuyển dạ thật.

Dấu hiệu của chuyển dạ kéo dài

Một số biểu hiện cho vấn đề này có thể là:

  • Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn 18 giờ: Đây có thể là dấu hiệu nổi bật nhất của chuyển dạ kéo dài
  • Sản phụ kiệt sức: Tình trạng mệt mỏi, kiệt sức của người mẹ cũng phản ánh quá trình chuyển dạ sẽ trở nên lâu hơn
  • Ketone huyết: Do quá trình tích lũy ketone bất thường của cơ thể mà biến chứng mất nước và thiếu carbohydrate cũng xuất hiện.

Nếu gặp phải tình trạng sau đây, bạn có thể gia tăng nguy cơ kéo dài thời gian sinh nở:

1. Mẹ bầu bị béo phì

Bệnh đái tháo đường thai kỳ hoặc cao huyết áp khi mang thai kèm theo béo phì có thể làm cho bé cưng của bạn có kích thước lớn hơn so với mức trung bình. Ngoài ra, việc có các vấn đề sức khỏe nêu trên cũng sẽ làm cho thể chất của mẹ bầu suy yếu. Nếu thừa cân quá mức, lượng mỡ có xung quanh khu vực âm đạo còn khiến quá trình chuyển dạ gặp vấn đề.

2. Mẹ bầu quá gầy

Tình trạng mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến quá gầy cũng khiến thời gian chuyển dạ lâu hơn bình thường, làm gia tăng các biến chứng sức khỏe. Do đó, điều quan trọng mẹ bầu cần chú ý là phải chăm sóc cơ thể, chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.

3. Khối lượng cơ bắp giảm

Một trong những nguyên nhân làm giảm khối lượng cơ bắp ở phụ nữ mang thai là thiếu vận động và sự chủ động. Sinh nở là một quá trình rất vất vả cho cơ thể cũng như tiêu tốn nhiều năng lượng. Nó đòi hỏi chức năng của cơ bắp hoạt động tốt để quá trình chuyển dạ tiến triển thuận lợi. Khi khối lượng cơ bắp của mẹ bầu suy giảm, nguy cơ thời gian quá trình chuyển dạ sẽ gia tăng.

4. Tuổi tác của người mẹ

Nhóm tuổi lý tưởng nhất để sinh nở ở phụ nữ là từ 20 – 30. Việc mang thai trước hoặc sau quãng thời gian này, cơ thể của bạn sẽ không được chuẩn bị đầy đủ.

Các bà mẹ sinh con lần đầu tiên ở độ tuổi trên 40 cần phải cực kỳ khỏe mạnh, nếu không, bạn dễ dàng gặp phải các biến chứng về sức khỏe nhưtiểu đường thai kỳ.

Làm gì khi quá trình sinh nở diễn ra quá chậm?

Đối với việc này, cách tốt nhất để vượt qua là giữ bình tĩnh ở mức tốt nhất có thể. Để có thể giữ bình tĩnh, bạn hãy cố gắng hít thở sâu, chậm rãi cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ về các cách giảm đau.

Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu những yếu tố cần thiết về tình trạng sức khỏe của bạn để có những hành động can thiệp y khoa cần thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ sinh nở.

Lâm bồn kéo dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Đối với mẹ bầu: Bạn có thể gặp các tình trạng nhiễm trùng, vỡ tử cung, rò rỉ dịch âm đạo
  • Đối với thai nhi: Bé có nguy cơ nhiễm trùng cao cũng như gặp chấn thương, ngạt thở hoặc thậm chí chết non.

Điều trị cho mẹ bầu như thế nào?

Việc phát hiện sớm một số vấn đề nhất định trong các tam cá nguyệt và mẹ bầu có ý thức nâng cao thể lực sẽ hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra tốt hơn. Thêm vào đó, nhận biết chuyển dạ thật từ những lần cơ thể đưa ra tín hiệu giả là một trong những biện pháp phòng ngừa đầu tiên để tránh gây ra đau đớn và căng thẳng không cần thiết.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ hỗ trợ mẹ bầu bằng một số cách:

  • Dùng thuốc giảm đau để tăng cường sức mạnh cho tử cung, thúc đẩy hành động rặn
  • Thay đổi tư thế sinh con
  • Nếu một số biến chứng nhất định xảy ra trong quá trình chuyển dạ tự nhiên, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp hút chân không hoặc đặt kềm để đưa em bé ra
  • Cho sinh mổ thay vì sinh thường.

Biện pháp làm giảm nguy cơ chuyển dạ kéo dài

Mẹ bầu có thể giảm đáng kể nguy cơ kéo dài thời gian lâm bồn bằng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Mẹ bầu nên tự chăm sóc bản thân bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể chất một cách đều đặn, nhẹ nhàng.
  • Thư giãn tâm trí: Trong thời gian mang thai, bạn nên hạn chế để những tiêu cực xuất hiện. Hãy chỉ nghĩ về việc bạn sẽ hạnh phúc như thế nào với em bé trong vòng tay.

Việc có một lối sống thiếu khoa học có thể là một trong những nguyên nhân chính gây nên các biến chứng trong quá trình chuyển dạ. Mẹ bầu đi khám thai định kỳ thường xuyên sẽ giúp phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào như tăng cân quá mức dẫn đến béo phì hoặc suy giảm cơ bắp… Điều này giúp bác sĩ đưa ra phương án can thiệp kịp thời.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề