Khi bị bệnh chúng ta cần ăn uống như thế nào

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

1. Đọc thông tin trong ảnh

2. Quan sát, đọc và thảo luận

a] Quan sát và đọc thông tin trong các hình dưới đây

b. Thảo luận:

- Để chống mất nước khi bị bệnh tiêu chảy cần phải làm như thế nào?

- Khi bị tiêu chảy nên ăn uống như thế nào?

- Nêu cách nấu cháo muối cho người bệnh ăn.

Trả lời:

- Để chống mất nước khi bị bệnh tiêu chảy chúng ta cần phải: uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc uống nước cháo muối.

- Khi bị tiêu chảy, chúng ta cần phải ăn đầy đủ chất, ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu.

- Cách nấu cháo muối cho người bệnh là: cho một nắm gạo và bốn bát nước và một ít muối vào nồi. Sau đó, nấu cho cháo chín nhừ và có thể sử dụng.

3. Đọc và trả lời

a] Đọc nội dung sau:

Người bệnh phải được ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng như: Thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể.

Nếu người bệnh quá yếu không ăn được thức ăn đặc thì nên cho ăn thức ăn lỏng như cháo thịt băm nhỏ, súp, sữa, nước quả ép…

Nếu người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít thì nên cho ăn nhiều bữa trong ngày.

Khi không có ô-rê-dôn thì nên dùng nước cháo muối để uống, tránh mất nước.

Cần uống nhiều nước, nước ấm. Không uống nước lạnh, nước đá, nước có ga.

Có một số bệnh cần phải ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

b] Trả lời câu hỏi:

- Khi bị bệnh, người bệnh cần phải ăn uống như thế nào?

- Nếu người bệnh không ăn uống được thì nên làm gì?

Trả lời:

+ Khi bị bệnh, người bệnh cần phải ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể.

+ Nếu người bệnh không ăn được thức ăn đặc thì cho uống ô-rê-dôn, hoặc nếu không có ô-rê-dôn thì có thể dùng nước cháo muối để uống, tránh mất nước.

1. Thực hành xử lí tình huống

a. Đọc tình huống: Bạn em bị tiêu chảy mà ở nhà bạn lại không có ô-rê-dôn. Em sẽ khuyên bạn làm gi?

b. Hướng dẫn bạn cách nấu cháo muối.

Trả lời:

a. Bạn em bị tiêu chảy, nhưng nhà bạn lại không có ô-rê-dôn. Em sẽ khuyên bạn nấu cháo muối để uống để tránh mất nước.

b. Cách nấu cháo muối: cho một nắm gạo, bốn bát nước và một ít muối vào nồi. Sau đó, nấu cho cháo chín nhừ và có thể sử dụng.

2. Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn

a] Đọc kĩ hướng dẫn pha dung dịch ô-rê-dôn ghi trên vở gói ô-rê-dôn

b] Thực hiện pha dung dịch ô-rê-dôn theo chỉ dẫn

Trả lời:

a] Thực hành trên lớp học.

b] Cách pha đúng: theo hướng dẫn ghi trên nhãn gói ORS, ví dụ gói pha 1 lít nước; gói pha 200ml, gói pha 250ml. Pha với nước đun sôi để nguội. Cách uống: trẻ dưới 2 tuổi, uống 50 - 100 ml/lần tiêu chảy; trẻ 2 - 9 tuổi, uống 100 - 200 ml/lần tiêu chảy; trẻ lớn hơn 10 tuổi và người lớn uống tùy theo nhu cầu cơ thể. Bệnh nhân bị nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.

Em hãy nói với người thân để được ăn uống phù hợp khi bị bệnh.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học lớp 4 chương trình VNEN hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Khoa học 4 chương trình mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Ăn uống thế nào để khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch?

ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên

Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam

SKĐS - ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên - Chuyên khoa Dinh dưỡng, Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam giải đáp "chuyện ăn, chuyện uống" hàng ngày để khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.

Chế độ ăn uốngvô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Rất nhiều người quan tâm tới việc xây dựng thực đơn như thế nào là phù hợp cho từng lứa tuổi? Bữa ăn cho người cao tuổi cần lưu ý gì? Xây dựng thực đơn bữa cơm gia đình thế nào cho cân đối?...

Báo Sức khoẻ & Đời sống trân trọng giới thiệuThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên- Chuyên khoa Dinh dưỡng, Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn đọc những câu hỏi về "chuyện ăn, chuyện uống" hàng ngày sao cho khỏe mạnh, phòng ngừa được bệnh tật.

Mời bạn đọc tiếp tục đặt câu hỏi để được chuyên gia uy tín giải đáp!

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Lên trên

Chuyên khoa Dinh dưỡng, Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam

Bạn cần ăn uống như thế nào để phục hồi sau khi nhiễm Covid

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Việt Nam: tính từ 16h ngày 05/3 - 16h ngày 06/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 142.136 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 142.128 ca ghi nhận trong nước [tăng 10.348 ca so với ngày trước đó] tại 61 tỉnh, thành phố [có 92.874 ca trong cộng đồng].

Nhiều ca nhiễm không gây tử vong nhưng có thể để lại di chứng.

BBC giới thiệu bài của Sue Quinn về thực phẩm giúp phục hồi hậu Covid:

Theo các nhà khoa học dinh dưỡng, thức ăn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục cơ thể sau khi bạn nhiễm Covid-19.

Quảng cáo

Giống như bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, cơ thể bạn cần nhiều năng lượng và nước hơn bình thường, và cần thêm protein để phục hồi tế bào và mô.

Nhưng Covid-19 không giống như các bệnh nhiễm trùng khác về nhiều mặt. Vì vậy, có chế độ ăn uống hợp lý nào sau Covid để hỗ trợ cơ thể bạn khỏe trở lại?

Tháng 4/2020, BBC đã có bài viết về ăn, uống, làm gì để tăng khả năng miễn dịch trước Covid-19?

Nhưng nếu bạn đã từng bị nhiễm Covid-19 thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng để giúp bạn hồi phục sau khi nhiễm.

Mất bao lâu và ăn gì để phục hồi sau khi mắc Covid?

Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?

Đồ uống nóng có tác dụng chống virus corona không?

Thực phẩm hỗ trợ phục hồi như thế nào?

Hệ thống miễn dịch của bạn là một mạng lưới các cơ quan, tế bào và hóa chất chống nhiễm trùng theo nhiều cách. Tế bào bạch cầu, kháng thể và các cơ chế khác hoạt động để tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập [vi sinh vật có hại], cũng như sửa chữa và tái tạo tế bào và mô bị phá hủy.

Protein và các axit amin được tạo ra, đặc biệt quan trọng. Trong thời gian bị nhiễm trùng, protein được rút ra từ các cơ của cơ thể và phân hủy thành axit amin, mà hệ thống miễn dịch sử dụng để tạo ra protein mới, Philip Calder, Giáo sư Miễn dịch dinh dưỡng thuộc Khoa Y tại Đại học Southampton, cho biết.

Do đó, nhiều người giảm cân và nhận thấy cơ bắp của họ yếu đi khi bị ốm.

Giáo sư Calder nói: "Trong suốt quá trình hồi phục, bạn phải bổ sung protein."

"Điều này giúp cung cấp các chất cần thiết mà cơ thể bạn cần để duy trì hoạt động… đặc biệt là đối với những người phải nằm bất động trên giường bệnh".

Cơ thể của bạn cũng cần nhiều năng lượng hơn vì nó đang phải làm việc nhiều hơn bình thường.

"Hệ thống miễn dịch cần rất nhiều năng lượng khi hoạt động và đối phó với các mầm bệnh," Giáo sư Calder nói.

"Đáp ứng miễn dịch liên quan rất nhiều đến công việc tái tạo."

Ăn nhiều thực phẩm giàu carb như yến mạch, bánh mì và mì ống, cùng với thực phẩm giàu protein, giàu năng lượng như sữa chua full-fat, trứng và các loại hạt sẽ giúp phục hồi sức khỏe, ngay cả khi bạn không có cảm giác thèm ăn.

Chụp lại hình ảnh,

Protein và chất dinh dưỡng từ trứng và cá dầu có thể giúp cơ thể bạn phục hồi, ngay cả khi không có cảm giác thèm

Vitamin, khoáng chất và axit béo thiết yếu

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết.

"Chúng như những công nhân trong nhà máy thực hiện tất cả quy trình và thực sự rất quan trọng," Giáo sư Calder nói.

Một số vitamin và khoáng chất đóng một vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch và phục hồi, bao gồm:

  • Vitamin A, C, D, E, B6, B9 [folate], B12
  • Khoáng chất kẽm, đồng, selen và sắt

Những vi chất dinh dưỡng này có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây và rau quả, thịt, trứng và sữa, vì vậy ăn nhiều loại thực phẩm thường là đủ.

Tuy nhiên, NHS [Cơ quan Y tế công của Vương quốc Anh] khuyến cáo mọi người nên bổ sung vitamin D [10 microgam mỗi ngày] trong những tháng mùa đông.

Vitamin B12 chỉ có trong thực phẩm từ động vật, vì vậy hãy bổ sung chất này nếu bạn là người ăn chay.

Chất béo lành mạnh, bao gồm những chất có trong dầu ô liu, dầu hạt cải và cá dầu, rất quan trọng trong việc tạo năng lượng và tạo ra tế bào mới.

Chất béo có omega-3, axit béo thiết yếu mà cơ thể bạn không thể tự tạo đủ và phải được bổ sung từ chế độ ăn uống của bạn, đặc biệt có lợi cho hệ miễn dịch.

Thức ăn giàu Omega-3 gồm cá mòi, cá hồi và cá thu. Nếu bạn không muốn ăn nhiều khi bị ốm, bạn có thể cân nhắc việc bổ sung vitamin tổng hợp giàu Omega-3.

Không một chất nào, vitamin hay khoáng chất nào có thể tăng tốc độ phục hồi một cách thần kỳ - mỗi chất đóng một vai trò riêng biệt.

Chụp lại video,

'Tôi mất trí nhớ vì Covid'

Bạn nên ăn gì để phục hồi sau Covid-19

Giáo sư Calder cho biết chế độ ăn kiêng kiểu Địa Trung Hải truyền thống, giàu thực phẩm từ thực vật, rất lý tưởng để phục hồi sau khi nhiễm Covid-19.

Nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần sau khi bị nhiễm trùng.

"Điều này có nghĩa là chế độ ăn uống gồm nhiều trái cây, rau, quả mọng, các loại hạt và đậu, cũng như một số loại cá dầu và các loại dầu lành mạnh là rất tốt," Giáo sư Calder nói.

Thịt là nguồn cung cấp protein dồi dào, nhưng thực vật cũng rất tuyệt vời.

Hạt diêm mạch, các loại hạt đậu [đậu, đậu lăng và đậu Hà Lan], đậu phụ, các loại hạt đều là thực phẩm tốt.

Nếu bạn ăn chay hoặc thuần chay, việc kết hợp các loại thực phẩm thực vật giàu protein khác nhau là cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể bạn nhận được tất cả các axit amin cần thiết.

Chế độ ăn uống đa dạng, giàu chất xơ cũng cung cấp nhiều loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột và niêm mạc ruột khỏe mạnh, cả hai đều đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ miễn dịch, giáo sư Calder cho biết.

Ông nói thêm rằng sẽ rất hữu ích nếu bạn dần dần ăn lại thức ăn sau một thời gian ăn ít hoặc không ăn gì để không gây quá tải cho đường ruột.

"Hãy làm điều đó một cách từ tốn," ông nói.

"Thức ăn mềm sẽ dễ dàng hơn cho đường ruột. Việc phục hồi đường ruột thường diễn ra nhanh chóng, nhưng cũng có thể mất vài ngày, khi bệnh nhân ăn uống trở lại bình thường".

Theo NHS, nếu bạn không bị thiếu cân và chưa sụt cân đáng kể trong thời gian bị bệnh, hãy cố gắng bổ sung những chất sau đây vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để tối ưu hóa quá trình phục hồi sau Covid-19.

  • Protein: ba phần thịt, cá, trứng, các loại đậu, hạt, đậu gà, và các loại thịt thay thế như Quorn hoặc đậu phụ. [Nhiều đậu hơn, ít thịt đỏ và thịt đã qua chế biến].
  • Hoa quả và rau: một khẩu phần 5 x 80g [khoảng một nắm tay], bao gồm cả thực phẩm tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp, lý tưởng nhất là thực phẩm nhiều màu sắc.
  • Đồ ăn từ sữa: ba phần cỡ ngón tay cái sữa, phô mai và sữa chua hoặc đồ ăn khác từ sữa giàu protein giúp tăng cường canxi [nhiều sữa đậu nành tăng cường và ít sản phẩm làm từ dầu dừa hơn].

Chụp lại hình ảnh,

Nếu bạn không muốn ăn một bữa no, một ly sinh tố lạnh yến mạch và bơ làm từ hạt có thể giúp bạn nhận được lượng carbs, dinh dưỡng và protein quan trọng

Đương đầu với mệt mỏi

Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?

Virus corona: 'Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà'

Omicron: WHO cảnh báo về 'nguy cơ lây nhiễm cao' trên toàn cầu

Mua sắm, nấu nướng và thực hiện chế độ ăn uống tối ưu để phục hồi có thể gặp khó khăn nếu bạn chán ăn, mệt mỏi, suy nhược hoặc không khỏe.

Kirsten Jackson, chuyên gia dinh dưỡng và là người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Anh [BDA] cho biết nếu trong trường hợp này, việc giảm thiểu sụt cân, tăng cường năng lượng và lấy lại sức mạnh cơ bắp cần được ưu tiên.

"Nhiều người bị ràng buộc trong việc cố gắng ăn uống lành mạnh, nhưng nếu bạn yếu đến mức không thể nấu ăn và năng lượng của bạn thấp thì việc nạp calo ở bất kỳ dạng nào hay hình thức nào đều rất quan trọng," bà nói.

Đồ uống có sữa như chocolate nóng và sinh tố bao có sữa, sẽ giữ cho bạn có đủ nước và cung cấp năng lượng.

"Những người chán ăn thường cảm thấy việc uống calo vào cơ thể dễ hơn là ăn một bữa no."

Đồ uống thay thế bữa ăn và đồ ăn chế biến sẵn lành mạnh cũng có thể là một sự thay thế tạm thời hữu ích.

Ăn ít một và ăn thường xuyên có thể dễ dàng và hấp dẫn hơn so với việc ăn ba bữa ăn chính mỗi ngày, và BDA gợi ý chọn ba bữa ăn bổ dưỡng nhỏ hơn cùng với đồ ăn nhẹ và đồ uống cho đến khi bạn thấy khỏe hơn.

Chụp lại hình ảnh,

Sữa chua xoài chứa chất dinh dưỡng, chất xơ và protein, cùng với vị ngọt, lạnh có thể lấy lại khứu giác của bạn bị ảnh hưởng

Mất vị giác và khứu giác

Khoảng một nửa số bệnh nhân bị Covid-19 mất khứu giác [anosmia] và kèm với đó là mất vị giác.

Đối với hầu hết mọi người, khả năng cảm nhận mùi vị sẽ trở lại sau hai hoặc ba tuần, nhưng đối với 10% bệnh nhân, có thể mất tới vài tháng.

Sarah Oakley, Giám đốc điều hành của Abscent, tổ chức từ thiện hỗ trợ những người mất khứu giác nói rằng: "Điều này có thể có tác động đáng kể đến sự thèm ăn của bạn bởi vì bạn không cảm nhận được tất cả các dấu hiệu bình thường, mùi và vị, để kích thích sự thèm ăn của bạn,"

Bà gợi ý rằng hãy thử đồ ăn có chất lượng cảm quan khác. "Hãy thử đồ ăn có thành phần giòn và mịn, hoặc thử đồ ăn có màu sắc và nhiệt độ khác nhau," Oakley nói.

"Bằng cách đó, bạn sẽ có được nhiều loại cảm giác mà rất quan trọng khi bạn mất vị giác và khứu giác".

Huấn luyện khứu giác có thể giúp bạn phục hồi khứu giác.

Điều này liên quan đến việc tích cực ngửi cùng một mùi hương hai lần một ngày, đồng thời tập trung cao độ, trong bốn tháng.

"Luyện khứu giác về cơ bản là vật lý trị liệu cho mũi," Oakley nói.

"Các tế bào thần kinh đã bị hư hại và liệu pháp khứu giác là một quá trình chữa lành."

Khứi giác và vị giác không chuẩn, gây khó chịu [parosmia] cũng là một phần phổ biến của quá trình hồi phục sau Covid-19.

Điều này có thể làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn, đặc biệt nếu bệnh parosmia gây cho người bệnh cảm thấy mùi vị khó chịu ở một số đồ ăn.

Những đồ ăn này gây kích thích khác nhau ở mỗi người, nhưng thường bao gồm cà phê, tỏi, hành tây, bánh mì và thịt quay hoặc rán.

Oakley nói: "Điều này có thể trở nên thực sự khá stress và khó chịu."

Khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng nhất, bạn cần nạp calo bằng mọi cách có thể.

"Sữa lắc thay thế bữa ăn không có khẩu vị và đồ ăn lạnh như kem có xu hướng ít gây kích thích hơn," Oakley nói.

"Trong giai đoạn đầu này, không nên lo lắng quá nhiều về cân bằng dinh dưỡng, mà là duy trì mức năng lượng đó. Khi mọi thứ được cải thiện, bạn có thể ăn thêm rau và trái cây."

Ăn uống là một phần thói quen trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đến nỗi chúng ta dễ dàng bỏ qua mức độ quan trọng của chế độ dinh dưỡng tốt là như thế nào khi hồi phục sau Covid-19.

Giáo sư Calder nói: "Chế độ ăn uống rất quan trọng trong quá trình hồi phục sau Covid-19 và chất lượng chế độ ăn uống của bạn càng tốt thì bạn càng có nhiều khả năng phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn."

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Food.

Video liên quan

Chủ Đề