Cmnd và CCCD khác nhau như thế nào

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đối với người đang sử dụng CMND loại 9 số hoặc CMND loại 12 số

Theo quy định thời hạn sử dụng của CMND là 15 năm kể từ ngày cấp, vì vậy sẽ phân theo 2 trường hợp:

**Nếu CMND còn hạn sử dụng:

- Công dân phải làm thủ tục đổi CMND sang CCCD gắn chíp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ CMND hư hỏng không sử dụng được;

+ Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

+ Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

- Công dân làm thủ tục cấp lại [cấp lại thì cũng được cấp CCCD gắn chíp] đối với trường hợp bị mất CMND.

- Ngoài những trường hợp nêu trên, công dân được lựa chọn:

+ Nếu không có nhu cầu thì vẫn được tiếp tục sử dụng CMND cho đến khi hết hạn mà không bắt buộc đổi qua CCCD gắn chíp.

+ Nếu có nhu cầu thì được thực hiện đổi qua mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới.

** Nếu CMND hết hạn sử dụng.

Trường hợp CMND hết hạn sử dụng thì phải làm thủ tục đổi CMND sang CCCD gắn chíp [bắt buộc].

[Căn cứ Điều 5 Nghị định  05/1999/NĐ-CP ]

2. Đối với người đang sử dụng CCCD mã vạch hoặc CCCD gắn chíp [gọi chung là thẻ CCCD]

Đối với thẻ CCCD, thời hạn sử dụng sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc sau:

- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Vì vậy, người dân chỉ cần nhìn thời gian được in trên mặt thẻ để biết hạn sử dụng CMND của mình, mà không cần quá quan tâm về độ tuổi, khi cấp công an đã tính toán sẵn cho người dân rồi. Căn cứ vào đó:

**Đối với thẻ CCCD còn hạn sử dụng

- Công dân thực hiện đổi từ CCCD mã vạnh qua CCCD gắn chíp hoặc từ CCCD gắn chíp qua CCCD gắn chíp nếu:

+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

+ Xác định lại giới tính, quê quán;

+ Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD;

- Công dân thực hiện đề nghị cấp lại thẻ CCCD trong các trường hợp:

+ Bị mất thẻ CCCD;

+  Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

- Ngoài những trường hợp trên, đối với những người đang sử dụng CCCD mã vạch thì được lựa chọn:

+ Nếu có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chíp thì được cấp đổi [không bắt buộc].

+ Nếu không có nhu cầu đổi thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn.

**Đối với thẻ CCCD hết hạn sử dụng

Trường hợp CCCD hết hạn sử dụng thì công dân làm thủ tục đổi thẻ mới, vì khi thẻ hết hạn sẽ không có giá trị sử dụng.

Ngoài ra, hiện tại đã có dự thảo Nghị định quy định về trường hợp khi CCCD hết hạn mà không thực hiện đổi theo đúng quy định có thể bị phạt đến 500 nghìn đồng [Xem chi tiết tại đây].

Căn cứ: Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014

Xem thêm:

>> Những giấy tờ cần sửa đổi/cập nhật khi đổi CMND sang CCCD gắn chíp

>> Thẻ căn cước công dân gắn chíp thay thế những loại giấy tờ nào?

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Có được dùng CMND song song với thẻ CCCD không? [Ảnh minh họa]

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thụy Hân - Phụ trách Mạng cộng đồng ngành luật, công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đầu tiên, cần xác định giá trị sử dụng của CMND và CCCD. 02 loại giấy tờ này có giá trị sử dụng giống nhau hay không?

Theo Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định CMND dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi người.

Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định: Chứng minh nhân dân [CMND] có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND với mã số riêng.

Còn theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ, CMND đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định hoặc đến khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD.

Đồng thời, khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về CCCD của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ các quy định nêu trên, có thể thấy cả CMND và CCCD đều là giấy tờ tùy thân của công dân và có giá trị như nhau.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định sẽ thu lại CMND đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD.

Bên cạnh đó, tại khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng có quy định: Thu hồi CMND cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ CMND sang thẻ CCCD.

Trước đây, khi làm thủ tục chuyển từ CMND sang CCCD, chỉ trường hợp CMND bị hỏng, bong tróc, không rõ nét [ảnh, số CMND và chữ] thì mới bị thu hồi. Còn khi trả thẻ CCCD đã hoàn thành cho người dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ CCCD cùng với CMND và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả CMND đã được cắt góc cho người đến nhận thẻ CCCD [khoản 1, 2 Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA].

Như vậy, hiện nay, mặc dù có giá trị sử dụng như nhau, nhưng khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang CCCD sẽ bị thu lại CMND [không còn việc cắt góc rồi trả lại CMND]. Điều này đồng nghĩa CMND không còn giá trị sử dụng khi người dân đã nhận được thẻ CCCD. 

Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều người lựa chọn trả thẻ qua bưu điện hoặc trường hợp cán bộ trả thẻ CCCD không thực hiện cắt góc hoặc không thu lại CMND, nên không ít trường hợp 01 người có cùng lúc CCCD và CMND. 

Nếu rơi vào trường hợp này, người dân nên sử dụng CCCD cho các giao dịch để tránh việc sau này phải sửa đổi giấy tờ giao dịch đã sử dụng số CMND.

06 trường hợp phải đổi CMND sang CCCD gắn chip

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì:

- 05 trường hợp phải làm thủ tục đổi CMND gồm:

+ CMND hết thời hạn sử dụng;

+ CMND hư hỏng không sử dụng được;

+ Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

+ Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

- 01 trường hợp phải làm thủ tục cấp lại đó là: CMND bị mất.

>>> Xem thêm: Căn cước công dân là gì? Bao nhiêu tuổi thì được cấp thẻ căn cước công dân? Thời hạn cấp thẻ căn cước công dân là bao lâu?

Người tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh thì làm lại thẻ căn cước công dân như thế nào cho đúng luật?

Có bắt buộc phải đổi căn cước công dân hay không? Dùng bản sao sổ hộ khẩu có công chứng thay cho bản chính để cập nhật thông tin hồ sơ được không?

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân của công dân, lần đầu tiên được cấp năm 1957 và đã thay đổi 6 lần. Cho đến nay, có 02 loại CMND vẫn còn được sử dụng. Đó là CMND 9 số và CMND 12 số.

Trong đó, CMND 12 số được cấp lần đầu tiên năm 2012, cũng là lần đầu tiên ảnh của công dân được in trực tiếp trên thẻ, có mã vạch 2 chiều. Tuy nhiên, thời điểm này Chứng minh nhân dân được bổ sung trường thông tin tên cha, mẹ đẻ ở mặt sau, gây nhiều tranh cãi.  

Không lâu sau khi quy định mới có hiệu lực, rất nhanh chóng đã bị ngừng cấp. Nhưng loại thẻ này hiện nay vẫn còn giá trị sử dụng.

2. CMND có thời hạn 15 năm và được sử dụng song song với CCCD

Mục 4, Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân do Bộ công an ban hành, thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân được quy định như sau:

4. Số và thời hạn sử dụng của CMND.

CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014:

Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, Chứng minh nhân dân 9 số có thời hạn 15 năm. Công dân không phải đổi Chứng minh nhân dân sang CCCD gắn chip nếu thẻ vẫn còn hạn và nguyên vẹn.

3. CMND được dùng song song với Căn cước công dân

Hiện nay, trên cả nước đang tồn tại đồng thời các thẻ sau có giá trị tương đương:

- Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số;

- Căn cước công dân.

Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, cả CMND và CCCD đều là giấy tờ tùy thân của công dân và có giá trị như nhau, được dùng song song với nhau.


6 điều người đang dùng Chứng minh nhân dân phải biết [Ảnh minh họa]

 

Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư số 59/2021/TT-BCA nêu rõ:

Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

Như vây, hiện nay, cứ đổi CCCD thì CMND bị thu hồi. Trước đây, khi làm thủ tục chuyển từ CMND sang CCCD, chỉ trong trường hợp CMND bị hỏng, bong tróc, không rõ nét [ảnh, số CMND và chữ] mới bị thu hồi.
 

5. 6 trường hợp dùng CMND cần đổi sang CCCD gắn chip

Hiện nay, có 6 trường hợp cần đổi CMND theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP gồm:

- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng.

- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được.

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

- Mất chứng minh nhân dân.

Nếu không thuộc các trường hợp ở trên, người dân KHÔNG CẦN đổi sang CCCD gắn chip. Tuy nhiên, nếu đang dùng CMND mà thuộc một trong các trường hợp trên, người dân cần đi đổi sang CCCD gắn chip [do hiện tại không còn cấp CMND] để thuận tiện khi thực hiện các giao dịch.
 

6. Chỉ 1 trường hợp được cấp Giấy xác nhận số CMND

Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2021 của Bộ Công an, mã QR code trên thẻ CCCD có lưu thông tin về số CCCD, số CMND. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số CMND của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số CMND, CCCD.

Theo đó, từ ngày này, người dân không cần xuất trình Giấy xác nhận số CMND khi mã QR trên thẻ CCCD đã có các thông tin nêu trên.

Đặc biệt, chỉ trong trường hợp mã QR code trên thẻ CCCD không có thông tin về số CMND, số CCCD cũ cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp CCCD có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số CMND, số CCCD cũ cho công dân khi có yêu cầu.

Trường hợp thông tin số CMND, số CCCD cũ của công dân không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân phải cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ CCCD, bản sao CMND [nếu có]. Cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ CCCD tiến hành tra cứu, xác minh qua tàng thư CCCD, giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể hiện thông tin số CMND, số CCCD để xác định chính xác nội dung thông tin.

Trường hợp có đủ căn cứ thì cấp Giấy xác nhận số CMND, số CCCD cho công dân, trường hợp không có căn cứ để xác nhận thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn cấp Giấy xác nhận số CMND, số CCCD tối đa không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Công dân có thể đăng ký cấp Giấy xác nhận số CMND, số CCCD trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an tại bất kỳ cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ CCCD khi công dân có thông tin số CMND, số CCCD trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nếu có băn khoăn về thẻ Chứng minh nhân dân, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Quét mã QR trên Căn cước công dân gắn chíp thấy gì?

>> Ai bắt buộc phải đổi Căn cước công dân mã vạch sang gắn chip?

>> Xem các Video về Căn cước công dân gắn chip tại đây

Video liên quan

Chủ Đề