Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn

Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được:

Giả sử có một mạng lưới dinh dưỡng như sau:

Kết luận nào sau đây là đúng:

Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng?

Chọn đáp án B.


Các phát biểu đúng I, II.


- I đúng: trong cùng một bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật. Ví dụ, trong một lưới thức ăn, cỏ được hươu, nai, thỏ sử dụng làm thức ăn thì hươu, nai, thỏ đều được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1 [cùng bậc dinh dưỡng].


- II đúng: các loài ăn sinh vật sản xuất được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1.


- III sai: các loài động vật ăn thực vật được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1, nhưng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất [thực vật].


- IV sai: để xem xét mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã, người ta xây dựng các tháp sinh thái. Có 3 loại tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp khối lượng và tháp năng lượng. Trong đó, tháp khối lượng được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng. Ở đa số các hệ sinh thái thì tháp khối lượng có đáy rộng, đỉnh hẹp, nghĩa là tổng khối lượng của bậc dinh dưỡng 1 lớn hơn tổng khối lượng của các bậc dinh dưỡng còn lại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, tháp khối lượng bị biến dạng có đáy hẹp, đỉnh rộng, nghĩa là sinh khối của bậc dinh dưỡng cấp 1 nhỏ hơn các bậc dinh dưỡng phía trên. Các quần xã sinh vật nổi trong nước, sinh khối của vi khuẩn, tảo phù du rất thấp, trong khi sinh khối của sinh vật tiêu thụ lại lớn, tháp trở nên mất cân đối. Hoặc ở các hệ sinh thái đỉnh cực thì khối lượng của sinh vật tiêu thụ lại lớn, tháp cũng trở nên biến dạng

Câu hỏi: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn phát biểu nào sau đây đúng

A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.

B. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.

C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất

D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới.

Lời giải:

Đáp án đúng:CBậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất

Cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức vềTrao đổi vật chất trong quần xã sinh vậtnhé

I. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật:

1. Chuỗi thức ăn:

– Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong đó một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

– Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn:

+ Chuỗi thức ăn gồm: Các sinh vật tự dưỡng →Các động vật ăn sinh vật tự dưỡng →Các động vật ăn động vật.

Ví dụ: Cây ngô à Sâu ăn lá ngô → Nhái à Rắn hổ mang → Diều hâu.

+ Chuỗi thức ăn gồm: Các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ →Các động vật ăn sinh vật phân giải →Các động vật ăn động vật.

Ví dụ: Mùn bã hữu cơ à Ấu trùng ăn mùn → Giáp xác → Cá rô → Chim bói cá.

2. Lưới thức ăn:

– Lưới thức ăn trong một quần xã gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

– Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

3. Bậc dinh dưỡng:

– Trong 1 lưới thức ăn, tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.

– Trong quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng:

+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 [sinh vật sản xuất]: sinh vật tự dưỡng

+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 [sinh vật tiêu thụ bậc 1]: động vật ăn sinh vật sản xuất

+ Bậc dinh dưỡng câp 3 [sinh vật tiêu thụ bậc 2]: động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1

+ Bậc dinh dưỡng cấp 4, cấp 5 [sinh vật tiêu thụ bậc 3, bậc 4]:

+ Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất: bậc cuối cùng trong chuỗi thức ăn.

II. Bài tập về dinh dưỡng của lưới thức ăn

Câu 1:Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ

A. Giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

B.Dinh dưỡng

C. Động vật ăn thịt và con mồi

D.Giữa thực vật với động vật

Câu 2:Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn bởi vì

A.Hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao hơn.

B.Môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng.

C.Môi trường nước có nhiệt độ ổn định.

D.Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.

Câu 3:Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là

A.Quan hệ cạnh tranh

B.Quan hệ đối kháng

C.Quan hệ vật ăn thịt – con mồi

D.Quan hệ hợp tác

Câu 4:Có những dạng tháp sinh thái nào?

A.Tháp số lượng và tháp sinh khối

B.Tháp sinh khối và tháp năng lượng

C.Tháp năng lượng và tháp số lượng

D.Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng

Câu 5:Tháp sinh thái thể hiện sự chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng, theo đó năng lượng của bậc sinh dưỡng thấp [mắt xích phía trước của chuỗi thức ăn] có năng lượng lớn hơn nhiều so với năng lượng của bậc dinh dưỡng cao [mắt xích phía sau của chuỗi thức ăn], vì vậy tháp năng lượng luôn là dạng tháp chuẩn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. Nhưng tháp số lượng vật chủ và vật kí sinh lại có dạng ngược lại: đáy nhỏ, đỉnh lớn. Tại sao?

A.Năng lượng của vật chủ nhỏ hơn của vật kí sinh

B.Sinh khối của vật chủ nhỏ hơn vật kí sinh

C.Một vật chủ có năng lượng lớn gấp nhiều lần một vật kí sinh

D.Một vật chủ có năng lượng nhỏ gấp nhiều lần một vật kí sinh

Câu 6:Trong hệ sinh thái, nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau thì trong số các chuỗi thức ăn sau, chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là

A.Thực vật → thỏ → người

B.Thực vật →người

C.Thực vật → động vật phù du → cá → người

D.Thực vật → cá → vịt → người

Câu 7: Câu nào sau đây là sai?

A.Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia nhiều vào chuỗi thức ăn

B.Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vật thì sinh vật thì sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất

C.Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp

D.Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hay suy thoái

Câu 8:Câu nào sau đây là đúng?

A.Mọi tháp sinh thái trong tự nhiên luôn luôn có dạng chuẩn

B.Mỗi loài sinh vật chỉ có thể tham gia vào 1 chuỗi thức ăn

C.Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn không có mắt xích chung

D.Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp

Câu 9:Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên

A.Số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị thể tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng

B.Số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng

C.Số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng

D.Số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng

Câu 10:Giả sử có 1 mạng lưới dinh dưỡng như sau

Kết luận nào sau đây không đúng?

A.Cào cào là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn

B.Cá rô được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2

C.Nếu cào cào bị tiêu diệt thì ếch và cá rô có nguy cơ bị chết

D.Đại bang là bậc dinh dưỡng cấp 5

Câu 11:Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng oxi tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử oxi tới mức này là do

A.Sự tiêu dùng oxi của các quần thể cá, tôm

B.Các chất dinh dưỡng

C.Sự tiêu dùng oxi của các quần thể thực vật

D.Sự oxi hóa của các chất mùn bã

Câu 12:Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là

A.Năng lượng ánh sáng mặt trời → Sinh vật tự dưỡng → Sinh vật dị dưỡng → Năng lượng trở lại môi trường.

B.Năng lượng ánh sáng mặt trời → Sinh vật tự dưỡng → Sinh vật sản xuất → Năng lượng trở lại môi trường.

C.Năng lượng ánh sáng mặt trời → Sinh vật tự dưỡng → Sinh vật ăn thực vật → Năng lượng trở lại môi trường.

D.Năng lượng ánh sáng mặt trời → Sinh vật tự dưỡng → Sinh vật ăn động vật → Năng lượng trở lại môi trường.

Câu 13:Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?

A.Do năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.

B.Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C.Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.

D.Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.

Câu 14:Tháp sinh thái dùng mô tả số lượng cá thể, sinh khối hoặc năng lượng ở các bậc dinh dưỡng khác nhau trong hệ sinh thái. Thường các giá trị ở bậc dinh dưỡng cao nhỏ hơn so với bậc dinh dưỡng đứng trước nó. Có trường hợp tháp lộn ngược, điều không đúng về các điều kiện dẫn tới tháp lộn ngược là tháp

A.Sinh khối, trong đó vật tiêu thụ có chu kì sống rất ngắn so với vật sản xuất.

B.Số lượng, trong đó khối lượng cơ thể của sinh vật sản xuất lớn hơn vài bậc so với khối lượng cơ thể của sinh vật tiêu thụ.

C.Số lượng, trong đó ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 có một loài đông đúc chiếm ưu thế.

D.Sinh khối, trong đó vật sản xuất có chu kì sống rất ngắn so với vật tiêu thụ.

Câu 15:Cho các phát biểu sau

[1] Trao đổi chất ở trong quần xã được biểu hiện qua trao đổi chất giữa các sinh vật và giữa quần xã với sinh cảnh

[2] Chu trình dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã

[3] Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã giúp ta biết dòng năng lượng trong quần xã

[4] Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì hệ sinh thái ở nước có đa dạng sinh học hơn

[5] Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng

Số phát biểu đúng là:

A.2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án

1B2C3C4D5C6B7D8D9D10B
11D12A13D14D15A

Video liên quan

Chủ Đề