Có hiệu sách nào ở vn bán lonely planet không năm 2024

Có hiệu sách nào ở vn bán lonely planet không năm 2024

TTO - Gần đây, Lonely Planet, hệ thống sách uy tín về du lịch, văn hóa và ẩm thực, xuất bản hai quyển sách mới về ẩm thực là quyển “The world’s best brunches” và quyển “The world’s best street food”.

Có hiệu sách nào ở vn bán lonely planet không năm 2024

Mỗi quyển sách giới thiệu khoảng 80 đến 100 món ăn đường phố hoặc món ăn lót dạ giữa buổi được cho là ngon nhất trên thế giới. Trong đó, món ăn Việt Nam được nhắc đến với tỷ lệ cao, ba đến bốn món mỗi quyển, giới thiệu khá trang trọng và được khen ngợi rất nhiều.

Quyển “The world’s best street food” chọn bốn món ăn Việt Nam là bánh mì, bò bía, bún chả và phở. Quyển “The world’s best brunches” giới thiệu ba món là bún riêu cua, phở và xôi mặn.

Thật là niềm tự hào cho ẩm thực Việt Nam vì trong số ít những món ăn được giới thiệu, Việt Nam có nhiều món hơn rất nhiều quốc gia danh tiếng về ẩm thực khác. Đặc biệt là phần giới thiệu về Bánh mì Việt Nam, sách có viết: Chiếc bánh mì ngon nhất thế giới không phải là được tìm thấy ở Rome, Copenhagen hay New York, mà chính là ở Việt Nam.

Hai quyển sách này rất được ưa chuộng, vì ngoài việc được xuất bản bởi một thương hiệu sách uy tín nhất thế giới là Lonely Planet, nội dung sách ngoài phần giới thiệu món ăn còn là công thức và thành phần nguyên liệu chế biến món ăn đó, kèm với lịch sử món ăn và nơi tìm để ăn khi du lịch đến đất nước của món ăn đó, nên khá hấp dẫn người đọc.

Tuy vậy, điều đáng buồn là những hình ảnh minh họa cho những bài viết về phần món ăn của Việt Nam, hình ảnh đi kèm rất thiếu chính xác.

Trong quyển “The world’s best street food”, món bún chả được minh họa bằng một bức ảnh với một góc nhỏ bán xôi và phở xào. Minh họa cho món phở danh tiếng của Việt Nam lại là một tô bún bò.

Quyển “The world’s best brunches”, phần giới thiệu món bún riêu cua được minh họa bằng ảnh một tô miến gà, với chi tiết đặc tả là miếng thịt gà và vài cọng rau răm. Tuy vậy, phần “phở” thì lại minh họa một quán ăn lề đường nhỏ bán bún riêu. Còn phần giới thiệu món xôi mặn, thì vì không có ảnh, các biên tập viên chọn bức ảnh về Hội An để minh họa.

Chưa hết, phần công thức nấu phở, tên món phở được viết là “Phở Nam”, hoàn toàn là do lỗi, chứ không phải nói món phở ở miền Nam. Phần giới thiệu địa chỉ có thể tìm món ăn bún riêu cua, vốn là món ăn rất phổ biến ở Nam bộ và có nhiều nơi bán rất ngon, sách lại hướng dẫn du khách tìm ăn ở Chợ Hôm, là một khu chợ bán vải nổi tiếng ở Hà Nội. Như vậy sẽ thật khó cho du khách nào muốn thưởng thức món bún riêu đúng điệu.

TTO - Theo Hãng BBC, BBC Worldwide - một nhánh thương mại của BBC - đã mua công ty xuất bản các cuốn sách thông tin du lịch Lonely Planet, tuy nhiên, họ đã không công bố khoản tiền liên quan trong hợp đồng.

Có hiệu sách nào ở vn bán lonely planet không năm 2024
Phóng toVợ chồng Tony and Maureen Wheeler - Ảnh: Daily Mail

Hiện tại, vợ chồng Tony và Maureen Wheeler cùng với John Singleton sẽ nắm giữ 25% cổ phần sở hữu công ty.

Lonely Planet là "bảo bối" của khách du lịch balô trên khắp thế giới. Thương hiệu này do vợ chồng Tony và Maureen Wheeler lập ra năm 1972. Hiện tại, Lonely Planet đã xuất bản khoảng 500 sách hướng dẫn du lịch tới hơn 500 địa điểm du lịch trên khắp thế giới, trong đó có vịnh Hạ Long (Việt Nam).

Đầu thập niên 1970, đôi vợ chồng trẻ mới cưới Tony và Maureen Wheeler thực hiện một chuyến du lịch kéo dài hơn một năm từ London (Anh), rong ruổi khắp châu Á và cuối cùng là Úc, với mục đích ban đầu là vui vẻ, củng cố tình yêu và chuẩn bị tinh thần trước khi bắt đầu những công việc mới. Khi tới Úc, họ bị “tấn công” bởi hàng chục du khách khác với câu hỏi như: “Chuyến đi thế nào?”, “Anh chị đã đi đâu và làm gì?”, “Chi phí ra sao?” và còn nhiều, nhiều nữa.

Tất cả những điều đó đã thôi thúc hai người viết nên cuốn Lonely Planet đầu tiên mang tên “Across Asia on the Cheap” xuất bản năm 1973, dựa trên những kinh nghiệm du lịch của chính họ và nó đã bất ngờ trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Sydney: hơn 8.000 bản với giá mỗi quyển là 1,80 USD.

Điều này đã thôi thúc đôi vợ chồng trẻ cho ra đời quyển sách thứ hai “South-East Asia on a Shoestring” (viết tại Singapore). “South-East Asia on a Shoestring” nhanh chóng trở thành cẩm nang cho dân du lịch khắp thế giới và là một trong những guide book (sách hướng dẫn du lịch) bán chạy nhất trong lịch sử ngành xuất bản.

Đã có rất nhiều người ngạc nhiên về cái tên Lonely Planet (Hành tinh lẻ loi) nhưng sự thật còn thú vị hơn nhiều. Trong một lần tình cờ nghe bài hát Space Captain của Joe Cocker và Leon Russell trích từ album Mad Dogs and Englishmen, Tony Wheeler đã nghe nhầm từ Lovely Planet (hành tinh đáng yêu) thành Lonely Planet. Tony đã tỏ ra đặc biệt ấn tượng bởi sự nhầm lẫn của mình và quyết định lấy cái tên đó làm tên công ty.

Thế giới ngày càng nhỏ bé

“Lần đầu tiên viết cuốn guide book, chúng tôi chỉ đơn thuần kể lại những gì mình đã trải qua và hoàn toàn không hình dung được ngành du lịch sau này lại có thể phát triển lớn mạnh và độc lập đến như vậy!”, Tony Wheeler xúc động nói khi lên nhận giải Thành tựu xuất sắc đối với báo chí du lịch năm 2000 (Outstanding Contribution to Travel Journalism) của Hiệp hội Nhà báo du lịch.

Ngoài ra, Tony cũng được trao giải thành tựu suốt đời vào năm 2003 của Hiệp hội Nhà báo du lịch Anh và được tờ New York Times bầu chọn là người có ảnh hưởng lớn nhất thế giới trong lĩnh vực du lịch. Ngoài lĩnh vực quản lý công ty, Tony còn là tác giả và tham gia sáng tác hơn 20 đầu sách hướng dẫn du lịch cho Lonely Planet.

Hiện Lonely Planet là nhà xuất bản tư nhân chuyên về du lịch lớn nhất thế giới với hơn 54 triệu bản phát hành và 600 ấn phẩm bằng 17 thứ tiếng, có doanh thu hàng năm hơn 85 triệu USD. Công ty có 400 nhân viên đang làm việc tại các văn phòng ở Melbourne, Oakland, London và Paris.

Một trong những lý do thành công của Lonely Planet phải kể đến là tính phong phú của các loại ấn phẩm. Nếu nói rằng Lonely Planet chỉ chuyên bán guide book là một nhầm lẫn lớn. Danh sách ấn phẩm của họ khá dài với những quyển phasebook (Sách ngôn ngữ thông dụng), bản đồ và các loại atlas của thế giới, đất nước và các thành phố, sách dạy chụp ảnh du lịch và tuyển tập các lời khuyên khi du lịch...

Có một điểm đặc biệt trong các ấn phẩm của Lonely Planet là ngôn ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu đến mức tối đa. Tất cả mọi lời khuyên trong guide book đều là kinh nghiệm thực tế của các tác giả nên nó rất gần gũi với độc giả.

Ví dụ, chính Maureen Wheeler, là mẹ của hai đứa con, sau một vài chuyến đi đây đó cùng gia đình đã nhận ra rất nhiều bất cập khi du lịch cùng trẻ nhỏ. Vậy là Maureen tự mình tổng kết và tham khảo thêm các sách báo, tạp chí khác để đưa ra những lời khuyên bổ ích, những địa điểm thích hợp với trẻ nhỏ và cuốn sách trở thành một ấn phẩm rất ăn khách.

Hơn nữa, những địa chỉ nhà hàng, khách sạn, nơi vui chơi giải trí được giới thiệu trong Lonely Planet đều không mang tính chất tiếp thị nên người đọc có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng, đây cũng là một thế mạnh của guide book Lonely Planet. Thậm chí, có rất nhiều công ty đề nghị ký hợp đồng quảng cáo trên Lonely Planet nhưng đều nhận được sự từ chối thẳng thừng.

Tới giờ, Tony và Maureen Wheeler là chủ công ty nhưng họ vẫn không từ bỏ nghiệp du lịch và có lẽ đối với họ, thế giới đang ngày càng trở nên nhỏ bé.