Có nên cho trẻ sơ sinh mặc bỉm không

Tã, bỉm là món đồ dùng không thể thiếu của trẻ sơ sinh trong cuộc sống hiện đại. Các mẹ bận rộn không có nhiều thời gian nên tùy tiện sử dụng tã, bỉm cho con mà không biết được tác hại có thể khiến con mắc một số bệnh không đáng có.

Có nên cho trẻ sơ sinh mặc bỉm không

Ảnh minh họa

Hăm, loét, viêm da

Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, bẩn lại thay mà không hề bận tâm đến tác hại của nó. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy bức bối, dễ bị hăm. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị “ngâm” hàng tiếng đồng hồ trong nước tiểu dễ bị lở loét.

Đặc biệt vào mùa hè nóng bức nếu mặc bỉm 24/24 sẽ khiến bé nóng hơn gây khó chịu, quấy khóc. Trên lý thuyết, một miếng bỉm nếu chỉ chứa nước tiểu thì có thể mặc được trong nhiều nhất 4 tiếng, với tã giấy là 2-3 tiếng và nếu bé ị thì cần phải thay ngay lập tức.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Việc đóng bỉm nhiều không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nhiễm khuẩn, nhất là vùng da ở bẹn hoặc bộ phận sinh dục. Khi bé đi tiểu tiện, nước tiểu, các chất cặn bã do cơ thể đào thải ra sẽ đọng lại bỉm, tích tụ ở đó và vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm tại chỗ, hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hay gặp ở trẻ gái hơn trẻ trai vì đường tiểu ở trẻ gái ngắn, vi khuẩn từ ngoài dễ dàng xâm nhập đi ngược dòng theo niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Một số bé còn gặp tình trạng viêm kẽ bẹn do nấm candida không được điều trị dứt điểm sẽ gây viêm âm đạo…

Không kiểm soát được việc đi vệ sinh

Việc lạm dụng bỉm sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm, dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.

Suy thận

Nếu bố mẹ đóng bỉm cho trẻ quá lâu, không thay ngay khi trẻ đại tiện, dẫn tới viêm nhiễm lâu ngày. Quá trình này tích tụ lâu ngày, gây nhiễm trùng đường tiểu dưới lan lên đường tiểu trên gây biến chứng viêm thận, bể thận, suy thận.

Giảm chức năng sinh sản

Việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ cục bộ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và lâu ngày như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.

Ngoài ra đóng bỉm quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản, gây tổn thương vùng sinh dục, dẫn đến đái buốt, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam có thể gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính, có tác hại cho tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Vậy mặc bỉm cho bé thế nào là đúng cách?

Khi mua bỉm cần chú ý mua loại có nhãn mác, bỉm phải đạt độ thấm hút tốt và thấmđều, vách chống trào tốt; Miếng dán đạt độ bám dính tốt và không tạo tiếng kêu to khi mở ra; Bỉm có thiết kế vừa vặn với bé; Chất liệu mặt ngoài của bỉm cũng phải bền và thoáng khí.

Chỉ nên đeo bỉm tối đa 4 – 6 tiếng. Thay ngay khi bé đi đại tiện. Khi thay nên lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm. Chỉ nên đóng bỉm mới khi da trẻ đã khô hẳn.

Mỗi ngày nên để bé “thả rông” vài ba tiếng để da khô thoáng.

Tuyệt đối không dùng phấn thoa lên vùng hăm tã vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, không thoát mồ hôi gây nên kích ứng.

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào giờ nhất định để hạn chế mặc bỉm ban ngày. Khi trẻ có biểu hiện viêm da phải dừng ngay mặc bỉm hoặc tã giấy, làm thông thoáng, khô, sạch vùng da bị viêm, nếu không khỏi phải đưa đến bác sĩ ngay.

Đóng bỉm cho bé là một vấn đề rất được quan tâm và gây nhiều tranh cãi. Khi nào nên đóng bỉm cho bé? Làm sao để đóng bỉm cho bé? Nên dùng bỉm hay tã vải? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Phân biệt các loại tã cho trẻ sơ sinh

–Miếng lót sơ sinh : giống như băng vệ sinh hằng ngày phiên bản khổng lồ, nó được dán bên trong tã vải để tăng độ thấm hút và bảo vệ làn da của em bé.

–Tã giấy : cũng giống như băng vệ sinh, có keo dán để dính vào quần của bé. Nó thường dùng cho trẻ mới sinh.

–Tã chéo : gồm tã xô và tã vải. Tã xô được làm bằng vải mùng, thường dùng để lót bé khi quấn tã chéo hoặc khi bé lớn hơn 1 chút cho bé mặc quần cũng có thể lót miếng tã xô bên trong. Còn tã vải làm bằng cotton và thường sử dụng kèm với miếng lót sơ sinh.

–Quần tã : giống như quần chip, được làm bằng vải nhưng có miếng dán ở 2 bên.

–Bỉm : hình dáng giống như chiếc quần nhưng được làm hoàn toàn bằng vải. Gồm 2 loại là bỉm dán và bỉm quần; khác nhau là ở miếng dán 2 bên, bỉm quần không có miếng dán này.

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc dùng tã giấy, bỉm hay tã vải. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, không cái nào là tốt hoàn toàn.

  • Tã giấy, bỉm thì rất tiện lợi khi dùng, có thể mang đi xa, thấm hút tốt, dùng 1 lần rồi bỏ. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị dị ứng hóa chất (nổi mẩn đỏ, ngứa…) khi dùng loại này; ngoài ra nó cũng làm tăng lượng chất thải ra môi trường.
  • Tã vải thì thoáng mát, không lo dính hóa chất, giá thành rẻ, có thể dùng lại được. Nhược điểm là không tiện sử dụng, khó gấp, nhanh hư, mất nhiều thời gian khi thay tã cho bé, phải giặt bằng tay sau đó là ủi để phẳng.

Xem thêm : Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh : 10 Bước hướng dẫn bằng hình ảnh.

Khi nào nên đóng bỉm cho bé?

Bỉm là một loại tã được sử dụng rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên trẻ sơ sinh mới sinh ra không nên dùng bỉm ngay.

Thời điểm bắt đầu đóng bỉm cho bé ở mỗi gia đình là khác nhau. Một số bà mẹ cho dùng bỉm từ sớm, khi bé được 2 tuần tuổi, một số khác phải sau 3, 4 tháng.

Theo kinh nghiệm của đa số các bà mẹ thì từ tháng thứ 2 trở đi là bé đã có thể đóng bỉm được rồi. Trước đó, bé nên dùng tã giấy hoặc tã vải.

Ngoài ra, tin đồn đóng bỉm sớm hoặc nhiều sẽ gây vô sinh và chân vòng kiềng là hoàn toàn không đúng. Bạn không cần lo lắng về điều này khi đóng bỉm cho bé.

Tuy nhiên, nếu bạn đóng bỉm không đúng cách sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, dễ bị hăm tã và viêm nhiễm.

Xem thêm : Trẻ bị rôm sảy phải làm sao?

Hướng dẫn giúp bạn đóng bỉm đúng cách

1. Lựa chọn bỉm.

  • Chọn đúng kích cỡ :

Không nên mặc bỉm quá chật sẽ dễ dẫn đến khó chịu, viêm nhiễm nhưng ngược lại, mặc bỉm rộng quá sẽ khiến bé dễ bị tràn ra ngoài.

Kích thước bỉm cho trẻ thường chia theo cân nặng: 0-5kg, 4-8kg, 6-11kg, 9-14kg và 12-22kg.

  • Chọn theo giới tính :

Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, vì thế nếu chọn bỉm ta cần chọn loại có thiết kế độ dày tập trung vào vị trí đó.

Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước, vì thế ta cần chọn bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.

  • Theo giá tiền :

Bỉm càng đắt tiền thì càng tốt không hoàn toàn đúng nhưng thường thì chất lượng luôn đi kèm với giá cả. Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình, bạn có thể chọn những loại bỉm giá bình dân miễn là chất lượng ổn, không cần quá tốt.

2. Các bước đóng bỉm cho bé.

  • Chuẩn bị tất cả mọi thứ bên cạnh : bỉm mới, khăn ướt, chậu nước ấm, khăn khô, thùng rác,…
  • Tập trung vào việc cho bé đóng bỉm, không làm gì khác và không để bé một mình không có người trông chừng.
  • Rửa tay sạch trước khi đóng bỉm cho con.
  • Đặt bé nằm xuống giường hoặc thảm, chiếu.
  • Nếu trước đó chưa đóng bỉm thì chỉ cần cho bé mặc bỉm như hướng dẫn trên bao bì.
  • Còn nếu trước đó đang dùng bỉm thì bạn hãy nhẹ nhàng gỡ nó ra, cuộn lại cho vào thùng rác.
  • Dùng giấy ướt, khăn ướt lau nhẹ từ trước ra sau, lau cả mông. Nếu trẻ đi đại tiện nhiều quá, tràn ra thì bạn cần rửa sạch với nước. Khăn này sau đó bỏ đi.
  • Dùng chiếc khăn khác, thấm với nước ấm lau lại cho sạch.
  • Sau đó lau bằng khăn khô.
  • Cuối cùng là thay bỉm mới, tránh quấn tới khu vực rốn.
  • Với trẻ mới sinh, thì cứ cách 2-3 tiếng thì thay một lần, lớn hơn thì 3-4 tiếng.

3. Những sai lầm khi đóng bỉm cho bé.

  • Đóng bỉm cả ngày 24/24.
  • Để bỉm quá 8 tiếng.
  • Dùng lại bỉm cũ.
  • Trẻ trên 3 tuổi vẫn đóng bỉm.
  • Chọn bỉm sai kích cỡ.
  • Không dùng kem chống hăm hoặc phấn rôm.
  • Không vệ sinh tay của người lớn khi thay bỉm cho bé.

Xem thêm : Tổng hợp kinh nghiệm cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông.


Với nhiều bố mẹ, đóng bỉm cho bé là một việc rất đơn giản và thú vị nhưng với những người lần đầu thay bỉm cho con thì sẽ gặp chút khó khăn. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm từ những bà mẹ khác, việc đóng bỉm cho bé sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Trẻ sơ sinh đóng bỉm gì?

Mẹ nên chọn cho bé loại tã làm bằng chất liệu 100% cotton mềm mại, có khả năng hút ẩm, thoáng khí. Tã vải thường là loại an toàn cho làn da bé và có khả năng tái sử dụng. Có thể chọn nhiều loại tã vải khác nhau để kết hợp sử dụng như tã vải mỏng, tã vải có miếng lót, tã vải kết hợp.

Khi nào nên mặc bỉm quần cho bé?

Bé được 3 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để bắt đầu sử dụng bỉm quần. Đây là lúc cơ thể bé đã cứng cáp, bắt đầu lật lẫy và cử động đạp chân nhiều hơn. Các thay đổi này khiến việc dùng miếng lót sơ sinh hay tã dán sơ sinh thông thường không đảm bảo được khả năng chống tràn.

Bé trai mặc bỉm nhiều có ảnh hưởng gì không?

Nếu bố mẹ đóng bỉm cho trẻ quá lâu, không thay ngay khi trẻ đại tiện, dẫn tới viêm nhiễm lâu ngày. Quá trình này tích tụ lâu ngày, gây nhiễm trùng đường tiểu dưới lan lên đường tiểu trên gây biến chứng viêm thận, bể thận, suy thận. Việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn.

Dùng bỉm cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?

Sau khi đã lau rửa cho bé sạch sẽ, bạn dùng khăn bông mềm lau khô người bé và để da bé trần vài phút. Bóc bỉm/tã mới, sau đó nhấc nhẹ 2 chân của bé và luồn tã/bỉm mới vào dưới mông bé. Tiếp đó, bạn bôi kem chống hăm lên mông bé và các phần da nếp gấp rồi mặc tã mới cho bé.