Công chứng dịch thuật là gì

Có không ít khách hàng đặt câu hỏi đến Chúc Vinh Quý rằng công chứng bản dịch khác chứng thực bản dịch ở điểm nào? Thậm chí một số bạn còn nhầm lẫn đây là một thủ tục nhưng được gọi với 2 cách khác nhau. Vì thế nhiều lần dẫn đến cái rắc rối không đáng có. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch.

Văn bản dịch thuật là những giấy tờ, văn kiện hoặc tài liệu được viết bằng ngôn ngữ nước ngoài cần sử dụng ở Việt Nam hoặc ngược lại. Lúc này, chúng sẽ được chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hay ngược lại. Nếu bản gốc có con dấu mộc chứng nhận pháp lý, thì bản dịch cũng phải được đem đến văn phòng công chứng xác thực. Lúc này những văn bản dịch thuật trên mới có giá trị sử dụng và lưu hành.

Công chứng bản dịch là gì?

Công chứng bản dịch là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với một văn bản, tài liệu nước ngoài có con dấu pháp lý khi muốn sử dụng tại Việt Nam. Người dịch thuật bản dịch công chứng phải là CTV đã ký hợp đồng với phòng tư pháp địa phương cấp quận/huyện. Họ đã được công khai niêm yết chữ ký trên trụ sở. Giấy tờ sau khi được dịch thuật sẽ được chuyển cho công chứng viên. Kế tiếp, công chứng viên sẽ đối chiếu với bản gốc và đóng dấu xác nhận khi chuẩn xác về nội dung. Cuối cùng sẽ trao trả lại khách hàng.

Vậy Sở Tư pháp có dịch thuật công chứng không? Câu trả lời là có. Dù bạn dịch thuật tại đơn vị tư nhân hay Nhà nước, mọi giấy tờ đều phải đưa đến Sở tư pháp xác nhận và công chứng. Nếu không văn bản, tài liệu công chứng bản dịch của bạn sẽ không được công nhận và không có giá trị về mặt pháp lý. Đây cũng là điểm công chứng bản dịch khác chứng thực bản dịch.

Chứng thực bản dịch là gì?

Khác biệt giữa công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch chính là công chứng sẽ chú trọng về nội dung, còn chứng thực sẽ quan trọng về hình thức. Chứng thực bản dịch chỉ là thủ tục xác nhận bản sao, chữ ký trong bản dịch chính xác so với bản gốc. Không xét đến nội dung bên trong của văn bản. Chứng thực bản dịch có thể được thực hiện ở bất kỳ cơ quan nào của Nhà nước.

Những tài liệu chứng thực bản dịch phổ biến: văn bản hành chính, giấy khai sinh, hồ sơ cá nhân, hợp đồng, giấy tờ tùy thân, bảng điểm, chứng chỉ, bản án,…

Công chứng dịch thuật là gì

Khi nào cần đến dịch vụ dịch thuật công chứng

Những hồ sơ cá nhân phổ biến cần được dịch công chứng là: Chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, bằng đại học, giấy đăng ký kết hôn, học bạ, các loại chứng chỉ, giấy nhập cư,… Những cá nhân muốn xuất ngoại để đi du học, du lịch hay định cư ở nước ngoài cần tìm hiểu kỹ hơn về yêu cầu đối với từng loại giấy tờ khi công chứng. Dịch công chứng cũng đặc biệt cần thiết và đóng vai trò quan trọng cho các doanh nghiệp khi muốn thâm nhập thị trường quốc tế.

Muốn dịch thuật công chứng được, tài liệu phải có chữ ký và con dấu. Trường hợp tài liệu có nhiều trang phải đóng dấu giáp lai. Với tài liệu của các quốc gia không sử dụng con dấu thì chỉ cần chữ ký. Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp. Trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó.

Có tự dịch thuật công chứng được hay không?

Về nguyên tắc thì điều này là không được phép vì sau khi dịch, người dịch phải đi công chứng và cam kết trước pháp luật rằng việc dịch là chính xác, đúng đắn có bản đính kèm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản dịch đó.

Văn bản dịch phải có tính chính xác, tính độc lập, tính khách quan, và công tâm theo quy định pháp luật. Vì thế, bản dịch công chứng mới đảm bảo được tin cậy và tin tưởng, chấp nhận ở các cơ quan, tổ chức. Mặc dù thế, những nguyện vọng của khách hàng sẽ được văn phòng ghi lại và chuyển cho người dịch để tham khảo. Trong trường có thể, người dịch sẽ cố gắng để thỏa mãn nguyện vọng của khách hàng, nhưng khi đã xem xét đến nguyện vọng khách hàng mà người dịch khó hay không thể thuận theo thì văn phòng mong các khách hàng thông cảm vì văn phòng chỉ tuân theo của pháp luật.

Trường hợp có bằng đại học chuyên ngành ngoại ngữ: được dịch thuật công chứng hồ sơ với mục đích cá nhân. Khi công chứng mang theo tài liệu gốc, bản photo tài liệu gốc, bản dịch, giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ liên quan.

Công chứng dịch thuật là gì

Làm dịch thuật công chứng ở đâu?

Cho dù bạn ở bất kỳ tỉnh thành nào trên toàn quốc thì có thể làm dịch thuật công chứng tại 3 đơn vị là Công ty dịch thuật, Văn phòng công chứng và Phòng công chứng (thuộc sở tư pháp các quận huyện). Dưới đây chúng ta cùng phân tích ưu nhược điểm của các đơn vị này nhé.

1. Công ty dịch thuật

Công ty dịch thuật ra đời để đáp ứng mọi yêu cầu dịch thuật chuyển đổi ngôn ngữ. Với đội ngũ biên dịch viên full time giàu kinh nghiệm, kỹ năng cao thì các công ty dịch thuật được đánh giá cao nhất về năng lực dịch thuật; kể cả các tài liệu dài, khó, nhiều trang thì cũng có thể hoàn thành trong thời gian rất nhanh.

Công ty dịch thuật cũng đăng ký các biên dịch viên của mình với các văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng để thực hiện chức năng công chứng. Chính vì vậy công ty dịch thuật có thể nhận làm cả dịch thuật công chứng tư nhân và tư pháp.

Ngoài ra các công ty dịch thuật thường có quy trình dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng nên hạn chế tối đa thời gian chờ đợi. Nếu bạn đang cần dịch thuật công chứng lấy ngay hoặc xử lý các tài liệu dài, khó, nhiều trang thì nên liên hệ các công ty dịch thuật.

2. Văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng tư nhân có nhận làm dịch thuật công chứng tư nhân trọn gói. Quá trình dịch thuật của Văn phòng công chứng sẽ thông qua các cộng tác viên dịch thuật đã đăng ký với họ.

So với các công ty dịch thuật thì năng lực dịch thuật của Văn phòng công chứng không bằng (sự chính xác và tốc độ dịch). Tuy nhiên với các tài liệu đơn giản, ngắn trang thì bạn có thể làm công chứng dịch thuật tại Văn phòng công chứng nhé.

3. Phòng công chứng sở tư pháp

Phòng tư pháp thuộc sở tư pháp các quận huyện là đơn vị chuyên làm dịch thuật công chứng tư pháp. Quá trình dịch thuật của phòng công chứng cũng thông qua các cộng tác viên đăng ký với họ.

Là một cơ quan nhà nước nên so với Công ty dịch thuật hay Văn phòng công chứng thì phòng công chứng có phong cách làm việc không nhanh nhẹn, chuyên nghiệp bằng. Năng lực dịch thuật thì cũng phụ thuộc vào các cộng tác viên dịch nên cũng không được đánh giá cao bằng công ty dịch thuật.

Sự thật là hầu hết các đơn vị tiếp nhận hồ sơ chỉ yêu cầu dịch thuật công chứng tư nhân. Tuy nhiên nếu nơi tiếp nhận hồ sơ của bạn yêu cầu phải làm công chứng tư pháp thì có thể làm tại phòng công chứng.

Dịch thuật công chứng mất bao lâu?

Dịch thuật công chứng bao gồm 2 giai đoạn là Dịch Thuật (1) và Công chứng (2). Chính vì vậy hời gian thực hiện dịch thuật công chứng sẽ bằng Thời gian dịch thuật + Thời gian công chứng. Dưới đây

1. Thời gian dịch thuật

Thời gian làm dịch thuật sẽ phụ thuộc vào độ dài của tài liệu, năng lực và quy trình của đơn vị làm dịch thuật. Trong các đơn vị làm dịch thuật công chứng thì công ty dịch thuật là có năng lực dịch thuật tốt nhất, nhanh nhất.

Với các công ty dịch thuật chuyên nghiệp thì thời gian dịch tài liệu ngắn, ít trang chỉ mất một vài giờ. Với các tài liệu dài nhiều trang thì tùy thuộc vào độ khó, độ dài của tài liệu mà thời gian dịch có thể mất một vài ngày.

2. Thời gian công chứng

Thời gian công chứng sẽ phụ thuộc vào loại hình công chứng Tư nhân hay Tư pháp. Thời gian hoàn thành công chứng tư nhân bản dịch thường rất nhanh, có thể lấy ngay trong ngày. Ví dụ:

– Nếu nộp tài liệu vào buổi sáng và hoàn thành quá trình dịch trước 10h sáng thì có thể nhận bản dịch công chứng trong khoảng 14-15h chiều).

– Nếu nộp tài liệu vào buổi chiều và hoàn thành quá trình dịch trước 17h chiều thì có thể nhận bản dịch công chứng trong khoảng 10-11h sáng hôm sau).

Tuy nhiên nếu bản dịch cần được công chứng tư pháp thì thời gian chờ đợi thường sẽ lâu hơn. Quá trình dịch thuật công chứng tư pháp có thể mất từ 4-7 ngày mới hoàn thành được.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ dịch thuật của Dịch thuật Châu Á

“Thời gian giải quyết nhanh và chi phí tiết kiệm hơn”

Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng lại rất thực tế. Có thể hiểu đơn giản, UBND quận, huyện chỉ là đơn vị quản lý. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người dịch (cộng tác viên) lên nhận hồ sơ, mang về dịch thuật. Dịch thuật xong, người dịch mang hồ sơ lên UBND công chứng. Phí dịch thuật là do nhà nước quy định bao gồm cả chi phí quản lý cộng tác viên. Quy trình giao nhận phức tạp nên thời gian lâu.

Công ty, dịch vụ dịch thuật là nơi người dịch (cộng tác viên) làm việc, trực tiếp nhận hồ sơ và dịch thuật. Người dịch mang hồ sơ lên UBND công chứng. Vì vậy, tiết kiệm được thời gian giao nhận hồ sơ. Phí dịch thuật công chứng, phương thức giao nhận, dịch vụ khách hàng dựa theo nguyên tắc thị trường nên cũng hợp lý hơn.

Hy vọng những chia sẻ về dịch thuật công chứng sẽ giúp bạn trả lời phần nào về vấn đề công chứng bản dịch này.

Dịch thuật văn bản ở đâu?

Ở Việt Nam có 3 đơn vị được cấp phép làm dịch thuật công chứng là công ty dịch thuật, văn phòng công chứng tư nhân và phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện. Cả 3 đơn vị này có tổ chức không giống nhau nhưng đều được cấp phép làm dịch thuật và công chứng bản dịch theo đúng quy định của Luật Công chứng 2014.

Dịch thuật và công chứng mất bao lâu?

Thời gian dịch thuật công chứng đối với những giấy tờ đơn giản như căn cước công dân, hộ chiếu, visa, giấy khai sinh,… sẽ mất khoảng từ 4 – 5 ngày hoặc có thể cả tuần. Nếu có thể thực hiện nhanh thì chỉ mất khoảng 2 ngày.

Công việc dịch thuật như thế nào?

Dịch thuật, phiên dịch hay chuyển ngữ là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tương đương - bản dịch.

Dịch thuật chứng thực là gì?

Dịch chứng thực là bản dịch được cung cấp bởi người dịch đã được chứng nhận (người dịch có chuyên môn về dịch thuật ngôn ngữ đó). Người dịch phải cung cấp họ tên, chữ ký, ngày dịch và các thông tin khác, phải tuyên thệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật để đảm bảo rằng bản dịch là hoàn chỉnh và chính xác.