Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là làm gì

Ngành đào tạo Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử [tiếng Anh: Mechatronics Engineering] là ngành học tổng hợp của các kiến thức về kỹ thuật điều khiển, cơ khí truyền thống, điện tử và công nghệ thông tin. Ngành này rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Nó cũng có vai trò quan trọng như một kỹ sư cơ điện tử trong mỗi một nhà máy hay xưởng sản xuất.

Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử là ngành khoa học tổng hợp liên ngành nhằm phát huy tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và sản xuất để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao. Khác với các sản phẩm nguyên vật liệu truyền thống [dầu khí, nông nghiệp, thuỷ sản…], hoặc các sản phẩm gia công [giầy dép, quần áo…] có giá trị gia tăng thấp, thì ngược lại các sản phẩm ứng dụng của ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử có giá trị gia tăng cao nằm trong ý tưởng thiết kế và phần mềm nhúng được lập trình cho sản phẩm. Ô tô cũng là sản phẩm tiêu biểu của ngành cơ điện tử với hàng trăm hệ thống chip vi điều khiển và các cơ cấu chấp hành khác.

Đào tạo chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên môn toàn diện, hiểu các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kĩ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành. Các trường đại học đào tạo cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử theo định hướng kỹ sư, có khả năng tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phù hợp với môi trường làm việc năng động và xu thế hội nhập cao.

Người học có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử và Tự động hóa. Khác với các ngành khác sinh viên có thể tùy ý học ngoại ngữ theo nhận thức về tầm quan trọng của nó, còn theo học chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, sinh viên mặc nhiên phải thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành nếu không sẽ bị đào thải nhanh hơn cả trí tưởng tượng.

Đầu ra của ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử rất “sáng”. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được các doanh nghiệp, các công ty liên doanh, công ty công nghệ cao chào đón và luôn được "định giá" là nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của đơn vị. Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử, điều khiển máy móc, thiết bị; có thể vận hành các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến khác trên thế giới.

Còn phải nói đến nữa là tính “đa zi năng” của người có chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử vì họ có thể đảm nhiệm nhiều vị trí việc làm khác nhau trong một bộ máy làm việc. Có thể là kỹ sư phụ trách công tác kỹ thuật, thiết kế, quản lý dự án, làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh liên quan đến công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, tự động hóa... Còn có hơi phội phát triển thành các chuyên viên phân tích, tư vấn và kinh doanh tại các doanh nghiệp, bộ, ban, ngành; có thể đảm nhận công việc phụ trách dịch vụ sau bán hang, phát triển mẫu mã sản phẩm; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức.

Thậm chí, tùy duyên, người học có thể trở thành những nghiên cứu viên hoặc giảng viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu. Cùng với đó, họ cũng có thể lựa chọn tiếp tục học bậc sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ Cơ điện tử, Tự động hóa, Cơ kỹ thuật; nghiên cứu triển khai các ứng dụng của ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử trong thực tế.

Và vì là một ngành học khó, đòi hỏi học viên phải có năng lực, kiến thức và sự đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức… nhiều như vậy, nên bù đắp lại, những kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử luôn có mức thu nhập cao vào loại hạng nhất nhì trong đơn vị. Đó là lý do lý giải vì sao sức nóng của ngành học này chưa khi nào hạ nhiệt!

Review ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử – Đại học Công nghệ – ĐHQGHN [UET] – Xu hướng mới của công nghệ 4.0

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc chạy đua về công nghệ, về kỹ thuật tự động hóa hướng con người thay đổi cách thức làm việc, kết nối với nhau được tối ưu hóa. Điều này đã hướng tới sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Kỹ thuật cơ điện tử, ví dụ: robot, các dây chuyền tự động,… Bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì? Sinh viên trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN [UET] sẽ được đào tạo như thế nào?

Dây chuyền sản xuất tự động hóa

Mục lục

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử?

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là một lĩnh vực liên ngành, kết hợp giữa điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển nhằm tối ưu các hệ thống trong công việc thiết kế, sản xuất dây chuyền; tạo ra các sản phẩm công nghệ có tính năng vượt trội hơn ví dụ tiêu biểu là Robot.

Kỹ thuật cơ điện tử hướng tới ứng dụng các sản phẩm công nghệ thông minh, máy móc, dây chuyền tự động. Các sản phẩm nghiên cứu này không chỉ được dùng trong sản xuất công nghiệp mà còn có tính ứng dụng cao trong sản xuất nông nghiệp. Giúp, tăng chất lượng sản phẩm, tăng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm thiểu lao động thủ công, và giảm ô nhiễm môi trường.

2. Học Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ở UET có nổi bật?

Tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN, ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử bắt đầu được đào tạo từ năm 2017. Mục tiêu hướng tới của khoa Kỹ thuật cơ điện tử là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành. Trong tương lai, nguồn nhân lực triển vọng này sẽ góp phần sáng tạo, nghiên cứu và chuyển giao các thành quả công nghệ hiện đại, có tính ứng dụng cao, góp phần thúc đẩy ngành kinh tế đất nước.

Hiện nay, chương trình/ ngành đào tạo Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử tại UET hệ chất lượng cao [CLC]. Mã ngành là CN6

Tổ hợp xét tuyển:

  • – A00 – Toán, Vật lí, Hóa học
  • – A01 – Toán, Vật lí, Tiếng Anh

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN là một Ngành kỹ thuật liên ngành trong 5 lĩnh vực: Điện; Điện tử, Cơ khí, Kỹ thuật điều khiển; và Công nghệ thông tin. Người học sẽ được đào tạo từ kiến thức nền, kiến thức chuyên sâu của mỗi ngành theo lựa chọn định hướng phát triển nghề nghiệp tương lai.

Chương trình đào tạo của Khoa Công nghệ kỹ thuật điện tử tại UET có sự kết hợp, liên kết với tập đoàn trong nước và ngoài nước. Về phần mềm có Viettel, FPT, CNC,.. Các doanh nghiệp lớn đang đầu tư vào Việt Nam có LG, Samsung, Nissan tạo bước đệm cho sinh viên được thực hành thực tế trong quá trình học tập, tiếp cận các cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi ra trường.

Học phí: 35.000.000đ/năm

Theo thống kê của ĐH Công nghệ – ĐHQGHN vào năm 2010, có tới 96% sinh có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp.

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

4. Điều kiện cần khi học ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

Để trở thành một sinh viên tốt, thành công trong lĩnh vực Kỹ thuật cơ điện tử, người học cần có các tố chất sau:

  • – Đam mê với công nghệ, tự động hóa; yêu thích sáng tạo các thiết bị, máy móc hiện đại
  • – Am hiểu kiến thức về các đặc tính cơ học, vật liệu cơ khí, cấu trúc và nguyên lý máy để thiết kế cơ khí
  • – Kiến thức nền về công nghệ thông tin
  • – Nhanh nhạy với con số, và có tư duy logic.
  • – Có kỹ năng nghiên cứu, đánh giá tốt.

Sinh viên Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử thực hành

5. Cơ hội việc làm của ngành sinh viên Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử – ĐH Công nghệ – ĐHQGHN [UET]

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử tại UET sẽ có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như:

  • – Kỹ thuật viên lập trình, thiết kế, vận hành và bảo trì thiết bị, máy móc tại các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp có trang bị dây chuyền tự động, các hệ thống máy móc.
  • – Chuyên viên tư vấn về lập trình, công nghệ, thiết kế, thi công và chuyển giao các hệ thống, dây chuyền tự động.
  • – Nhân viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp, ban quản lý dự án.
  • – Nhân viên phát triển và nghiên cứu [R&D], nhân viên sản xuất, nhân viên kỹ thuật,.. tại các doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra, sinh viên được đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử sẽ có cơ hội thăng tiến lên các vị trí trưởng bộ phần, quản lý, giám đốc tại công ty.
  • – Tại chức Giảng viên, cố vấn tại trường Đại học hoặc nhà nghiên cứu tại các cơ sở đối tác, các ban ngành, các viện nghiên cứu sau khi kết thúc học nâng cao trình độ chuyên môn [thạc sĩ, tiến sĩ] tại trường hoặc du học nước ngoài.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử của ĐH Công nghệ – ĐHQGHN. Chúc các bạn sẽ tìm được ngành học và ngôi trường phù hợp!

Chủ Đề