Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Trong những năm gần đây lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng, đồng thời sự tăng trưởng ngày du lịch Việt Nam đều có xu hướng tăng trưởng mạnh, do vậy các cơ sở ăn uống và mua sắm để phục vụ khách du lịch được hình thành. Tuy nhiên để thực hiện việc kinh doanh phục vụ khách du lịch đúng quy định pháp luật các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phải xin giấy phép và đáp ứng các điều kiện mới được kinh doanh cơ sở ăn uống và cơ sở mua sắm. Với đội ngũ nhân viên, luật sư, luật gia có chuyên môn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành Luật Thành Thái mong muốn trợ giúp cho khách hàng những thủ tục nhanh gọn, đơn giản nhất trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành.

1. Điều kiện cấp biển hiệu phục vụ khách du lịch với cơ sở ăn uống

1.1. Đăng ký kinh doanh và thực hiện các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật;

1.2. Bố trí nơi gửi phương tiện giao thông của khách;

1.3. Đảm bảo các tiêu chuẩn:

a] Vị trí dễ tiếp cận, có quầy bar;

b] Đủ điều kiện phục vụ tối thiểu năm mươi khách; có trang thiết bị phù hợp đối với từng loại món ăn, đồ uống; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

c] Có thực đơn, đơn giá và bán đúng giá ghi trong thực đơn;

d] Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;

e] Bếp thông thoáng, có trang thiết bị chất lượng tốt để bảo quản và chế biến thực phẩm;

f] Nhân viên phục vụ mặc đồng phục phù hợp với từng vị trí công việc, đeo phù hiệu trên áo;

g] Có phòng vệ sinh riêng cho khách;

h] Thực hiện niêm yết giá và chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.

2. Thành phần hồ sơ: 

2.1. Đơn đề nghị cấp biển hiệu [theo mẫu theo Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL];

2.2. Báo cáo của cơ sở kinh doanh về tình hình hoạt động, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

3. Công việc Luật Thành Thái thực hiện:

3.1. Soạn thảo hồ sơ;

3.2. Thay mặt, đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ hành chính Sở văn hóa Thể thao và Du lịch;

3.3.  Nhận phiếu nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

d]  Nhận thông báo bổ sung hồ sơ [Nếu có].

e] Đại diện khách hàng  nhận kết quả tại Sở văn hóa Thể thao và Du lịch.

4. Căn cứ pháp lý

4.1. Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.

4.2. Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch. Có hiệu lực từ ngày 30/01/2009.

4.3. Thông tư số 47/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí phí thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Có hiệu lực từ ngày 27/5/2010.

Hiện nay, các cơ sở ăn uống để phục vụ khách du lịch ngày một gia tăng và phát triển. Tuy nhiên, để được công nhận là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thì các cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện luật định. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn giàu kinh nghiệm, Luật Long Phan PMT mong muốn trợ giúp cho khách hàng về thủ tục công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

   Thủ tục công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

>>>Xem thêm: Bộ công thương ban hành công văn về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL tiêu chuẩn để được công nhận là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn khách du lịch gồm:

  • Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;
  • Phòng ăn có đủ ánh sáng; có hệ thống thông gió; có bàn, ghế hoặc chỗ ngồi thuận tiện; nền nhà khô, sạch, không trơn, trượt; đồ dùng được rửa sạch và để khô; có thùng đựng rác;
  • Có thực đơn bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác [nếu cần] kèm theo hình ảnh minh họa;
  • Bếp thông thoáng, có khu vực sơ chế và chế biến món ăn riêng biệt; có trang thiết bị bảo quản và chế biến thực phẩm;
  • Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; mặc đồng phục và đeo biển tên trên áo;
  • Niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và nhận thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát hành;
  • Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.

>> Xem thêm: Thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Hồ sơ đăng ký

Theo khoản 2 Điều 56 Luật Du Lịch 2017 thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch [Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017];
  • Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Số lượng hồ sơ: 01 [bộ].

Trình tự, thủ tục thực hiện

Trình tự thực hiện

Theo khoản 3 Điều 56 Luật Du Lịch 2017 trình tự thực hiện như sau:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp hồ sơ đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đặt cơ sở kinh doanh;
  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  Trình tự, thủ tục thực hiện

>>>Xem thêm: Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng

 Cách thức thực hiện

  • Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 Lệ phí

  • 000.000 đồng/hồ sơ [Thông tư số 34/2018/TT-BTCngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính].

 Cơ quan thực hiện

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thời hạn của quyết định công nhận

  • Theo khoản 5 Điều 56 Luật Du lịch 2017 thời hạn của quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn là 03 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống có như cầu đăng ký công nhận lại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện theo các bước như trên.
  • Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn; thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không bảo đảm các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.

  Thời hạn của quyết định công nhận

>>>Xem thêm: Thủ tục công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu phục vụ khách du lịch

Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về thủ tục công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP qua HOTLINE 1900.63.63.87 để đượchỗ trợ tốt nhất. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email hoặc .

Tôi muốn mở một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch. Xin hỏi loại hình kinh doanh dịch vụ này có bắt buộc phải đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền không? Nếu được công nhận thì doanh nghiệp sẽ có những quyền lợi gì?

Trả lời:

- Tại Điều  54 Luật Du lịch năm 2017 quy định về các loại dịch vụ du lịch khác như sau:

Điều 54. Các loại dịch vụ du lịch khác

1. Dịch vụ ăn uống.

2. Dịch vụ mua sắm.

3. Dịch vụ thể thao.

4. Dịch vụ vui chơi, giải trí.

5. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

6. Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

- Tại Điều  56 Luật Du lịch năm 2017 quy định về công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch như sau:

Điều 56. Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Hồ sơ đăng ký công nhận bao gồm:

a] Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b] Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận được quy định như sau:

a] Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh;

b] Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

5. Quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn 03 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác có nhu cầu đăng ký công nhận lại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

6. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn; thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không bảo đảm các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.

7. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác.

- Tại Điều  57 Luật Du lịch năm 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch như sau:

Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1. Được đưa vào cơ sở dữ liệu xúc tiến du lịch quốc gia.

2. Được ưu tiên tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương tổ chức.

3. Được treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và sử dụng danh hiệu này để quảng cáo, thu hút khách du lịch.

4. Phải bảo đảm điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan trong suốt quá trình kinh doanh.”

Theo quy định tại khoản 4 Điều  54 Luật Du lịch năm 2017 thì loại hình dịch vụ vui chơi giải trí thuộc một trong các loại dịch vụ du lịch khác. Theo quy định tại khoản 1 Điều  56 Luật Du lịch năm 2017 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, loại hình kinh doanh dịch vụ này không bắt buộc phải đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu được công nhận thì doanh nghiệp sẽ có những quyền lợi theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 57 Luật Du lịch năm 2017 như dẫn chiếu ở trên. 

Công Anh

Admin PBGDPL

Video liên quan

Chủ Đề