Công thức định giá cổ phiếu p/e

Giá cổ phiếu [P]= Lãi cơ bản trên một cổ phiếu [ viết tắt EPS] x P/E  

Trong đó:

P [Price] – Giá cổ phiếu cần định giá

EPS [Earnings per share]: Lãi cơ bản trên một cổ phiếu hay gọi thu nhập trên một cổ phần

P/E: Hệ số giá/thu nhập của ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động

Mục đích của chỉ số PE để so sánh giá cổ phiếu đắt hay rẻ; hai là để xác định giá giá trị doanh nghiệp hợp lý là bao nhiêu khi biết được lợi nhuận doanh nghiệp.

Muốn xác định P/E của doanh nghiệp nào đó = Giá thị trường của cổ phiếu đó/EPS

Ví dụ: Tại ngày 30-8-2019 giá VNM là 123.000 VNĐ; EPS 4 quý gần nhất = 6.020 đ, Vậy PE của VNM = 123.000/6.020 = 20,42 lần [Có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 20,42 đồng để có 01 đồng thu nhập trong 1 năm hay hiểu theo cách khác là nếu đầu tư VNM thì sau 20,42 năm sẽ thu hồi số vốn bỏ ra nếu lợi nhuận không đổi trong 20,42 năm].

Giải thích chi tiết hơn về các chỉ tiêu trên:

  1. EPS =[Lợi nhuận sau thuế- cổ tức của cổ phiếu ưu đãi]/tổng số lượng cổ phần bình quân

Nhưng để đơn giản, tính nhanh sơ bộ = Lợi nhuận sau thuế/ tổng số lượng cổ phần

  1. Tổng số lượng cổ phần = Vốn điều lệ hay được hiểu là vốn cổ phần/10.000 đồng [tất cả đều chia cho 10.000 đồng]
  2. P/E: Tìm ra hệ số P/E chuẩn theo 4 cách sau:

PE trung bình của ngành công ty cùng ngành liên quan công ty đó. Ví dụ PE

PE toàn bộ công ty trong ngành nào đó

PE của toàn bộ thị trường

PE của hiện tại so với quá khứ

Tham khảo PE của các ngành tại: //ra.vcsc.com.vn/Sector/Index-324

P/E = 20 lần có nghĩa là bạn sẵn sàng bỏ ra 20 đồng để có được 1 đồng thu nhập trong 1 năm hoặc số năm thu hồi vốn nếu lợi nhuận không đổi.

Để có thể hiểu và áp dụng cách đơn giản, Vinastock minh hoạ thông qua hai ví dụ sau:

Ví dụ 1:

Doanh nghiệp bạn có 3 người cùng góp vốn kinh doanh với số vốn 30 tỷ đồng [đã đăng ký sở kế hoạch đầu tư và góp đủ vốn theo đăng ký].

Năm 2018, Lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí, thuế còn lại là Lợi nhuận sau thuế=6 tỷ

Bạn kinh doanh trong ngành hàng tiêu dùng với P/E giả sử ngành này =20 lần  

Vậy căn cứ số liệu ta tính toán như sau:

  • Tổng số lượng cổ phần = 30 tỷ/10.000 đồng =3 triệu cổ phần
  • EPS = 6 tỷ/3 triệu cổ phần = 2000 đồng
  • P [giá cổ phiếu ] = 2.000 x 20 lần = 40.000 đồng/ cổ phiếu

Ví dụ 2:

Áp dụng doanh nghiệp Vinamilk trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm 2018:

 

Trong Bảng cân đối kế toán, tại mục Vốn cổ phần ở chỉ tiêu [411-V.23] để tính toán Tổng lượng cổ phần của Vinamilk 2018 là = 17.416.877.930.000 đồng/10.000 đồng = 1.741.687.793 cổ phần

 

Trong Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, lấy chỉ tiêu mã số 60 – Lợi nhuận sau thuế TNDN để tính toán

EPS = 10.205.629.711.239 đồng /1.741.687.793 cổ phần = 5.860 đồng/ cổ phần, nhưng trong số liệu Lãi cơ bản trên cổ phiếu tại mã số 70 = 5.295 đồng/ cổ phần là do tính trên tổng số lượng cổ phần lưu hành bình quân [để hiểu hơn chi tiết xem tại các phương pháp EPS]

Giả sử P/E của ngành tiêu dùng là 20 lần , vậy Giá của cổ phiếu Vinamilk = 5.860 đồng x 20 lần = 117.200 đồng

TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ P/E:

 Về lý thuyết, có thể áp dụng P/E bình quân toàn ngành mà doanh nghiệp tham gia hoặc lựa chọn một doanh nghiệp có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu cần định giá.

           P/E bình quân ngành có thể được tính theo công thức sau:

Định giá theo phương pháp P/E có ưu điểm là có thể dùng để định giá cổ phiếu trong nhiều trường hợp như sáp nhập, mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, hoặc thậm chí định giá các cổ phiếu chưa được giao dịch

  1. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp định giá PE:

- Phương pháp đơn giản dễ hiểu, dễ sử dụng, sử dụng phổ biến

- Phương pháp sử dụng lợi nhuận doanh nghiệp để định giá doanh nghiệp

- Xác định những đối tượng so sánh phù hợp với công ty

- EPS

Chủ Đề