Y học dự phòng ra trường làm gì

Originally posted on Tháng Mười Hai 5, 2021 @ 19:49

• Có nên học ngành Y học Dự phòng?

Xem thêm: Y học dự phòng ra làm gì

• Y học Dự phòng là ngành học như thế nào?

• Bác sĩ Y học Dự phòng – ngành học hấp dẫn

• Trở thành Bác sĩ với ngành học Y học Dự phòng tại Đại học Nguyễn Tất Thành

NTTU – Y học Dự phòng là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong khi y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân thì y tế công cộng quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Vì vậy, mục tiêu hàng đầu của Y học Dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.

Muốn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, bác sĩ thuộc lĩnh vực y tế dự phòng phải chiếm tỉ lệ từ 25 – 30% nhân sự toàn ngành. Tuy nhiên, những năm qua, số cán bộ y tế công tác trong lĩnh vực này chỉ chiếm khoảng 12% tổng nhân lực toàn ngành. Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện các cơ sở dự phòng ở tuyến huyện thiếu 17.500 cán bộ ở tuyến tỉnh cần 5.300 cán bộ thuộc lĩnh vực y học dự phòng.

Để bổ sung đủ nhân lực lĩnh vực Y học Dự phòng chỉ có cách duy nhất là tập trung đầu tư, tăng cường đào tạo. Chủ trương chung của Bộ Y tế là mở rộng mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học đào tạo ngành Y học Dự phòng trên toàn quốc nhất là các khu vực còn gặp nhiều khó khăn trong khâu thu hút nhân lực. Trước nhu cầu cấp thiết đó, năm 2017, được sự cho phép của Bộ Giáo dục Đào tạo, trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã mở thêm chuyên ngành Y học Dự phòng ở trình độ đại học với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao và phát triển của ngành y tế.

Y học dự phòng – ngành có nhu cầu công việc cao trong lĩnh vực y tế trong nước và quốc tế

Sau một thời gian dài chuẩn bị nguồn lực và nhân lực, ngành Y học Dự phòng của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã quy tụ được hơn 100 giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng bao gồm các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, nhiều thạc sĩ có uy tín, kinh nghiệm trong công tác và giảng dạy tại các trường đại học y dược, bệnh viện lớn trong nước và quốc tế.

Chương trình đào tạo của ngành Y học Dự phòng sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn của các trường đại học lớn, đồng thời nhận được sự cố vấn sâu sát của các chuyên gia, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành đến từ Trường ĐH Y Dược TP. HCM. Nhà trường cũng tham khảo nhiều chương trình uy tín trong nước lẫn quốc tế và được đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á[ASEAN University Network].

Đọc thêm: Khối D04 gồm những môn nào? thi trường nào HOT?

Thông tin tuyển sinh

Bậc Đại học

Mã ngành: 7720110

Tổ hợp môn xét tuyển: B00

Thời gian đào tạo: 6 năm

Văn bằng: Bác sĩ

  • Phát hiện và giám sát các yếu tố nguy cơ và tìm nguyên nhân giải quyết vấn đề liên quan tới dinh dưỡng và an toàn thực phẩm;
  • Đưa ra quyết định liên quan tới các vấn đề sức khỏe ưu tiên cho cộng đồng dân cư, lập kế hoạch can thiệp và tổ chức thực hiện;
  • Giám sát, đánh giá tác động môi trường tự nhiên và xã hội lên sức khỏe cộng đồng;
  • Tổ chức quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp, giám sát phát hiện sớm và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh;
  • Thực hiện tập huấn, giám sát hỗ trợ cho y tế cơ sở về các vấn đề sức khỏe cộng đồng;
  • Thưc hiện nghiên cứu khoa học, đề tài, dự án trong lĩnh vực y học và y học dự phòng;
  • Thông thạo phương pháp lấy mẫu cộng đồng, thu thập, xử lý số liệu và đánh giá hiệu quả các dự án, chương trình quốc gia về can thiệp liên quan tới ngành. Đồng thời có khả năng thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế dự phòng.
  • Chẩn đoán, xử trí thành thạo các bệnh thông thường hoặc đề xuất chuyển tuyến một số bệnh chuyên khoa;
  • Thực hiện công tác tư vấn, truyền thông và giáo dục sức khỏe để nâng cao ý thức người dân về vấn đề sức

Đọc thêm: Học Nông – Lâm – Ngư nghiệp có khó xin việc không?

Y học Dự phòng là ngành học phù hợp với những người yêu thích công việc hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao ý thức sức khỏe cho người dân; Tôn trọng và chân thành và biết lắng nghe ý kiến của nhân dân về nhu cầu sức khỏe và có giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng. Đây cũng là công việc phù hợp với những người biết hợp tác đồng thời có kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp liên ngành trong việc ngăn ngừa bệnh tật lan rộng.

Bác sĩ Y học Dự phòng sẽ làm việc tại Trung tâm y tế dự phòng, các cơ sở y tế thuộc lĩnh vực y học dự phòng; Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế [Sở và trạm y tế quận huyện]; Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp y tế, Viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ liên quan tới Y tế Công cộng.

Năm 2021, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dự kiến xét tuyển theo 5 phương thức:

+ Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 theo tổ hợp môn.

+ Phương thức 2: Xét kết quả học bạ THPT đạt 1 trong các tiêu chí:

♦ Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên [được chọn điểm cao nhất trong 2 học kỳ của mỗi năm học];

♦ Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên;

♦ Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên;

+ Phương thứ 3: Xét kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM.

+ Phương thức 4: Thi tuyển đầu vào do trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức.

+ Phương thức 5: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.

Riêng với các ngành sức khỏe, Trường áp dụng theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT.

Tham khảo: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội – Cơ hội việc làm

Khi điều kiện khí hậu đang có những biến đổi khó lường cùng với dịch bệnh, vi khuẩn thay đổi liên tục gây hại cho con người thì công tác phòng chống dịch bệnh càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên bác sỹ trong ngành Y học dự phòng hiện nay lại ít, không đủ để đáp ứng cho xã hội. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Y học dự phòng

Y học dự phòng [Mã ngành: 7720110] là một lĩnh vực Y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh. Nói cách khác, Y học dự phòng là để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển, kiểm soát nguồn bệnh. Mục tiêu hàng đầu của ngành Y học dự phòng là nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh, kiểm soát bệnh của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.

Y học dự phòng còn có mục đích làm giảm khả năng xuất hiện của bệnh dịch, giảm tỷ lệ mới mắc, phát hiện bệnh sớm, tiến hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Điều trị bệnh với những phương án hợp lý ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn, phục hồi sức khỏe cho người bệnh khi bệnh để lại di chứng.

Ngành Y học dự phòng sẽ đào tạo những bác sĩ chuyên ngành về các vấn đề chẩn đoán sức khỏe cộng đồng, sức khỏe dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề sức khỏe liên quan các tác nhân ngoại sinh, nội sinh, kể cả di truyền và lối sống, dịch bệnh nhiễm trùng, không nhiễm trùng, dịch bệnh liên quan đến lứa tuổi, phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình dịch vụ y tế, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe… Sau khi hoàn thành khóa học Y học dự phòng, các tân cử nhân có thề làm việc tại các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, tỉnh, Trung ương.

2. Các trường đào tạo ngành Y học dự phòng

Khu vực miền Bắc:

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Y khoa Vinh
  • Đại học Y Dược - Đại học Huế

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Y Dược TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Y Dược Cần Thơ

3. Các khối xét tuyển ngành Y học dự phòng

  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

4. Chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng

A.

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

I

Khoa học Mác Lênin - TT Hồ Chí Minh

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh

II

Khoa học tự nhiên

Tin học

Xác suất thống kê-Thống kê Y học

Lý sinh

Hoá học

Sinh học đại cương

Di truyền

III

Khoa học xã hội

Tâm lý học - Y đức

Nhà nước và Pháp luật

IV

Ngoại ngữ không chuyên

Ngoại ngữ cơ bản 1

Ngoại ngữ cơ bản 2

Ngoại ngữ chuyên ngành

V

Giáo dục thể chất

VI

Giáo dục Quốc phòng và Y học Quân sự

Giáo dục Quốc phòng

Y học Quân sự

B

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

VII

Kiến thức cơ sở của ngành [bắt buộc]

Giải phẫu học

Sinh lý học

Hoá sinh

Mô phôi

Vi sinh

Ký sinh trùng

Giải phẫu bệnh

Sinh lý bệnh - Miễn dịch

Dược lý và Độc chất

Chẩn đoán Hình ảnh

Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm 1

Điều dưỡng cơ bản

Sức khoẻ môi trường 1

Sức khoẻ nghề nghiệp 1

Dịch tễ học 1

Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe

VIII

Kiến thức chuyên ngành [bắt buộc]

Nội cơ sở

Ngoại cơ sở

Nội bệnh lý

Ngoại bệnh lý

Phụ sản

Nhi

Truyền nhiễm

Y học Cổ truyền

Lao

Răng Hàm Mặt

Tai Mũi Họng

Mắt

Da liễu

Phục hồi chức năng

Thần kinh

Sức khoẻ tâm thần

Ung thư

Dị ứng

Sức khoẻ sinh sản

Kinh tế Y tế

Tổ chức và quản lý y tế

Y học xã hội và Nhân học Y học

Sức khoẻ lứa tuổi

Sức khoẻ môi trường 2

Sức khoẻ nghề nghiệp 2

Dịch tễ học 2

Dịch tễ học 3

Dinh dưỡng và An toàn thựuc phẩm 2

Dân số học

Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng

XIX

Kiến thức chuyên ngành [tự chọn]

Vaccin

Khống chế các bệnh phổ biến

Thảm hoạ

Y học lao động

Bệnh nghề nghiệp

Giám sát môi trường

Đô thị hoá và sức khoẻ

Dinh dưỡng cộng đồng

Y học thể thao

Sức khoẻ ngư dân

Đánh giá hoạt động y tế

Thiết kế dự án y tế

Các chương trình Y tế Quốc gia

Quản lý vấn đề lây nhiễm HIV ở cộng đồng

Quản lý dịch và thảm hoạ

Quản lý các chương trình và dự án y tế

Quản lý và phát triển nguồn nhân lực y tế

Kỹ năng phân tích số liệu định lượng sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và giải pháp quản lý tại cộng đồng

Sức khoẻ sinh sản và tình dục, một số vấn đề ưu tiên giải pháp

C

THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG

Thực tập Y học Dự phòng I

Thực tế Y học Dự phòng II

Thực tế Y học Dự phòng III

D

KHOÁ LUẬN HOẶC THI TỐT NGHIỆP

Khoá luận

Khoa học tổ chức và quản lý

Quản lý Y tế

Chính sách Y tế

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Y học dự phòng sau khi tốt nghiệp

Cơ hội làm việc ngành Y học dự phòng là rất lớn, do hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương đều rất khan hiếm nguồn nhân lực bác sĩ Y học dự phòng. Chính vì điều này nên những sinh viên đã và đang theo học ngành này sẽ không còn phải lo lắng thất nghiệp hay không có việc làm nữa. Cụ thể, bạn có thể đảm nhận các công việc tại các đơn vị sau :

  • Làm việc tại Bộ y tế; các viện nghiên cứu chuyên ngành Y học dự phòng;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp... có các ngành về y tế;
  • Làm việc tại các trung tâm y tế dự phòng từ cơ sở tới trung ương;
  • Làm việc tại các phòng tiêm chủng vắc xin, phòng chống bệnh dịch;
  • Chăm sóc cho bệnh nhân và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng tại các trung tâm y tế;
  • Làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại các trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước…
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về Y tế dự phòng như phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân;
  • Tham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng: Các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Y học dự phòng. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Đức Anh

Theo tuyensinhso.vn

Xem thêm bài viết tại:

Ngành Y sinh học thể dục thể thao là gì? Học ngành Y sinh học thể dục thể thao ra trường làm gì?

Video liên quan

Chủ Đề