Công thức hóa học của nọc độc ong năm 2024

Người bị ong đốt, các chất độc trong nọc ong sẽ gây tổn thương nặng hay nhẹ tùy loài ong và số lượng vết đốt. Nói chung trong nọc ong có các chất độc gây tổn thương cho người gồm: độc tố Melittin gây đau, gây tan máu và làm cho các tiểu cầu ngưng kết với nhau; chất melittin phá huỷ màng tế bào; men phospholipase A2 làm tan hồng cầu; chất Peptide làm thoái hoá các hạt của bạch cầu hạt ưa kiềm, giải phóng histamin gây dị ứng, sốc phản vệ; men Hyaluronidase, có tác dụng phân huỷ acid hyaluronic của tổ chức liên kết làm cho nọc độc của ong dễ lan khắp cơ thể nạn nhân; chất Apamine gây độc với thần kinh, tác dụng mạnh trên tuỷ sống, gây tăng kích thích, co thắt cơ, co giật; các chất : histamine, serotonin, catecholamin, kinin: gây đau, gây viêm, gây các triệu chứng tại vết đốt, thúc đẩy sự hấp thu các kháng nguyên trong nọc ong…

BS. Ninh Hồng

Cấp cứu như thế nào?

Trước tiên cần xua đuổi đàn ong để tránh bị chúng đốt nạn nhân nhiều hơn và tấn công người cấp cứu. Dùng giẻ tẩm dầu, quấn vào đầu gậy đốt, hoặc dùng bùi nhùi rơm rạ, đốt để dùng khói xua đàn ong ra khỏi nạn nhân. Nếu có điều kiện, có thể dùng bình xịt thuốc diệt côn trùng để xua đuổi đàn ong.

Xử lý vết đốt: cần rửa vết ong đốt bằng nước sạch và xà phòng. Nếu có ngòi ong trên da nạn nhân thì dùng nhíp gắp bỏ. Dùng cồn iod, hoặc nước oxy già bôi lên vết ong đốt để sát khuẩn. Cho nạn nhân uống thuốc kháng histamin, bôi mỡ kháng histamin, hay mỡ corticoid lên vết đốt. Không nên bóp nặn vết đốt vì dễ làm tổn thương nặng thêm. Sau đó chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện.

Nghiên cứu tập trung vào một số loại phụ của ung thư vú, bao gồm cả ung thư vú âm tính (TNBC), là một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng với các lựa chọn điều trị hạn chế. TNBC chiếm tới 15% tổng số ca ung thư vú.

Trong nhiều trường hợp, tế bào của nó tạo ra nhiều phân tử gọi là EGFR hơn so với tế bào bình thường. Những nỗ lực trước đây để phát triển các phương pháp điều trị nhắm mục tiêu cụ thể vào phân tử này đã không hiệu quả vì chúng cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào khỏe mạnh.

Nọc độc của ong mật (Apis mellifera) đã cho thấy tiềm năng trong các liệu pháp y tế khác như điều trị bệnh chàm, được biết là có đặc tính chống khối u từ lâu, bao gồm cả khối u ác tính. Nhưng cách nó hoạt động chống lại các khối u ở cấp độ phân tử vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

Loài ong thực sự sử dụng melittin - phân tử tạo nên một nửa nọc độc và làm cho vết đốt thực sự rất đau, để chống lại mầm bệnh của chính chúng. Côn trùng tạo ra peptide này không chỉ trong nọc độc của chúng mà còn ở các mô khác, nơi nó được biểu hiện để phản ứng với nhiễm trùng.

Với quan sát về phân tử mạnh mẽ này, các nhà nghiên cứu đã cho các tế bào ung thư và tế bào bình thường phát triển trong phòng thí nghiệm đối với nọc độc của ong mật từ Ireland, Anh và Úc, và nọc độc của ong vò vẽ đuôi bò (Bombus terrestris) từ Anh. Họ phát hiện nọc ong vò vẽ - không chứa melittin, nhưng có các chất diệt tế bào tiềm năng khác, ít ảnh hưởng đến tế bào ung thư vú, nhưng nọc ong chúa ở tất cả các vị trí đã tạo ra sự khác biệt.

“Nọc độc cực kỳ mạnh. Chúng tôi phát hiện ra rằng melittin có thể phá hủy hoàn toàn màng tế bào ung thư trong vòng 60 phút”, nhà nghiên cứu y học Ciara Duffy từ Viện Nghiên cứu Y khoa Harry Perkins cho biết.

Khi melittin bị ngăn chặn bằng một kháng thể, các tế bào ung thư tiếp xúc với nọc ong vẫn sống sót cho thấy melittin thực sự là thành phần nọc độc gây ra kết quả trong các thử nghiệm trước đó.

Đáng chú ý Melittin có ít tác động đến các tế bào bình thường, đặc biệt nhắm vào các tế bào sản xuất nhiều EGFR và HER2 (một phân tử khác được sản xuất quá mức bởi một số loại ung thư vú). Nó thậm chí còn chiến đấu với khả năng tái tạo của tế bào ung thư.

“Nghiên cứu này chứng minh cách melittin can thiệp vào đường truyền tín hiệu bên trong tế bào ung thư vú để giảm sự nhân lên của tế bào”, nhà khoa học trưởng Peter Klinken của Tây Úc, người không tham gia vào nghiên cứu, nhận định.

Nhóm nghiên cứu cũng tạo ra một phiên bản tổng hợp của melittin, để xem nó sẽ hoạt động như thế nào so với thực tế.

“Chúng tôi nhận thấy rằng sản phẩm tổng hợp phản ánh phần lớn tác dụng chống ung thư của nọc ong mật”, Duffy nói.

Sau đó, Duffy và nhóm của cô đã thử nghiệm hoạt động của melittin kết hợp với thuốc hóa trị ở chuột. Phương pháp điều trị thử nghiệm làm giảm mức độ của một phân tử mà tế bào ung thư sử dụng để tránh bị hệ thống miễn dịch phát hiện.

“Chúng tôi phát hiện ra rằng melittin có thể được sử dụng với các phân tử nhỏ hoặc liệu pháp hóa học chẳng hạn như docetaxel để điều trị các loại ung thư vú mạnh. Sự kết hợp giữa melittin và docetaxel cực kỳ hiệu quả trong việc giảm sự phát triển của khối u ở chuột”, Duffy thông tin.

Sự biểu hiện quá mức của EGFR và HER2 cũng được thấy trong các loại ung thư khác, như ung thư phổi. Những kết quả này cho thấy chúng cũng có thể là mục tiêu tiềm năng của melittin.

Tuy nhiên, rất nhiều thứ có thể giết chết tế bào ung thư trong đĩa thí nghiệm petri. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng vẫn còn một chặng đường dài trước khi phân tử nọc ong này có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị ở người.

"Các nghiên cứu trong tương lai để đánh giá chính thức độc tính và liều lượng tối đa có thể dung nạp của các peptide này sẽ được yêu cầu trước khi thử nghiệm trên người", các nhà nghiên cứu báo cáo.

Tuy nhiên, nghiên cứu này là một bằng chứng đáng chú ý cho thấy các hóa chất được tìm thấy trong tự nhiên có thể trở nên hữu ích đối với điều trị các bệnh ở người.