Công thức tính lãi suất thực tế

Chắc hẳn khái niệm về lãi suất thì ai cũng biết. Nhất là đối với những người có thực hiện các giao dịch như vay vốn hay gửi tiết kiệm,… Nhưng khi nhắc đến lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa thì vẫn có không ít người cảm thấy mơ hồ. Vậy lãi xuất thực là gì? Hay sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì? Đây là những câu hỏi mà không phải ai cũng có câu trả lời.

Chính vì thế trong bài viết dưới đây Goctaichinh.com sẽ giúp bạn trả hiểu hơn về Lãi suất thực. Cũng như giải đáp mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết ngay sau đây nhé!

Lãi suất thực là gì?

Lãi suất thực hay còn gọi với cái tên là lãi suất hiệu quả, cụm từ này được dùng phổ biến để chỉ khoản lãi suất thực sự mà bạn có thể nhận được qua các giao dịch tài chính… Ví dụ như qua quá trình kinh doanh, đầu tư bạn đã thực sự thu về được bao nhiêu. Hay là bạn phải trả bao nhiêu cho một khoản vay nào đó khi đã tính tới sự tác động của lãi suất ghép.

Một điều bạn cần hiểu rằng, trên thực tế, nền kinh tế rất dễ xảy ra tình trạng lạm phát. Tùy vào mức độ lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh và mức lãi suất. Trong đó, lãi suất thực chính là kết quả khi lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Từ đó có thể giúp bạn có kế hoạch thực hiện vay vốn hay là gửi tiết kiệm ngân hàng có hiệu quả hơn.

Công thức tính lãi suất thực

Tỷ lệ lạm phát đối với mỗi nhà đầu tư sẽ có những kỳ vọng khác nhau. Một ví dụ cụ thể, nếu như nhà đầu tư A nhận 5% lãi trong năm tới. Mức lạm phát được dự đoán là 2%. Như vậy, nhà đầu tư lãi sẽ kỳ vọng nhận được mức lãi thực là 3%.

Điều này có thể được hiểu là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế có mối quan hệ với nhau. Cụ thể hơn thì lãi suất thực chính là kết quả của phép trừ giữa lãi suất danh nghĩa với tỷ lệ lạm phát.

Với khái niệm như trên vậy thì công thức tính lãi suất thực. Cụ thể lãi suất thực sẽ được tính theo công thức sau:

Lãi suất thưc = [[1 + Lãi suất danh nghĩa]/[1 + Tỷ lệ lạm phát]] – 1

Hoăc:

r = i – E[I]

Trong đó:

  • r: là lãi suất thực [%]
  • i: là lãi suất danh nghĩa [%]
  • E[I]: là tỷ lệ lạm phát [%]

Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát kỳ vọng với tỷ lệ lạm phát thực sự sẽ có sự chênh lệch. Do đó lãi suất thực cũng không thể dự đoán một cách chắc chắn. Tuy nhiên, lãi suất danh nghĩa thì có thể biết chắc được khi công bố.

Trong công thức lãi suất danh nghĩa không hề tính tới tỷ lệ lạm phát. Theo đó sẽ tính tới sự giảm giá trị của đồng tiền. Trong khi lạm phát lại là thước đo xem đồng tiền có giá trị bao nhiêu ở hiện tại so với một năm về trước. Còn lãi suất thực thì sẽ tính cả tỷ lệ lạm phát. Đây cũng là một điểm dùng để phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.

Sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì?

Để biết được sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì? Ta cần xét qua các khía cạnh bao gồm bản chất, dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp tính. Cụ thể như sau:

Về bản chất

Có thể thấy qua công thức trên, lãi suất thực là lãi suất được tính sau khi trừ đi tỉ lệ lạm phát. Trong khi đó lãi suất danh nghĩa sẽ không đề cập đến các yếu tố lạm phát.

Về dấu hiệu nhận biết

So với lãi suất thực thì lãi suất danh nghĩa mang sẽ tính chất tham khảo nhiều hơn. Còn về lãi suất thực thì thường được áp dụng để đo lường sức mua của biên lai tiền lãi.

Về phương pháp tính

Ví dụ, bạn vay tín chấp với mức lãi suất 15% / năm thì lãi suất danh nghĩa lúc này là 15%. Tuy nhiên lãi suất thực sẽ là mức lãi suất còn lại sau khi dùng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát.

Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa luôn có sự tương phản với nhau ở mức nhất định. Lý do là vì chúng có liên quan đến yếu tố lạm phát. Rõ ràng lãi suất thực tỉ lệ nghịch với tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên khi nhìn vào thực tế thì tỷ lệ lạm phát khi đã xảy ra có thể khác so với tỷ lệ lạm phát kỳ vòng. Chính vì thế bạn không thể biết trước được một cách chính xác lãi suất thực tế là bao nhiêu.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời những thắc mắc liên quan đên câu hỏi lãi suất thực là gì. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công trong cuộc sống!

Xem thêm:

  • Vay thấu chi là gì?
  • Lãi kép là gì
  • Lãi nhập gốc là gì?

Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa là những khái niệm thu hút sự quan tâm của nhiều người trong lĩnh vực về tài chính. Thực chất khái niệm về lãi suất thực là gì, lãi suất danh nghĩa là gì, lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng không thì không phải ai cũng biết.

Để hiểu rõ hơn 2 loại lãi suất này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Isinhvien nhé!

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm của lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. 

Lãi suất danh nghĩa hay còn gọi là lãi suất trước lạm phát, phí hoặc lãi kép. Nó đề cập đến tỷ lệ chi phí nếu bạn đang đi vay hoặc tỷ lệ thu nhập nếu bạn đang đầu tư. Và đây cũng là mức lãi suất mà bạn kiếm được từ tiền của mình nếu có tài khoản tiết kiệm hoặc là mức lãi suất bạn phải khi vay tiền. 


Lãi suất danh nghĩa được sử dụng phổ biến trong các ngân hàng, Nó dùng để mô tả cụ thể lãi suất của nhiều khoản vay khác nhau; trong các lĩnh vực đầu tư khác nhau.

Ví dụ cụ thể: Nếu lãi suất danh nghĩa của một khoản vay là 10%, bạn có thể phải trả 100 Đô La tiền lãi cho 2.000 Đô La đã vay. Vào cuối năm, bạn sẽ phải trả $ 2,100.

Tuy nhiên đối với các nhà đầu tư, lãi suất danh nghĩa ở đây có nghĩa là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận của chính họ. Ví dụ, họ đầu tư 2.000 Đô La vào kế hoạch tiết kiệm ngân hàng với lãi suất danh nghĩa 10%. Vào cuối năm, bạn sẽ nhận lại $ 2,100.

Lãi suất thực còn có tên gọi khác là lãi suất hiệu quả. Nó là mức lãi suất mà bạn thu được từ khoản đầu tư hay phải trả cho một khoản vay khi tính đến tác động của lãi suất ghép.


Khác với mức lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực tế phản ánh tỷ lệ thời gian ưa thích hàng hóa hiện tại hơn hàng hóa tương lai.

Lãi suất thực của một khoản đầu tư được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát; cụ thể lãi suất thực sẽ bằng lãi suất danh nghĩa trừ cho lạm phát, có thể là dự kiến hoặc thực tế.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát [Dự kiến ​​hoặc Thực tế]

Với gợi ý của iSinh viên, ắt hẳn bạn đã tổng hợp cho mình những thông tin bổ ích về lãi suất danh nghĩa là gì, lãi suất thực là gì.

>>> Mời bạn xem thêm: Lãi suất kép là gì? Công thức tính lãi kép chuẩn nhất

Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có nhiều điểm khác nhau. Sự khác nhau của lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa thể hiện qua bản chất, đặc điểm và tính cách của mỗi loại:


Đều là lãi suất nhưng lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa cơ bản khác nhau về bản chất. Lãi suất thực tế là lãi suất được tính sau khi trừ đi tỉ lệ lạm phát. Trong khi đó, lãi suất danh nghĩa sẽ không đề cập đến các yếu tố lạm phát.

Mỗi loại lãi suất mang đặc điểm riêng biệt. Lãi suất danh nghĩa mang tính chất tham khảo nhiều hơn so với lãi suất thực. Bên cạnh đó, lãi suất thực tế được áp dụng để đo lường sức mua của biên lai tiền lãi.

Ngay ở tên gọi khác nhau cũng khiến chúng ta ngầm hiểu cách tính lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế có các cách tính khác nhau.

  • Cách tính lãi suất danh nghĩa chính là mức lãi suất được ngân hàng đưa ra trên giấy tờ. Ví dụ khi bạn vay tín chấp với mức lãi suất 5%/năm thì lãi suất danh nghĩa củng là mức 5% này.
  • Cách tính lãi suất thực tế còn lại sau khi dùng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát.

Qua nội dung trên iSinhvien sẽ cùng bạn đi sâu vào tìm hiểu cách tính lãi lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.


Không có một công thức tính cụ thể nào với lãi suất danh nghĩa. Lãi suất danh nghĩa chính là mức lãi suất mà nơi cho vay đưa ra với người vay vốn.

Ví dụ tính lãi suất danh nghĩa: Khi bạn đi vay vốn mở công ty tại ngân hàng với số tiền 200 triệu đồng và ngân hàng đưa ra mức lãi suất 6,5%/ năm. Lúc này, 6,5% chính là lãi suất danh nghĩa.

Công thức tính lãi suất thực tế như sau:

Cách tính lãi suất thực tế

Theo lý thuyết, lãi suất thực sẽ bằng lãi suất danh nghĩa trừ lạm phát. Tuy nhiên, con số tính ra chỉ là xấp xỉ với kết quả chính xác.

Theo công thức trên thì để tính lãi suất thực tế thì phải chia [1+ lãi suất danh nghĩa] với [1 + tỉ lệ lạm phát], sau khi chia bạn sẽ trừ tất cả với 1 để ra lãi suất thực.


Để có hướng đầu tư đúng đắn và mang đến nhiều lợi nhuận, bạn nên áp dụng công thức này vào thực tiễn của mình.

Ví dụ tính lãi suất thực:

Giả sử, bạn vay ngân hàng với mức lãi suất danh nghĩa là 6%, nhưng bạn lại muốn tính lãi suất thực. Để tính được lãi suất thực, trước hết bạn phải lấy CPI hàng năm của năm 2020 và trừ đi CPI của năm 2019. Giả sử, CPI hàng năm 2020 là 239,207 và chỉ số CPI hàng năm 2019 là 236,648. Khi bạn trừ 239.207 từ 236.648, bạn sẽ có 2.559. 

Tiếp đó, bạn sẽ lấy 2,559 và chia cho CPI hàng năm 2019 [236,648], bạn sẽ có 0,01. Sau đó, lấy 0,01 và nhân lên 100, để có được 1%. Nếu lãi suất danh nghĩa 6% và tỷ lệ lạm phát là 1% thì lãi suất thực là 5%.

Hy vọng qua ví dụ này bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách tính lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.

Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế thực ra có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ đó được biểu thị bằng công thức sau:


Công thức quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

[1 + r][1 + i] = [1 + R].

Trong đó: r là lãi suất thực tế. i là tỷ lệ lạm phát. R là lãi suất danh nghĩa..

Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát dự kiến

Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa luôn có sự tương phản ở mức nhất định khi liên quan đến lạm phát. Lãi suất thực tế có tỉ lệ nghịch với tỉ lệ lạm phát. Do đó ở thực tế, tỉ lệ lạm phát dự kiến không bao giờ giống và tỉ lệ lạm phát thực tế.

Đó là lý do mà bạn không thể biết được chính xác lãi suất thực tế là bao nhiêu. Khác với lãi suất thực tế, với lãi suất danh nghĩa, nó sẽ được công bố ngay sau đó để nhà đầu tư và cả người vay tiền đều biết.

Đó cũng chính là sự khác biệt cơ bản giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, chính là lãi suất thực tính và tỉ lệ lạm phát.


Lạm phát có tác động mạnh mẽ đến lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. Mặc dù theo đúng lý thuyết thì lãi suất là do các cơ quan chức năng quy định; lạm phát được phản ánh qua tình hình giá cả hàng hoá.

Dù thế nào thì lạm phát và lãi suất đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Lãi suất do các cơ quan quyền lực quy định còn lạm phát phản ánh tình trạng giá cả hàng hóa tiêu dùng. Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng hay giảm là thắc mắc của nhiều người. Như chúng ta đều biết, để duy trì hoạt động của mình thì mỗi ngân hàng đều phải luôn cố gắng ổn định mức lãi suất. Trong tình hình tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa phải tăng theo tỉ lệ thuận.


Lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng, hậu quả của điều này chính là tình trạng thấp nghiệp xảy ra và suy thoái nền kinh tế.

Trường hợp tỷ lệ lạm phát lớn hơn mức lãi suất, lúc này tiền gửi vào các ngân hàng không phải là tốt nhất [vì đồng tiền bị mất giá nhanh hơn lãi suất được hưởng].

Hiện, ở mỗi quốc gia sẽ có các mức lãi suất khác nhau. Mức lãi suất này sẽ được quy định bởi các cơ quan quản lý tài chính mang tầm cỡ thế giới; đó là”

  • Ngân hàng trung ương châu Âu tại Liên Minh châu Âu
  • Cục dự trữ Liên bang [FED] tại Mỹ
  • Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tại Nhật Bản…

Lạm phát có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất. Mức lãi suất cao làm cho nhu cầu về tiền giảm, kéo theo đó là việc giảm tổng lượng tiền trong lưu thông. Theo tâm lý người dân thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lợi từ mức lãi suất cao.


Việc tăng lãi suất như vậy sẽ ảnh hưởng tích cực lên đồng tiền của một đất nước. Nhu cầu tiêu dùng vì thế mà thấp đi giúp giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa; nhờ vậy mà lạm phát thấp.

Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có mối liên quan chặt chẽ tới nhau song vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt. Hy vọng những thông tin mà Isinhvien chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn khi lựa chọn đầu tư tài chính. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề