Cong ty thuy loi đông anh trâ n văn thanh năm 2024

Đó là một trong những nội dung đơn thư mà Diễn đàn Doanh nghiệp liên tục nhận được trong những năm qua tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Thủy lợi Hà Nội [gọi tắt là Công ty Thủy lợi Hà Nội]. Đơn vị này là doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước trực thuộc UBND TP Hà Nội, được chuyển đổi từ Công ty Khai thác công trình thủy lợi Đông Anh [địa chỉ tại Đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội] theo Quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 30/01/2008 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0104003557 ngày 26/6/2008, đăng ký lần thứ 2 ngày 08/01/2020 do Sở KH&ĐT TP Hà Nội cấp.

Theo chủ trương, sau khi Công ty ĐTPT Thủy lợi Mê Linh được sáp nhập về Công ty Thủy lợi Hà Nội. Chủ tịch Phan Tuy Hội cùng “dàn” lãnh đạo Công ty ĐTPT Thủy lợi Mê Linh được điều động, bổ nhiệm về làm Chủ tịch và các lãnh đạo Công ty Thủy lợi Hà Nội.

Tiếp tục thông tin về những “bất thường” diễn ra tại Công ty Thủy lợi Hà Nội, nhiều cán bộ, nhân viên tại đơn vị này cho biết, việc lãnh đạo công ty biến doanh nghiệp Nhà nước trở thành công ty “gia đình trị” đã khiến hàng trăm cán bộ, nhân viên vô cùng bức xúc. Đáng chú ý hơn, dàn lãnh đạo tại đơn vị này còn ngang nhiên mang đất công đi hợp tác “liên doanh, liên kết” trái quy định để “tư túi”; vi phạm Luật Đấu thầu, cố tình chỉ định thầu trái quy định cho doanh nghiệp “người nhà” trong suốt nhiều năm trời.

Đặc biệt, hàng chục tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước được đầu tư để xây dựng công trình, máy móc phục vụ hoạt động công ty nhưng cũng chỉ được sử dụng 5 năm, rồi phá bỏ gây lãng phí ngân sách Nhà nước.

Công ty Thủy lợi Hà Nội có 100% vốn Nhà nước trực thuộc UBND TP Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Giang

Chỉ định thầu cho “doanh nghiệp nhà”.

Theo nội dung đơn thư, trước năm 2019, tất cả các gói thầu xây dựng, sửa chữa, tu bổ tại Công ty ĐTPT Thủy lợi Mê Linh [thuộc Công ty Thủy lợi Hà Nội] đều được lãnh đạo Công ty này chỉ định thầu cho Công ty TNHH Thái Bình Dương làm toàn bộ. Điều đáng nói là giám đốc Công ty này lại là Chồng bà Kiều Thị Hồng Thắm - Kế toán trưởng Công ty Thủy Lợi Mê Linh tức là bên mời thầu [hiện bà Thắm đang là kế toán trưởng của Công ty Thủy Lợi Hà Nội - PV].

Trong vụ việc này, nhiều cán bộ, nhân viên băn khoăn cho rằng, việc vợ là kế toán trưởng ký thanh toán chuyển tiền ngân sách Nhà nước cho chồng liệu chăng có bất thường?

“Dường như lãnh đạo công ty đã “hô biến” thành công một doanh nghiệp Nhà nước trở thành công ty “gia đình trị”, một cán bộ [xin giấu tên] tại công ty bức xúc cho biết.

Bên cạnh đó, một số thông tin, tài liệu mà Diễn đàn Doanh nghiệp thu thập được đã cho thấy, ông Phan Tuy Hội thời điểm này với vai trò là Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh đã ký quyết định số 54/QĐ-CTML ngày 16/10/2013 về việc phê duyệt báo cáo Kinh tế kỹ thuật và kế hoạch đấu thầu xây dựng công trình Nhà quản lý cụm thủy nông Kênh Tây địa điểm Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.

Được biết, tổng mức đầu tư xây dựng công trình là 1.600.000.000 đồng, tuy nhiên, nhiều cán bộ tại đây cho rằng, việc lập dự toán xây dựng công trình cũng có rất nhiều “uẩn khúc”? Nhiều dấu hiệu trái quy định Nhà nước.

Đáng nói, tại dự án này lãnh đạo công ty phê duyệt hình thức chỉ định thầu cho Công ty TNHH Thái Bình Dương trong khi gói thầu không thuộc các trường hợp được chỉ định thầu [?!].

\>>“Lùm xùm” thẩm định giá đất tại Nam Từ Liêm, Hà Nội

Ông Phan Tuy Hội [đứng giữa] thời điểm được bổ nhiệm Chủ tịch Công ty Thủy lợi Hà Nội. Ảnh:Internet

Lãng phí ngân sách hàng chục tỉ đồng

Điều đặc biệt, theo hồ sơ mà Diễn đàn Doanh nghiệp thu thập được cho thấy, việc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình, mua sắm máy móc gần 40 tỉ đồng cho Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh [thuộc công ty Thủy lợi Hà Nội] để phục vụ hoạt động, tuy nhiên những hạng mục này chỉ được sử dụng 5 năm rồi phá bỏ, nguy cơ gây lãng phí ngân sách Nhà nước hàng chục tỉ đồng.

Cụ thể: Dự án Nhà quản lý trạm bơm Thanh Điềm và nhà trạm bơm Thanh Điềm được Nhà nước đầu tư 39,752,603,527 tỉ đồng, theo yêu cầu phải sử dụng hết khấu hao là trong 25 năm. Tuy nhiên, theo điều tra của phóng viên, các công trình máy móc ở đây bắt đầu đưa vào sử dụng năm 2011đến năm 2016 [tức là 5 năm] đã bị phá bỏ để làm dự án mới. Đáng chú ý, theo tài liệu, tính khấu hao đến thời điểm tháng 9/2021 tài sản ở đây được các cơ quan xác định vẫn còn tới 18 tỉ đồng.

Ở một diễn biến khác từ thời điểm năm 2020, 2021, Công ty Thủy lợi Hà Nội cũng dính nhiều “bê bối” liên quan tới những sai phạm trong quản lý, điều hành, hàng loạt cơ quan báo chí đã vào cuộc thông tin. Cụ thể là các hành vi của ông Phan Tuy Hội, Chủ tịch Công ty Thủy lợi Hà Nội trong công tác quản lý, điều hành, và bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo tại công ty là “ruột thịt” khiến sở Nội vụ Hà Nội đã phải vào cuộc xác minh và xử lý.

Cần phải nói rằng, những năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, mặc dù đã được lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, có chuyển biến rõ nét, nhưng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn diễn ra phức tạp, tinh vi, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy Nhà nước. Trong loạt bài điều tra này, Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ “lật tẩy” toàn bộ những “góc khuất” đã diễn ra tại Công ty Thủy lợi Hà Nội qua từng bài viết

Quay trở lại những “bất thường” đã xảy ra tại Công ty Thủy lợi Hà Nội gây “lùm xùm” dư luận, tốn giấy mực của các cơ quan báo chí suốt những năm qua, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã nhiều lần liên hệ trực tiếp với lãnh đạo đơn vị này để xác minh cụ thể, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi [?].

Chủ Đề