Công văn cục thuế bảng lương của người lao động năm 2024

Thuế TNCN (Thuế thu nhập cá nhân) là một loại thuế mà người có thu nhập phải đóng cho nhà nước. Tiền lương nghỉ phép, cũng gọi là lương thưởng nghỉ phép, thường là khoản tiền mà một người nhận được khi họ nghỉ phép hoặc nghỉ việc trong một thời gian cụ thể.

Việc tính thuế TNCN trên tiền lương nghỉ phép thường phụ thuộc vào quy định của pháp luật và chế độ thuế của từng quốc gia. Tại Việt Nam, cần tham khảo chính sách sau

Công văn cục thuế bảng lương của người lao động năm 2024

Ý kiến của Tổng Cục thuế

Tại công văn số 64/QHLĐTL-TL ngày 21/02/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến về ngày chưa nghỉ phép hàng năm như sau: trường hợp người sử dụng lao động đã quy định lịch nghỉ hàng năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 Bộ Luật Lao động, nhưng vì một lý do nào đó người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đi làm vào những ngày nghỉ hàng năm thì thời gian này là thời gian làm thêm giờ.

Căn cứ quy định hiện hành và ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trường hợp Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam yêu cầu người lao động làm việc vào ngày nghỉ phép hàng năm và thanh toán tiền lương cho những ngày này theo hình thức làm thêm giờ thì phần thu nhập trả cao hơn so với tiền lương ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

Chi trả ngày phép chưa sử dụng hết có được trừ chi phí?

Ý kiến của Cục thuế địa phương

Ứng xử tương tự, xem công văn 1052/CT-TTHT

Công văn cục thuế bảng lương của người lao động năm 2024

Cách khấu trừ thuế

Tham khảo công văn 13827/CT-TTHT hướng dẫn cụ thể:

…Đối với khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền lương trả tương ứng cho những ngày nghỉ phép người lao động chưa sử dụng hết, tiền trợ cấp tính theo lương (trừ các khoản trợ cấp nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TTBTC): Công ty khấu trừ thuế TNCN theo Biểu lũy tiến từng phần tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính để nộp thuế TNCN theo quy định…”

Tiền lương với ngày nghỉ phép chưa sử dụng

Cơ sở pháp lý

Tại điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

  1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.”

Căn cứ điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản thu nhập được miễn thuế như sau:

“i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.”

Ở nhiều quốc gia, tiền lương nghỉ phép có thể được xem xét như một khoản thu nhập bình thường và sẽ phải chịu thuế TNCN tương tự như tiền lương thường xuyên. Tuy nhiên, mức thuế và cách tính có thể khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia. Để biết cách tính thuế TNCN trên tiền lương nghỉ phép của bạn, bạn nên tham khảo luật thuế và hướng dẫn thuế của quốc gia bạn đang sinh sống và làm việc.

“5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.”

Tại Khoản 5, Điều 8 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định:

“5. Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.”

Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định:

“a) Doanh nghiệp tổ chức xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, chi nhánh hoạt động ở các địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương và định mức lao động, doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra;”

Tại Khoản Điều 1 Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định:

“1. Bổ sung Điều 8 Chương III như sau:

“Điều 8. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

Doanh nghiệp xây dựng định mức lao động làm cơ sở để trả lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, đảm bảo các nguyên tắc sau đây:”

2. Bổ sung vào cuối điểm a khoản 2 Điều 10 Chương IV như sau:

“Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”

Căn cứ các quy định trên, khi xây dựng hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Quý Doanh nghiệp căn cứ các quy định trên và liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để được hướng dẫn thực hiện.

2. Về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

Tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

...”

Tại Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“ 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
  1. Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

Căn cứ quy định trên, trường hợp Quý Doanh nghiệp thực hiện chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng, chi bảo hiểm nhân thọ cho người lao động và có ghi cụ thể điều kiện được hưởng, mức được hưởng tại hợp đồng lao động, có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật, đáp ứng quy định tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.