Công văn xin danh sách tham gia BHXH

   Có rất nhiều các vấn đề phát sinh khi thực hiện đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] cho người lao động. Các mẫu công văn gửi bảo hiểm xã hội doanh nghiệp thường phải làm là những mẫu công văn nào. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về các mẫu công văn này.

Các mẫu công văn gửi BHXH doanh nghiệp thường phải làm.

1. Công văn truy thu bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Công văn 2055/BHXH-QLT hướng dẫn hồ sơ truy đóng BHXH ban hành ngày 02/10/2017. Trường hợp tự đề nghị truy thu trong các trường hợp:

  • Trường hợp khi có phát sinh người lao động đã làm việc nhiều tháng mà đơn vị chưa báo tăng, nay đề nghị truy thu. 
  • Đơn vị lập hồ sơ đề nghị truy thu cho thời gian còn lại. Cơ quan BHXH sẽ tổ chức, đối chiếu kiểm tra hoặc quyết định thanh tra theo đề nghị truy thu của đơn vị.

Công văn truy thu Bảo hiểm xã hội.

 2. Công văn xin hoãn thanh tra bảo hiểm xã hội

Công văn xin hoãn thanh tra, kiểm tra bảo hiểm xã hội được thực hiện trong trường hợp:

Doanh nghiệp khi nhận được Quyết định thanh kiểm tra thuế thường sẽ bất ngờ, lúng túng vì chưa chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, phần thì sổ sách kế toán còn chưa hoàn thiện. Hoặc do kế toán/ người làm hồ sơ BHXH nghỉ sinh, đi công tác, tai nạn… chưa thể giải trình xin hoãn kiểm tra thanh tra BHXH. 

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 62, Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế, ban hành ngày 06/11/2013. Doanh nghiệp tiến hành gửi công văn xin hoãn kiểm tra, thanh tra BHXH cho cơ quan thuế nêu rõ lý do và thời gian để xem xét quyết định hoãn kiểm tra, thanh tra BHXH.    

Mẫu công văn xin hoãn kiểm tra, thanh tra bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, cơ quan thuế thông báo cho doanh nghiệp biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra.

3. Công văn giải trình bảo hiểm xã hội

Mẫu công văn giải trình bảo hiểm xã hội là mẫu công văn mà các doanh nghiệp thường xuyên phải làm. Khi cơ quan BHXH tiến hành thanh tra, kiểm tra phát hiện thấy dấu hiệu bất thường tại doanh nghiệp số người tham gia bảo hiểm không bằng số người lao động và yêu cầu giải trình về vấn đề này thể hiện trên sổ sách kế toán, báo cáo thuế và quyết toán thuế TNCN.

Mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội.

4. Mẫu công văn giải trình nộp chậm bảo hiểm xã hội

Mẫu công văn giải trình nộp chậm bảo hiểm xã hội được lập trong trường các trường hợp như:

  • Cơ quan thuế yêu cầu giải trình về việc chậm nộp BHXH
  • Doanh nghiệp tự giải trình để giảm nhẹ mức phạt hoặc không bị phạt về việc nộp chậm BHXH cho người lao động hoặc chưa kịp đăng ký BHXH cho người lao động mới.

Nội dung giải trình của công văn phải nêu rõ lý do nộp chậm hoặc chưa đăng ký tham gia bảo hiểm cho người lao động. 

Mẫu công văn giải trình nộp chậm bảo hiểm xã hội. 

Mẫu công văn chậm đăng ký bảo hiểm xã hội.

Các công văn sau khi được lập và ghi rõ nội dung được ký tên đóng dấu gửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội có thẩm quyền để xem xét giải quyết. Sau thời gian quy định cơ quan bảo hiểm sẽ có công văn trả lời doanh nghiệp về đề nghị của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể gửi công văn bằng nhiều hình thức như gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc gửi bằng văn bản điện tử. Việc gửi bằng văn bản điện tử mang đến nhiều lợi thế như nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chi phí.

Trên đây là chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về các mẫu công văn gửi bảo hiểm xã hội doanh nghiệp thường phải làm, hy vọng sẽ hữu ích cho quý doanh nghiệp. Để được tư vấn và hướng dẫn các nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm xã hội và đăng ký sử dụng phần mềm BHXH hãy gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 1900558873 hoặc 1900558872 để được hỗ trợ tốt nhất.

Tải về mẫu D02-TS
Hướng dẫn cách lập Mẫu D02 – TS Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN mới nhất, ban hành theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 1/12/2015.

Hướng dẫn cách lập Mẫu D02 – TS Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN

1. Mục đích

- Điều chỉnh mức đóng BHXH, BHTN, BHYT.

- Đăng ký thẻ BHYT, cấp sổ BHXH đối với CBCNV trong đơn vị.

- Kê khai tăng giảm lao động, tiền lương tham gia BHXH, BHTN, BHYT.

2. Người sử dụng lao động [NSDLĐ] phải lập mẫu D02-TS:

- Khi có phát sinh tăng, giảm số lao động và tiền lương tham gia BHXH.

- Khi có phát sinh viêc đăng ký thẻ BHYT & cấp sổ BHXH đối với CBCNV trong đơn vị.

3. Căn cứ để lập mẫu D02-TS gồm:

- Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, quyết định tuyển dụng, tiếp nhận;

- Quyết định thuyên chuyển, nâng lương và các hồ sơ có liên quan khác.

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHYT, BHXH, BHTN [Mẫu TK1-TS].

4. Phương pháp lập mẫu D02-TS theo Quyết định 959/QĐ-BHXH

a. Chỉ tiêu ghi theo cột dọc:

- Cột A: Đối với từng mục ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn.

- Cột B: Ghi rõ họ và tên của từng lao động và ghi tương ứng vào từng mục tăng lao động, tăng tiền lương hoặc giảm tiền lương, giảm lao động.

[Trong từng mục nên ghi theo thứ tự như sau: Người đã có sổ BHXH ghi trước, người chưa có số BHXH ghi sau].

- Cột C: Ghi sổ BHXH đối với người lao động [NLĐ] đã có sổ BHXH, đối với người chưa có sổ BHXH đã được cấp thẻ BHYT thì ghi số thẻ BHYT; nếu chưa có thì để trống.

- Cột 1: Ghi đầy đủ và chi tiết chức vụ, cấp bậc, chức danh công việc, điều kiện làm việc theo QĐ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc của từng người lao động.

- Cột 2: Ghi phần lương mà người lao động được hưởng vào chỉ tiêu này.

+ Nếu NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì viết bằng hệ số [gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có].

+ Nếu NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì viết mức lương theo công việc, chức danh bằng đồng tiền Việt Nam.

Ví dụ: Mức lương của NLĐ là 3.750.000 đồng thì viết là 3.750.000 đồng.

- Cột 3,4,5: Ghi phụ cấp chức vụ bằng hệ số; phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề bằng tỉ lệ phần trăm vào cột tương ứng, trường hợp không được hưởng trợ cấp nào thì không ghi, để trống phần này.

- Cột 6: Ghi phụ cấp lương theo quy định của Pháp luật lao động từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 [nếu có].

- Cột 7: Ghi các khoản bổ sung khác theo quy định của Pháp luật lao động [nếu có].

- Cột 8,9: Ghi từ tháng năm đến tháng năm NLĐ bắt đầu tham gia hoặc điều chỉnh mức đóng. Nếu NLĐ có thời gian truy đóng BHYT, BHXH, BHTN thì viết từng dòng, theo từng mốc thời gian truy đóng.

- Cột 10: Ghi sổ; ngày tháng năm của Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc quyết định tiếp nhận, tuyển dụng; tạm hoãn Hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương … Nếu NLĐ ngừng tham gia Bảo hiểm y tế mà không trả thẻ Bảo hiểm y tế thì ghi “Không trả thẻ”. Ghi đối tượng được hưởng quyền lợi Bảo hiểm y tế cao hơn nếu có giấy tờ chứng minh như: cựu chiến binh, người có công với cách mạng,…

b. Chỉ tiêu ghi theo hàng ngang:

-  Tăng [ chỉ tiêu I]: Ghi theo thứ tự sau:

+ Lao động tăng mới;

+ Lao động điều chỉnh tăng mức đóng đơn vị.

- Giảm [ chỉ tiêu II]: Ghi theo thứ tự người lao động giảm do:

+ Chuyển đi.

+ Nghỉ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội,…

+ Lao động điều chỉnh giảm mức đóng trong đơn vị;

Lưu ý:

- Trường hợp trong tháng NSDLĐ lập nhiều danh sách lao động đóng BHYT, BHXH, BHTN thì nên đánh số các danh sách cho dễ quản lý.

NSDLĐ phải kê khai đầy đủ và chính xác tiền lương đóng BHYT, BHXH, BHTN của từng NLĐ theo quy định của pháp luật, đồng thời có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ tham gia BHYT, BHXH, BHTN theo quy định.

Các thủ tục cần lập biểu D02-TS đều có thể kê khai điện tử trên phần mềm EFY-eBHXH của EFY Việt Nam: Đăng ký sử dụng

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Dương 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

EFY Việt Nam

Tin tức liên quan

Video liên quan

Chủ Đề