COVID-19 ảnh hưởng đến ngành ngân hàng

Trong những tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội trong nước diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn duy trì đà phục hồi, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu được khơi thông sau đại dịch Covid-19. Ngành Ngân hàng Tiền Giang có những bước chuyển mình khởi sắc sau hơn 1 năm chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch gây ra.


Lãnh đạo các Ngân hàng ký kết giao ước thi đua năm 2022.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, ngay từ đầu năm 2022, hệ thống ngân hàng tỉnh Tiền Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng tại Nghị quyết  01/NQ-CP ngày 08/01/2022, Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, và Chỉ thị  01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo hoạt động Ngân hàng an toàn hiệu quả, sự phối hợp cùng với các ngành trên địa bàn, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là tiếp cận vốn tín dụng và giảm lãi suất cho vay. Qua đó hoạt động ngân hàng Tiền Giang trong những tháng đầu năm 2022 có sự chuyển biến rất tích cực. Trong những tháng đầu năm 2022, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy và tác động có hiệu quả, tạo động lực khôi phục và phát triển bền vững, hầu hết các ngành, lĩnh vực trên địa bàn có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân và các doanh nghiệp đã trở lại bình thường, tạo thuận lợi cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng Tiền Giang. Kết quả, đến cuối tháng 3/2022, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có 47 tổ chức tín dụng hoạt động. Trong đó, có 29 chi nhánh Ngân hàng thương mại với 96 Phòng giao dịch trực thuộc; 16 Quỹ tín dụng nhân dân; 2 tổ chức tài chính vi mô [CEP]; 267 Trụ máy ATM [trong đó có 8 máy CDM] và 958 máy POS; so với đầu năm tăng 01 phòng giao dịch Ngân hàng thương mại, 6 máy ATM và 36 máy POS. Mạng lưới ngân hàng tỉnh phủ khắp các huyện, thị, thành, đảm bảo nguồn vốn và cung ứng kịp thời các dịch vụ thanh toán đến người dân, doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tính dụng trên địa bàn thực hiện là 82.317 tỷ, tăng 2.828 tỷ với tỷ lệ tăng là 3,56% so với cuối năm 2021, tăng cao hơn 3,78% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ cho vay đạt 78.049 tỷ với 252.049 khách hàng còn dư nợ, dư nợ tăng 6.157 tỷ, tỷ lệ tăng 8,56% so với cuối năm 2021, tăng cao hơn 2,35% so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng nhu cầu vốn cho 254.850 lượt khách hàng vay vốn từ đầu năm với doanh số cho vay lũy kế đạt 37.101 tỷ đồng. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, có 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng tín dụng chung của toàn tỉnh, trong đó tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng mạnh nhất, riêng lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn là thế mạnh của tỉnh cũng chiếm tỷ trọng 52,33% trong tổng dư nợ cho vay, tăng 9,19% so với cuối năm 2021; tỷ lệ nợ xấu là 0,96%, giảm 0,09% so với cuối năm 2021. Các tổ chức tính dụng hỗ trợ cho 102.908 khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thông qua các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi, cho vay mới; tín dụng chính sách tiếp tục tăng trưởng 3,90% góp phần hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện điều kiện sống và học tập; mạng lưới, dịch vụ ngân hàng không ngừng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của người dân tại mọi thời điểm. Công tác phối hợp giữa các tổ chức ngân hàng với với các cơ quan, ngành và chính quyền địa phương tiếp tục được duy trì nâng cao, chặt chẽ; các ngân hàng tham gia tiếp xúc cử tri cùng với Đoàn Đại biểu Quốc hội, tích cực hưởng ứng các chương trình an sinh xã hội cùng địa phương nhất là trong công tác phòng, chống dịch Covid, chương trình xây dựng nông thôn mới,… Lãi suất cho vay trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19, phổ biến ở mức trên 4,5-9%/năm đối với ngắn hạn [chiếm 76,71% tổng dư nợ ngắn hạn VND]; trên 11-13%/năm đối với trung dài hạn [chiếm 48,44% tổng dư nợ trung dài hạn VND]; các Ngân hàng thương mại luôn chấp hành nghiêm mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực được ưu tiên theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN là 4,5%/năm. Trong năm 2022, ngành Ngân hàng Tiền Giang quyết tâm phấn đấu tổng nguồn vốn huy động ngành Ngân hàng tỉnh tăng trưởng 8%, dư nợ tăng trưởng 14%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; chấp ngành nghiêm túc các quy định, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng ảnh hưởng do dịch Covid-19 như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, hạ lãi suất các khoản vay hiện hữu, cho vay mới với lãi suất thấp hơn lãi suất trước khi có dịch Covid-19; tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay phù hợp, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trên cơ sở thực hiện nghiêm các quy định của ngành, tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế tỉnh phục hồi và phát triển. Tích cực đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng công nghệ và phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số; thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực công, dịch vụ hành chính công theo Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 21/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục hỗ trợ tích cực vào chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của tỉnh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà./.


02/02/2022 17:53 [GMT+7]

Số hóa giúp các ngân hàng “giảm đau” mùa COVID-19 Tp.Hồ Chí Minh [TTXVN 2/2] Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2021 và cả năm 2021 đang được các ngân hàng công bố cho thấy, năm 2021 là một năm rất thành công của ngành ngân hàng khi lợi nhuận vẫn tăng trưởng rất ấn tượng bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Để đạt được những con số tăng trưởng trong mùa dịch, các ngân hàng đã đa dạng hóa nguồn thu, giảm phụ thuộc vào nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay, tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập ngoài lãi thông qua bán chéo bảo hiểm, thẻ thanh toán...  Đáng chú ý, trong bối cảnh đại dịch kéo dài cộng thêm các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, hạn chế tiếp xúc đã thúc đẩy các ngân hàng đẩy mạnh việc áp dụng số hóa lên các hoạt động để thích nghi với tình hình mới cũng như giúp gia tăng giá trị cho khách hàng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng là năm đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng Việt Nam với “cú hích” từ COVID-19.  * Tăng trưởng ổn định nhờ số hóa Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam [Techcombank] vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với lợi nhuận trước thuế ghi nhận mức kỷ lục đạt hơn 1 tỷ USD, tăng trên 47% so với năm 2020, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Một trong những lý do chính giúp ngân hàng này đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng, đó là không ngừng tập trung vào chuyển đổi và đầu tư vào công nghệ số để đáp ứng nhu cầu của tập khách hàng ngày càng tăng nhanh. Theo ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc thường trực kiêm Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam [Techcombank], hiện ngân hàng đang tập trung thực hiện vào 3 trụ cột chính, bao gồm số hóa, dữ liệu và con người, với nhiều sáng kiến mang tính chiến lược đã được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, trải nghiệm khách hàng. Chẳng hạn, trong trụ cột số hóa, trong năm 2021, Techcombank đã triển khai 2 nền tảng ngân hàng số mới dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Với doanh số giao dịch lớn, lên đến 50 triệu giao dịch/tháng, Techcombank đã đưa nền tảng hạ tầng lên các nền tảng điện toán đám mây qua hợp tác chiến lược với Amazon Web Services [AWS], một công ty thuộc tập đoàn toàn cầu Amazon.com, làm đối tác cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, giúp trải nghiệm khách hàng được liền mạch và tốt hơn. Mặt khác, trong điều kiện giao dịch số chiếm chủ yếu, ngân hàng này cũng đẩy mạnh dạn áp dụng quản trị rủi ro, bảo mật. Đáng kể, nền tảng AML phòng chống rửa tiền cũng được Techcombank triển khai trong năm 2021 và được tiếp nối trong năm 2022 sẽ giúp nâng cao năng lực cho ngân hàng.  Nhờ các giải pháp đẩy mạnh số hóa, trong năm 2021, Techcombank đã thu hút thêm khoảng 1,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 9,6 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân năm 2021 lần lượt đạt 652 triệu giao dịch [tăng 70% so với năm 2020] và 9,1 triệu tỷ đồng [tăng 80,5%]. Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank], trong năm 2021, các sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên nền tảng số hóa đã nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng mẹ, giảm chi phí hoạt động và đặc biệt nâng cao được đáng kể năng lực tiếp cận và cung cấp dịch vụ không tiếp xúc cho khách hàng ngay cả trong thời gian giãn cách xã hội. Nhờ vậy, tăng trưởng tín dụng ngân hàng mẹ đạt tới 20,2% trong năm qua, cao hơn nhiều so với mức 13% trung bình toàn ngành.  Đáng chú ý, lợi thế từ hoạt động số hóa cũng giúp VPBank tạo ra được sự bứt phá trong thu hút lượng tiền gửi không kỳ hạn [CASA]. Tỷ trọng CASA chiếm tới 23% tổng huy động của toàn ngân hàng. Đây là tỷ trọng cao đáng kể và có sự tăng trưởng mạnh nếu so với mức 13,5% trong năm 2019 và 15,8% trong năm 2020. CASA cao được nhìn nhận là một trong những yếu tố hỗ trợ ngân hàng giảm chi phí vốn và tăng trưởng hiệu quả. Với việc số hóa toàn diện, kiểm soát tốt chi phí hoạt động, trong năm 2021, Ngân hàng TMCP Phương Đông [OCB] cũng đã duy trì hiệu quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận trước thuế đạt 5.519 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020. Chỉ tính riêng ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI trong năm 2021 ghi nhận số người dùng tăng gấp 3 lần, lượng giao dịch tăng hơn 60% và eKYC tăng 15 lần so với 2020. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng tập trung đẩy mạnh số hóa các hoạt động nội bộ. Hầu hết quy trình, văn bản đều được thực hiện, phê duyệt online đến gần 80%, giúp ngân hàng tối ưu được năng suất lao động, tiết giảm chi phí hoạt động hiệu quả với tỷ lệ chi phí trên thu nhập [CIR] năm 2021 ở mức 26,9%, nằm trong top 3 thấp nhất ngành ngân hàng. * Tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý Không chỉ riêng 3 ngân hàng trên, thực tế, đa phần các ngân hàng hiện nay đều áp dụng công nghệ vào hệ thống giao dịch. Việc này đã giúp các ngân hàng như MBB, TPB, TCB… tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn [CASA]. Cùng với đó, biên lãi ròng [NIM] cũng cải thiện đáng kể, tạo lợi thế cho ngân hàng trong cuộc đua cạnh tranh lãi suất cho vay.  Ngân hàng TMCP Quân đội [MB] đã mạnh tay chi tiền vào hệ thống MB Smartbank – khách hàng có thể mở thẻ, nạp và rút tiền bằng vân tay. Tương tự với Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam [MSB] và Ngân hàng TMCP Á Châu [ACB], cũng tập trung vào hệ thống ngân hàng điện tử. Trong khi đó, chiến lược của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam [VCB] là huy động CASA từ doanh nghiệp.  Chuyển đổi số cũng là một trong những chìa khóa quyết định làm giảm tỷ lệ CIR của các ngân hàng. Một số ngân hàng đã tận dụng tốt điều này để có tỷ lệ CIR dưới 30% [tính đến cuối quý III/2021] như SHB, VPB, TCB, TPB hay CTG. Chi phí hoạt động càng thấp cho thấy các ngân hàng đang đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh.  Theo ông Nguyễn Danh Lương, Thành viên HĐQT độc lập Ngân hàng TMCP An Bình, "trong nguy có cơ", khi dịch bệnh xảy ra cũng đã buộc hệ thống ngân hàng tiến hành nhanh hơn trong quá trình chuyển đổi số hóa các sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, thu nhập từ phí dịch vụ và từ các sản phẩm số đã trở thành một điểm sáng trong hoạt động của các ngân hàng trong năm qua. Ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC cho rằng, một điều khiến năm 2021 trở nên đặc biệt quan trọng đó là chính đại dịch COVID-19 đóng vai trò như một yếu tố xúc tác giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến độ số hóa nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Trước khi COVID-19 xuất hiện, tỷ lệ đón nhận số hóa của Việt Nam còn khá thấp, vì khách hàng chưa nhìn thấy lý do thôi thúc họ phải đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng qua mạng, mọi người còn đang chấp nhận quy trình sử dụng giấy tờ và chữ ký truyền thống. Khi Việt Nam áp dụng biện pháp giãn cách lần đầu vào tháng 4/2020, người dân mới nhận ra tầm quan trọng của ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ trên mạng. Thực tế, khảo sát dịch vụ tài chính cá nhân hành vi sử dụng ngân hàng số tại 15 thị trường châu Á-Thái Bình Dương; trong đó có Việt Nam do McKinsey thực hiện trong năm 2021 cho thấy, tỷ lệ khách hàng Việt Nam dùng các công cụ ngân hàng số ít nhất một lần trong tháng đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2017 - 2021, từ 41% lên 82%. Tỷ lệ sử dụng công nghệ tài chính và ví điện tử của Việt Nam tăng tổng 16% trong năm 2017 lên 56% vào năm 2021. Trong khi đó, theo Ernst & Young, 42% ngân hàng Việt Nam sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số, 28% đã triển khai chiến lược số hóa trong hoạt động kinh doanh. Với sự thay đổi tư duy của người tiêu dùng cộng thêm các yếu tố nền tảng nền dân số trẻ, yêu thích công nghệ, cơ sở hạ tầng số phát triển tốt như mạng 3G/4G phủ gần như toàn quốc và số người sử dụng điện thoại di động cao... sẽ mang tới cơ hội nhiều hơn cho các ngân hàng. Theo các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán MB [MBS], khi ngân hàng số là xu thế bắt buộc, ngân hàng nào cũng có chiến lược phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn. Tuy nhiên, với những ngân hàng tham gia vào sâu trong chuyển đổi số, tiện ích tạo cho người dùng được tiện lợi nhất, nhanh, hiệu quả, an toàn thì hệ sinh thái của ngân hàng đó được khách hàng trải nghiệm nhiều nhất và đem đến nhiều lợi ích cho ngân hàng, cổ đông. Giới chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý để kịp thời hỗ trợ quá trình số hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Tại buổi họp báo triển khai hoạt động ngân hàng năm 2022 tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh giữa tháng 1/2022, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: trong bối cảnh COVID-19, vấn đề chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng đang mang lại cơ hội và cũng là thách thức của ngành. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2022. Theo ông Đào Minh Tú, các lĩnh vực như fintech, blockchain… đang đưa ra rất nhiều sản phẩm mới được sử dụng trong ngành tài chính - ngân hàng. Điều này buộc cơ quan quản lý phải có hành lang pháp lý rất nhanh và kịp thời cho các hoạt động đã và đang diễn ra, dù việc xây dựng khung pháp lý không phải đơn giản, ngay cả nhiều nước trên thế giới cũng đang lúng túng. Do vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ khẩn trương phối hợp cùng các Bộ, ngành xây dựng hành lang pháp lý tương thích với các loại dịch vụ, sản phẩm công nghệ số; đồng thời kiểm soát chặt vấn đề an ninh mạng, bảo mật cho khách hàng theo nội dung Chỉ thị 02/CT-NHNN về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành đầu năm 2022./. H.Chung

Video liên quan

Chủ Đề