Củ su hào trồng ở đâu

Học cách tự trồng su hào trong thùng xốp tại nhà để tự cung cấp thực phẩm sạch và an toàn

[VOH] – Su hào là 1 trong những loại củ phổ biến, dễ ăn, giàu dinh dưỡng. Cách trồng su hào tại nhà cũng rất đơn giản. Chỉ áp dụng kỹ thuật bạn sẽ tạo ra được những củ su hào to mập, năng suất cao.

Su hào là một trong những thực phẩm cung cấp đa dạng các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, như giúp cải thiện tim mạch, hệ tiêu hóa, xương, hệ thần kinh... Hơn thế, đây cũng là cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc, có thể trồng với diện tích rộng hoặc tự trồng su hào tại nhà để cung cấp thực phẩm sạch và an toàn, tiết kiệm chi phí.

Su hào là cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt bắt đầu từ tháng 8. Khi trồng cây đúng thời vụ, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…sẽ giúp bạn đạt được năng suất cao khi thu hoạch.

Su hào là loại củ dễ trồng và dễ chăm sóc [Nguồn: Internet]

Thông thường, các giống su hào ở Việt Nam mất khoảng 80 – 100 ngày từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi trồng su hào.

1. Chọn đất và chọn hạt trồng su hào

Khi muốn trồng su hào tại nhà, bạn nên chuẩn bị thùng xốp, chậu hoặc bồn để trồng cây. Phía dưới đáy thùng, chậu cần đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng su hào nên chọn loại đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát để đất tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH từ 5.5 – 6.5 là hợp lý. Tốt nhất, bạn nên khử trùng bằng 100g vôi bột trước khi trồng từ 5 – 7 ngày.

Ở Việt Nam hiện có 3 loại giống su hào phổ biến gồm: su hào dọc tăm [su hào trứng], su hào dọc trung [su hào dọc nhỡ] và su hào dọc đại [du hào bánh xe]. Bạn chọn loại giống nào cũng được, tuy nhiên, khi chọn hạt giống, bạn nên chọn hạt giống su hào được bán ở những cửa hàng hạt giống uy tín.

2. Gieo hạt trồng su hào

Để su hào có thể nảy mầm đạt hiệu quả cao, trước khi gieo bạn nên ngâm hạt với nước ấm theo tỉ lệ 1:2, 1 ấm và 2 lạnh trong khoảng thời gian 15 phút. Sau khi lớp vỏ ngoài đã mềm ra thì bạn bắt đầu gieo và sâu từ 0.3 – 0.5 cm dưới bề mặt đất ẩm.

Các kỹ thuật trồng su hào tại nhà khá đơn giản [Nguồn: Internet]

Sau khi gieo hạt vào trong đất, tưới nước ẩm bề mặt đất hàng ngày. Những lá mầm đầu tiên sẽ bắt đầu nhú lên sau khoảng 1 tuần. Khi những lá thật đầu tiên mọc ra [khoảng 20 ngày], bạn có thể chuyển cây con vào chậu hoặc thùng xốp.

3. Trồng su hào

Khi trồng rau su hào vào thùng xốp, khoảng cách cây cách cây là 15cm, khoảng cách hàng cách hàng là 15cm.

Như vậy, bạn chỉ nên trồng 2 -3 cây su hào trong một thùng xốp to, trong trường hợp thùng xốp bé bạn chỉ nên trồng 1 cây. Do tán của cây khi phát triển sẽ rất rộng nên trồng thưa sẽ giúp phần củ phía dưới đón được nhiều ánh nắng, có đủ dinh dưỡng để phát triển.

Xem thêm: Học cách làm dưa góp su hào cà rốt giòn ngon mâm cơm nhà

4. Chăm sóc su hào

Sau khi tách cây trồng ra thùng xốp, bạn cần tưới nước ngay. Sau đó, mỗi ngày tưới 2 lần [sáng và chiều]. Tiến hành che phủ cho cây mới cấy trong khoảng 1 tuần.

Khoảng 4 – 5 ngày cây su hào sẽ bén rễ xanh tốt trở lại, lúc này bạn pha 2-3g đạm Ure tương đương 1 thìa cafe với 1 lít nước tưới 1 tuần 1 lần tới khi thu hoạch.

Ở giai đoạn phát triển, cây cần bón bổ sung phân NPK vào gốc để bổ sung chất dinh dưỡng giúp thúc hình thành củ. Mỗi tuần, bạn tưới đạm Ure pha loãng cho cây từ khi cây phát triển ổn định đến 1 tuần trước lúc thu hoạch.

Bón phân, tưới nước cho cây đủ sẽ giúp su hào phát triển tốt [Nguồn: Internet]

Nếu chăm sóc đúng cách, sau 40 ngày kể từ khi gieo hạt, thân su hào bắt đầu phình ra tạo củ. Ban đầu, củ có hình cầu dài rồi dần dần tròn hơn và phình to ra. Sau 10 ngày, củ su hào sẽ có đường kính khoảng 5cm.

Lưu ý, trong quá trình cây phát triển bạn nên thường xuyên kiểm tra mặt dưới lá của cây, nếu phát hiện rệp hoặc sâu hại cần phòng diệt ngay. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên xới xáo đất trồng để đất thể không bị bí chặt, đồng thời cắt tỉa những lá già, lá sâu bệnh tạo điều kiện thông thoáng cho cây phát triển thuận lợi.

5. Thu hoạch su hào

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống và từng vụ, cũng như quan sát khi thấy củ su hào có đường kính khoảng 10cm với mặt củ nhẵn nhụi và lá non ngừng sinh trưởng thì bạn có thể thu hoạch su hào. 

Không nên để su hào quá già  vì sẽ hình thành xơ, ăn không ngon cũng như vị nhạt dần. Để thu hoạch, bạn dùng dao cắt sát phía dưới phần thân củ gần rễ.

Su hào có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn yêu thích loại củ này hãy nhanh tay lựa hạt giống và chuẩn bị cho vụ su hào đang tới, bạn nhé!

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Kohlrabis

Tên khoa học: Brassica oleracea.var.Gongyloides

1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghía kinh tế

- Su hào là cây rau vụ đông phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, có thành phần dinh dưỡng phong phú. Thành phần hóa học trong thân củ su hào như sau: Nước: 88%; Protein: 2,8%; gluxit: 6,3%; tro: 1,2%. Các chất khoáng chủ yếu Ca: 46 mg%; P: 50 mg%; Fe: 0,6 mg%.

- Các loại vitamin chủ yếu: carotene -0,15, B1-0,06, B2-0,05; PP-0,2 và vitamin C-40,0mg%.

- Là cây vụ đông trong yếu, thời gian sinh trưởng ngắn có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, kỹ thuật trồng trọt đơn giản. Su hào là loại rau xanh được sử dụng nhiều, dễ chế biến như luộc, sào, nấu, súp, muối chua, trộn dấm và phơi khô. Su hào cũng có thể xuất khẩu.

2. Đặc điểm thực vật học

2.1 Hệ rễ

- Rễ su hào thuộc loại rễ cạn, rễ chùm, phân bố ở tầng đất mặt từ 0-30 cm. Vì vậy rễ su hào không chịu được khô hạn, ngập úng.

2.2 Thân

- Thân su hào là bộ phận sử dụng chủ yếu [có thể sử dụng cả lá non], thân củ phình to, độ lớn phụ thuộc vào đặc điểm của giống, khối lượng thân củ từ 50 g [su hào trứng, su hào dọc tăm] đến 0,5-1 kg [su hào đại, su hào bánh xe].

3.3 Lá su hào

- Lá dài, cuống lá tròn và phân chia rõ ranh giới với phiến lá, phiến lá có răng cưa, răng cưa sâu và không đồng đều. Gân lá nhỏ và thưa hơn lá cải bắp, lá su hào thường mỏng hơn lá cải bắp và súp lơ đặc biệt là giống su hào Hà Giang.

- Lá trên thân sắp xếp theo hình xoáy ốc, khoảng cách giữa các lá phụ thuộc và đặc điểm của giống.

3.4 Hoa, quả, hạt

* Hoa thuộc hoa thập tự, lưỡng tính, thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Chúng rất dễ lai tạp với các cây trong họ. Sự lai tạp giữa các biến chủng không có ý nghĩa kinh tế. Hoa nhỏ, ra từng chùm, mỗi cây có từ 400-1000 hoa. Đường kính trung bình của hoa từ 1,8-2,8cm. Khi qua giai đoạn xuân hóa và ánh sáng thân trong và các hồi nách vươn cao ngồng hoa thẳng khỏe cao từ 60-180cm có thể phân nhiều nhánh.

* Quả thuộc loại quả giác 2 mảnh vỏ, quả sài trung bình từ 8-10cm. Một cây có tới 800 quả, khi khô quả thường bị tách đôi do vậy cần thu hoạch khi quả bắt đầu chin vàng.

* Hạt nhỏ, nhẵn, hình cầu, đường kính 1-2 mm, mặt phẳng hoặc rạn lưới. Tùy mức độ chin màu sắc hạt có thể thay đổi mầu nâu đỏ, nâu sẫm. Những hạt chưa chin đầy đủ thường có màu nâu tươi. Thời gian thu hoạch quả kéo dài từ 8-20 ngày. Khối lượng 1000 hạt từ 3,5-6,5 g. Thời gian bảo quản hạt từ 4-5 năm vẫn giữ được sức nẩy mầm.

4. Yêu cầu ngoại cảnh

4.1 Nhiệt độ

- Su hào ưa khí hậu mát mẻ, là cây chịu rét, khả năng chụ nhiệt độ không cao. Cây có thể sinh trưởng phát triển ở nhiệt độ từ 15-20oC. Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ thấp [-5oC] nhưng chậm, hạt nảy mầm nhanh ở 15-20oC. Su hào có khả năng chịu rét, ở thời kỳ 1-2 lá thật cây ó thể chịu nhiệt độ thấp [-2]-[-3]oC, những giống qua rèn luyện có thể chịu được [-10]oC.

- Trong điều kiện nhiệt độ cao [trên 28o]C kết hợp với độ ẩm không khí thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và chất lượng khi thu hoạch, nhiệt độ trên 25oC trong thời gian nở hoa sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nhị, nhụy, hạt phấn và gây hiện tượng rụng nụ.

- Su hào là cây 2 năm, để thông qua giai đoạn xuân hóa cần có nhiệt độ thấp. Giống muộn yêu cầu nhiệt độ thấp nghiêm khắc hơn giống sớm. Các giống thong qua giai đoạn xuân hóa nhanh ở nhiệt độ 3-5oC, cũng có nhiều giống thông qua ở nhiệt độ 10-12oC, thời gian 30-40 ngày.

4.2 Ánh sáng

- Là cây ưa ánh ngày dài. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây yêu cầu thời gian chiếu sáng dài, cường độ ánh sáng trung bình. Ở nơi nguyên sản, cây phản ứng với chế độ chiếu sáng 17 giờ/ngày.

- Suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là thời kỳ phình củ cây rất mẫm cảm với ánh sáng. Cây quanh hợp mạnh ở cường độ ánh sáng 20.000-22.000 lux.

- Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cây con và chất lượng củ. Ươm cây con trong điều kiện thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy cây sinh trưởng, do đó rút ngắng thời gian ở vườn ươm. Ánh sáng ngắn và cường độ ánh sáng yếu sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C trong cây từ 25-30%. Nhưng cũng phải hiểu rằng ánh sáng ngắn lại có lợi cho giống trung bình và giống muộn. Vì trong điều kiện ánh sáng ngắn sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, có lợi cho quá trình tích lũy vật chất trong củ. Cường độ ánh sáng quá mạnh không có lợi cho quá trình tổng hợp vitamin C.

- Để qua giai đoạn ánh sáng, su hào yêu ầu thời gian chiếu sáng dài trên 14 giờ/ngày. Những giống su hào nhập ngoại từ Liên Xô, Hà Lan, … không ra hoa ở vùng Đông bằng sông Hồng.Tuy nhiên yêu cầu với ánh sáng cũng bị thay đổi theo giống, quá trình chọn tạo giống và thuần hóa của con người.

4.3 Nước

- Là cây rau ưa ẩm, ưa tưới, không chịu hạn cũng không chịu úng. Hệ rễ cạn, ăn nông, khả năng hút nước ở lớp đất dưới kém.

- Khi đất và không khí thiếu ẩm thì cây su hào sinh trưởng kém, lá nhỏ, củ nhiều sơ do đó năng suất và chất lượng đều giảm. Người ta tính toán cho thấy 1 cây su hào một ngày đêm tiêu hao gần 10 lít nước. Năng suất cao nhất khi độ ẩm đạt 80% và độ ẩm không khí 85-90%. Nhưng nếu nước dư thùa thì giảm chất lượng do nông độ chất hòa tan giảm, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh hai.

4.4 Đất và dinh dưỡng

- Su hào là cây có khả năng thích nghi rộng rãi trên nhiều loại đất, nhưng đất trồng tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ và thịt trung bình, đủ ẩm. Cây sinh trưởng kém trên đất nghèo dinh dưỡng và trên đất cát nhiều. Độ pH từ 6-7 thích hợp cho cây sinh trưởng. Trên đất chua, độ pH dưới 5,5 cần phân bón vôi để trung hòa độ chua trong đất.

- Cây phản ứng tốt trên đất bón phân hữu cơ và phân khoáng N,P,K. Các thời kỳ khác nhau cây su hào yêu cầu N,P,K cũng thay đổi từ thời kỳ đầu đến cuối thời kỳ cây hút 85% đạm, 96% lân và 84% kali. Các giống sớm và muộn cũng phản ứng khác nhau với phân bón. Su hào sớm yêu cầu 46% đạm, 20% lân, 34% kali, giống muộn sử dụng nhiều hơn 60-80% đạm, 20-30% lân và 50-60% kali.

- Trong điều kiện thiếu ánh sáng, thời tiết lạnh và khô cần tăng cường bón kali. Su hào cũng rất mẫm cảm với các nguyên tố vi lượng, đất thiếu Magie lá bị thay đổi màu sắc, ảnh hưởng đến sinh trưởng cây.

5. Một số giống su hào

5.1 Giống su hào dọc tăm

- Đặc điểm của giống là thân lá nhỏ, thân củ nhỏ, vở mỏng, dễ bị nứt khi chin thương phẩm. Thời gian sinh trưởng 70-80 ngày, năng suất thấp – trung bình đạt 8-10 tấn/ha, chất lượng tốt, ăn ngọt. Có thể sản xuất hạt giống ở vùng núi cao.

5.2 Giống su hào SaPa

- Hình dạng củ tròn, đỉnh sinh trưởng hơi lõm, thân củ có màu xanh nhạt, vỏ mỏng. Thời gian sinh trưởng 90-100 ngày, năng suất đạt 20-25 tân/ha, chất lượng tốt, ăn ngon. Có thể sản xuất hạt giống ở vùng núi cao.

5.3 Giống su hào Tiểu anh tư [Trung Quốc]

- Cây có thân lá lớn, lá thẳng, dầy, răng cưa nông, mặt lá phủ một lớp sáp mỏng. Thân củ tròn dẹt, vỏ củ dày. Thời gian sinh trưởng 95-105 ngày, năng suất đạt 25-30 tấn/ha, chất lượng không tốt bằng 2 giống su hào địa phương.

Nguồn: Giáo trình cây rau chuyên khoa

Video liên quan

Chủ Đề