Cục hải quan thành phố hồ chí minh tiếng anh là gì

Cục Hải quan được thành lập xuất phát từ yêu cầu hoạt động quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quản lí có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu và giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại và sản xuất phát triển. Từ đó, bảo vệ và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Thứ nhất, về hải quan Việt Nam

Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Nội dung quản lý nhà nước về hải quan bao gồm:

  • Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan;
  • Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan;
  • Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;
  • Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại;
  • Thống kê nhà nước về hải quan;
  • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan;
  • Hợp tác quốc tế về hải quan.
  • Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam

Thứ hai, về cục hải quan

Quyết định số 1919/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định như sau:

Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi chung là Cục Hải quan] là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

Cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

– Cục hải quan trong tiếng anh là Customs Department

Xem thêm: Quy định về chuyển đổi vị trí, luân chuyển công tác đối với công chức

– Định nghĩa về Cục hải quan trong tiếng anh được hiểu là:

The Customs Departments of provinces, inter-provinces and centrally-run cities [hereinafter collectively referred to as Customs Departments] are organizations directly under the General Department of Customs, and have the function of assisting the Director of the General Department of Customs in state management of customs, and organize the implementation of the law on customs and other relevant laws in the area of ​​operation of the Customs Department in accordance with law.

The Customs Department has the legal status, its own seal, and is allowed to open an account at the State Treasury in accordance with the law.

– Một số từ vựng tiếng anh tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực như:

Customs declaration form: Tờ khai hải quan.

Customs: Ngành hải quan.

Customs agency: Sở hải quan.

Import Duties and Customs: Thuế nhập khẩu và hải quan.

Xem thêm: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Customs clearance: Thông quan.

Customs declaration: Khai báo hải quan.

General Department: Tổng cục.

Department: Cục.

Declare: Khai báo hàng.

Packing list: Phiếu đóng gói hàng.

Shipping agent: Đại lý tàu biển.

Waybill: Vận đơn.

Xem thêm: Tiêu chuẩn được bổ nhiệm vị trí Trưởng, phó khoa đơn vị y tế

Transmitted manifest to the customs: Truyền manifest cho hải quan.

Automatic duty payment mechanisms: Cơ chế nộp thuế tự động.

Post – release duty payment: Nộp thuế sau khi giải phóng hàng.

On – line duty payment system: Hệ thống nộp thuế trực tuyến.

2. Vị trí, chức năng, quyền hạn và tổ chức của cục hải quan:

Thứ nhất, vị trí và chức năng của Cục hải quan

– Cục hải quan gồm Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan.

– Cục hải quan có chức năng iúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục hải quan

Xem thêm: Vị trí việc làm là gì? Xác định vị trí việc làm để tính lương thế nào?

1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm:

a] Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác theo quy định của pháp luật;

b] Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

c] Áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật;

d] Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

đ] Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

e] Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan;

g] Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Xem thêm: Vị trí thống lĩnh thị trường là gì? Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường?

h] Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

2. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hải quan và tương đương thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ được giao.

3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

4. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộvà giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

6. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hi quan.

7. Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

8. Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

Xem thêm: Phân tích các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm

9. Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

10. Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục tởng Tổng cục Hải quan.

11. Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

12. Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

13. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, cơ cấu tổ chức của Cục hải quan

1. Các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan:

Xem thêm: Phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

1.1. Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng có 09 phòng, gồm:

a] Phòng Giám sát quản lý về hải quan;

b] Phòng Thuế xuất nhập khẩu;

c] Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;

d] Phòng Quản lý rủi ro;

đ] Phòng Thanh tra – Kiểm tra;

e] Phòng Tổ chức cán bộ;

g] Phòng Tài vụ – Quản trị;

Xem thêm: Chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức

h] Văn phòng;

i] Phòng Công nghệ thông tin.

1.2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Đà Nng, Quảng Ninh, Lạng Sơn có 08 phòng, gồm:

a] Phòng Giám sát quản lý về hải quan;

b] Phòng Thuế xuất nhập khẩu;

c] Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;

d] Phòng Quản lý rủi ro;

đ] Phòng Tổ chức cán bộ – Thanh tra;

Xem thêm: Đang thi hành quyết định kỷ luật có được chuyển vị trí công tác không?

e] Phòng Tài vụ – Quản trị;

g] Văn phòng;

h] Phòng Công nghệ thông tin.

1.3. Cục Hải quan các tỉnh: An Giang, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Trị có 05 phòng, gồm:

a] Phòng Nghiệp vụ;

b] Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;

c] Phòng Tổ chức cán bộ – Thanh tra;

d] Phòng Tài vụ – Quản trị;

Xem thêm: Thủ tục xác nhận vị trí đất theo bản đồ địa chính. Xây nhà theo bản đồ địa chính

đ] Văn phòng.

1.4. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Cao Bằng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Hà Tĩnh, Tây Ninh có 04 phòng, gồm:

a] Phòng Nghiệp vụ;

b] Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;

c] Phòng Tổ chức cán bộ – Thanh tra;

d] Văn phòng.

1.5. Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa có 03 phòng, gồm:

a] Phòng Nghiệp vụ;

Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển vị trí công việc phù hợp mới nhất năm 2022

b] Phòng Tổ chức cán bộ – Thanh tra;

c] Văn phòng.

1.6. Cục Hải quan các tỉnh Bình Định, Kiên Giang có 03 phòng, gồm:

a] Phòng Nghiệp vụ;

b] Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm;

c] Văn phòng.

1.7. Cục Hải quan các tỉnh: Bình Phước, Cà Mau, Điện Biên, Đắk Lắk, Hà Giang, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế; Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum; Cục Hải quan Hà Nam Ninh có 02 phòng, gồm:

a] Phòng Nghiệp vụ;

Xem thêm: Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

b] Văn phòng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Hải quan.

2. Các Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội Kiểm soát Hải quan, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy trực thuộc Cục Hải quan [Danh sách kèm theo].

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ của các Chi cục, Đội thuộc Cục Hải quan; các Đội, Tổ thuộc Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội Kiểm soát Hải quan, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy trực thuộc Cục Hải quan. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại các Đội, Tổ thuộc Đội. Chi cục Hải quan sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.

Cục Hải quan có Cục trưng và một số Phó Cục trưởng theo quy định. Cục trưởng Cục Hải quan chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

Phạm vi địa bàn quản lý của Cục Hải quan được phân chia theo địa giới hành chính tnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cục trưng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố quy định địa bàn quản lý của các Chi cục Hải quan.

Chủ Đề