Cúng rằm tháng giêng vào ngày nào tốt năm 2024

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu được xem là một dịp lễ rất quan trọng trong năm. Người Việt ta có câu “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, để chỉ đến tầm quan trọng của dịp lễ. Vào ngày này, người dân sẽ cùng nhau đi chùa, chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, nhằm cầu may mắn, phước lành.

Cúng rằm tháng Giêng 2023 vào ngày nào, giờ nào?

Theo lịch can chi là ngày Giáp Ngọ, ngũ hành Kim, ngày cát lành, thích hợp nhất để tiến hành nghi lễ cúng Rằm.

Cúng rằm tháng Giêng 2023 vào ngày nào, giờ nào đẹp nhất?

Dân gian cũng quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, khi thành tâm cầu cúng ắt được bình an, may mắn.

Ngoài ngày chính rằm [tức 15 tháng Giêng năm nay], thì ngày 14 âm lịch cũng được đánh giá là ngày đẹp để tiến hành cúng khấn. Ngày này rơi vào thứ bảy, mùng 4/2 dương lịch, ngày Hoàng đạo.

Các khung giờ đẹp để cúng rằm tháng Giêng Quý Mão 2023:

Theo các chuyên gia phong thuỷ, ngoài 2 ngày 14 và 15 âm lịch, gia chủ không nên cúng rằm tháng Giêng 2023 vào ngày khác.

Ngày chính Rằm [15 tháng Giêng], khung giờ tốt gồm: Đinh Mão [5 giờ đến 7 giờ]: Giờ Ngọc Đường hoàng đạo, Canh Ngọ [11-13 giờ]: Giờ Tư Mệnh hoàng đạo, Nhâm Thân [15-17 giờ]: Giờ Thanh Long hoàng đạo, Quý Dậu [17-19 giờ]: Giờ Minh Đường hoàng đạo.

Ngày 14 tháng Giêng, khung giờ tốt gồm: Bính Thìn [7-9 giờ]: Tư Mệnh hoàng đạo, Mậu Ngọ [11-13 giờ]: Thanh Long hoàng đạo, Kỷ Mùi [13-15 giờ]: Minh Đường hoàng đạo, Nhâm Tuất [19h-21h]: Kim Quỹ hoàng đạo.

Bên cạnh đó, có quan niệm cho rằng, khung giờ cúng rằm Tháng Giêng tốt nhất là giờ Ngọ [11-13 giờ]. Bởi đây là thời điểm thần Phật giáng thế, nghiệm chứng cho lòng thành của gia chủ và ban phát điều lành cho chúng sinh.

Nên tiến hành cúng rằm tháng Giêng 2023 vào thời điểm từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19 giờ ngày 15/1 âm lịch.

Ngoài ra, theo phong tục truyền thống, người dân Việt thường chọn giờ cúng rằm tháng Giêng vào buổi trưa, từ 10 giờ trở đi. Tuy nhiên, hiện nay, do công việc bận rộn nên nhiều gia đình sẽ dời giờ cúng vào buổi tối. Thực tế, dù có cúng buổi nào, hay mâm cúng nhiều ít thì tấm lòng thành tâm là yếu tố quan trọng nhất, giúp tâm nguyện được chứng giám.

Mâm cúng rằm tháng Giêng

Tùy từng phong tục tập quán vùng miền cũng như điều kiện kinh tế gia đình mà có lễ vật cúng rằm tháng Giêng sẽ khác nhau. Cỗ chay dâng cúng Phật, gồm: Hoa, quả; Chè, xôi; Các món đậu; Bát xào; Bánh trôi nước.... Ngày nay, người dân có thể thêm vào mâm cỗ cúng Phật món chè trôi nước với mong ước cả năm trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Đặc biệt, mâm cỗ cúng Phật phải có đủ màu sắc, tượng trưng cho Ngũ hành.

Bên cạnh mâm cỗ cúng Phật, thì các gia đình còn chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng gia tiên. Mâm lễ cúng gia tiên, thần linh nhất thiết phải đủ nước sạch, hoa, quả, đèn nến, trầu cau,…

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên tiêu, có nguồn gốc từ Trung Quốc, diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới, trong đó "Nguyên" mang hàm ý thứ nhất và "Tiêu" nghĩa là đêm.

Chỉ có duy nhất ngày Tết Nguyên Tiêu 15/1 Âm lịch là cúng được giờ Ngọ; 11 ngày rằm còn lại trong năm không nên cúng giờ này. Ảnh minh họa

Rằm tháng Giêng cũng là một dịp lễ quan trọng đối với Phật giáo, nổi tiếng với câu nói "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" hay "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng". Do vậy, vào ngày này, các gia đình sẽ cùng nhau sửa soạn, bày mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính với Phật, với tổ tiên của mình đồng thời, mong cầu một cuộc sống ấm no, gia đình đoàn tụ, hạnh phúc bình an...

Theo các chuyên gia tâm linh, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 Âm lịch đều được. Bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện thuận lợi để tiến hành cúng Rằm vào đúng ngày 15 Âm lịch. Thời gian cúng có thể là từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch. Song, cũng theo nhiều chuyên gia tâm linh, ngày Rằm tháng Giêng sẽ có những khung giờ đẹp để các gia đình có thể lựa chọn làm lễ, cúng bái.

Khung giờ tốt nhất để cúng Rằm tháng Giêng năm 2024 là giờ Ngọ [11h-13h], tốt hơn cả là chính Ngọ. Lệ xưa cho rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày Rằm tháng Giêng là được.

Một số khung giờ vàng để gia chủ có thể lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của gia đình.

- Giờ Mão [5h-7h] - Giờ Ngọc Đường: Giờ này thuộc sao Thiếu Vi và sao Thiên Khái chiếu sáng; tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng.

- Giờ Ngọ [11h-13h] - Giờ Tư Mệnh: Giờ này thuộc sao Nguyệt Tiên và sao Phượng Liễn chiếu. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào khung giờ này được cho là Đại cát, bởi là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn phát triển.

- Giờ Thân [15h-17h] - Giờ Thanh Long: Giờ này thuộc khung giờ của sao Thiên Ất chiếu, thuận lợi các cho các việc khởi sự, kết hôn, thành gia lập thất.

Các chuyên gia cũng lưu ý, chỉ có duy nhất ngày Tết Nguyên Tiêu 15/1 Âm lịch là cúng được giờ Ngọ; 11 ngày rằm còn lại trong năm không nên cúng giờ này.

Chủ Đề