Cuộc sống ở hà nội như thế nào

Theo công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, Thủ đô Hà Nội là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước [các vị trí tiếp theo là Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh]. Vậy thực tế chi phí sinh hoạt tại Hà Nội đắt đỏ như thế nào?

Chị Bùi Thị Ngọc Ánh [26 tuổi] ngụ tại quận Hà Đông chia sẻ - so với quê nhà Hà Nam, giá cả ở thủ đô thực sự vô cùng đắt đỏ. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều được tính bằng tiền và chi phí cao gấp nhiều lần tỉnh nhà.

Theo chị Ánh, tất cả mọi thứ trong cuộc sống tại Hà Nội đều được tính bằng tiền. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

"Tôi thấy thuê nhà cửa là đắt đỏ nhất, mỗi tháng nếu ở riêng phải trả từ 3 - 5 triệu đồng. Kể cả bạn có mua nhà cũng là một con số khổng lồ ít người dám nghĩ đến. Tùy từng khu vực, giá nhà gấp từ 5 đến 10 lần so với ở quê, khu vực ngõ sâu rẻ nhất trong nội thành đã từ 80 triệu đồng/m2" - chị Ánh cho hay.

Bên cạnh đó, chị Ánh cũng nhận xét thực phẩm ở Hà Nội đắt gấp đôi ở quê. Một mớ rau muống ở quê chỉ có 3.000 đồng nhưng trên Hà Nội ít nhất 7.000 đồng. Đôi khi ở quê không bán hết người ta còn cho. Ngoài ra, theo chị, ở quê cũng dễ dàng trồng hoặc xin hàng xóm nên đỡ tốn kém hơn.

Chi phí ăn uống ngoài hàng thực sự là một khoản vô cùng “xót ví”. Một suất ăn trưa hiện tại có giá ít nhất từ 40.000 đến 50.000 đồng, ăn uống giao lưu chia đầu người bây giờ cũng hơn 200.000 đồng/người. Các khoản này mỗi tháng đã tiêu tốn của chị Ánh tối thiểu gần 3 triệu đồng.

Ngoài ra, theo chị Ánh, tại Hà Nội cũng có một số dịch vụ khác phải tính bằng tiền mà ở quê không có. Điển hình như phí trông, gửi xe, thấp nhất 3.000 đồng, tại một số khu vực như phố đi bộ vào ngày cuối tuần lên đến 20.000 đồng/xe.

Vì đã có con nhỏ nên gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Thư [26 tuổi] tại quận Hà Đông tốn kém hơn rất nhiều so với các cặp vợ chồng trẻ khác. Tổng thu nhập của hai vợ chồng khoảng 25 triệu đồng/tháng nhưng sau khi trừ các chi phí còn dư chưa đến 10 triệu đồng.

Mỗi tháng, tiền cho bé đi học trường mầm non tốn gần 3 triệu đồng. Đây mới là tiền đi học ở trường công lập, chưa kể tiền ăn uống, sữa bỉm ở nhà cho con gần 2 triệu đồng nữa.

Theo chị Thư, con số này gấp khoảng 3 lần so với những đứa trẻ khác đang theo học tại tỉnh nhà Nam Định. Do đó, hai vợ chồng chị chưa dám nghĩ đến việc cho con đi học trường tư thục và học thêm các kỹ năng quan trọng.

Chị Vũ Thị Thủy [21 tuổi] - sinh viên năm cuối Học viện Thanh Thiếu Niên [quận Đống Đa] cảm thấy vô cùng áp lực với chi phí sinh hoạt tại thủ đô. Mỗi tháng, sinh viên này tính nhẩm tiêu hết 3 đến 4 triệu đồng - gần bằng cả tháng lương của mẹ tại Nam Định.

Chị Thủy cho biết - chi phí thuê nhà ở thủ đô thực sự rất đắt đỏ khiến nữ sinh phải thuê phòng nhỏ đơn giản, ít tiện nghi hoặc ở ghép với bạn bè để tiết kiệm. Mỗi ngày 3 bữa ăn, nếu ăn dè sẻn cũng phải tốn 50.000 đồng trong khi ở quê chi phí chỉ bằng một nửa.

Cầm 50.000 đồng ra chợ, chị Thủy chỉ mua được nửa cân cà chua, 5 bìa đậu và 5 quả trứng vịt. Khi chị thắc mắc đắt gấp đôi ở quê thì được trả lời: "Hà Nội cái gì chả đắt đỏ, muốn mua rẻ thì về quê mà mua" khiến chị không khỏi chạnh lòng.

Chị Thủy cảm thấy áp lực với các chi phí phải chi trả hàng ngày tại thủ đô Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Giá điện nước sinh viên và người thuê trọ thường phải trả trung bình 4.000 đồng/số điện, 30.000 đồng/khối nước. Ngoài ra còn phải tốn thêm chi phí vệ sinh, điện thắp sáng ban công, tiền mạng internet, gửi xe khoảng 250.000 đồng/tháng.

"Khi muốn mua quần áo, sinh viên chúng tôi chỉ dám đến các chợ có niêm yết giá phù hợp để lựa chọn chứ rất ít khi vào shop. Muốn ăn uống, vui chơi đều phải tìm hiểu giá trên internet trước khi đến, luôn ưu tiên các quán vỉa hè, bình dân vì có giá phải chăng hơn để tiết kiệm chi phí" - chị Thủy tâm sự.

“Để sống ổn ở thành phố thì cần rất rất nhiều tiền. Vậy, theo bạn, để có cuộc sống đảm bảo và sống ổn ở thành phố cần có thu nhập tối thiểu bao nhiêu?

Bạn Ngô Như Quỳnh [26 tuổi, Vĩnh Phúc] hiện đang làm việc tại Hà Nội, cho rằng, sống ở thành phố cần rất nhiều tiền.

“Hiện tại, em thuê nhà ở một mình với mức 2 triệu đồng/tháng. Chi phí điện, nước, sinh hoạt nữa, tối thiểu cũng từ 6 – 8 triệu/tháng. May mắn nhờ có chút tiền tích lũy nên em vẫn sống sót qua mùa dịch mà chưa cần tới trợ cấp của gia đình”… Đó là chia sẻ của Ngô Như Quỳnh – chuyên viên dịch thuật [26 tuổi, Vĩnh Phúc].

Theo chia sẻ của Như Quỳnh, để sống ổn ở thành phố thì cần rất nhiều tiền

Theo lời Như Quỳnh, thời gian vừa qua, một phần vì mới ra trường, một phần muốn dành thời gian học cao học nên công việc của cô chưa thực sự ổn định. Khi dịch Covid-19 ập tới, Như Quỳnh bị mất việc làm. Tận dụng vốn ngoại ngữ, cô xoay sở làm một số công việc dịch thuật thời vụ và dạy học online nhưng thu nhập cũng bấp bênh.

Tuy cuộc sống không quá nhiều khó khăn, song theo chia sẻ của Quỳnh, nhờ trải qua những ngày giãn cách “sống chậm” vừa qua giờ đây cô đã có những suy nghĩ, nhìn nhận thực tế hơn về công việc và tương lai cho bản thân. Như Quỳnh đã tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân và tự tìm câu trả lời: "Tôi sẽ ở nhà thuê nhà bao lâu nữa? Liệu tôi có thể đáp ứng được công việc có thu nhập từ 20 – 30 triệu trở lên? Nếu kết hôn và có em bé, một gia đình cần chi phí tối thiểu là bao nhiêu?..."

“Sau 4 năm đi làm, thời điểm thu nhập cao nhất của tôi mới đạt 10 - 12 triệu/tháng. Tôi tự thấy mình không phải là con người có tính cạnh trạnh cao ở đất Hà Nội này để đạt được ngưỡng thu nhập 20 – 30 triệu/tháng.

Ai cũng có tuổi trẻ và có quyền ước mơ. Sau gần 10 năm học tập và sinh sống ở Hà Nội, tôi nghĩ rằng để sống ổn ở thành phố cần có rất rất nhiều tiền bởi bất kỳ chi phí sinh hoạt nào ở thành phố cũng cao hơn nhiều ở các tỉnh.

Cuộc sống còn nhiều thứ phải dùng đến tiền, đó là chưa kể khi lập gia đình, nuôi con cái ăn học, rồi còn mua nhà, mua xe và nhiều việc khác... Do đó, tôi quyết định, ít tháng nữa khi hoàn thành chương trình cao học tôi sẽ về quê làm việc. Với vốn ngoại ngữ có được, tôi tin là sẽ tìm kiếm được công việc phù hợp tại các khu công nghiệp.

Chắc chắn ở quê cuộc sống sẽ không sôi động và nhiều sắc màu như ở đây, nhưng có lẽ với tôi cái được sẽ nhiều hơn”… Như Quỳnh nói thêm.

Được biết, chia sẻ của bạn Như Quỳnh cũng là suy nghĩ của khá nhiều bạn trẻ, đặc biệt sau khi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những ngày dịch vừa qua.

Góp ý về chia sẻ của Như Quỳnh, anh Hoàng Tùng – một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp thẳng thắn bày tỏ ý kiến: “Nhìn vào thực tế của bạn, sau 4 năm lương mới hơn 10 triệu thì tôi cho rằng bạn không phải là con người có tính cạnh trạnh cao ở đất Hà Nội, đạt ngưỡng thu nhập 20 – 30 triệu không phải chuyện dễ dàng ở thời điểm dịch bệnh chưa có hồi kết thúc như lúc này. Trong khi đó, để có được một cuộc sống tốt ở TP thì các bạn ngoại tỉnh phải có năng lực giỏi trở lên để có thu nhập tăng dần đều, nếu không các bạn nên về quê có lẽ sẽ tốt hơn.

Tôi cũng đi nhiều thành phố ở Việt Nam, tôi thấy cuộc sống ở các trung tâm tỉnh lỵ, thành phố nhỏ chỉ kém sôi nổi và thiếu tiện nghi một chút thôi. Nhưng bù lại yên bình và đỡ phải chen chúc. Khi các bạn băn khoăn ở lại Hà Nội hay về quê như thế thì hãy nghĩ cho thông, ở lại để làm gì và sẽ được gì rồi hãy quyết định”.

Nguồn: [Link nguồn]

Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực truyền thông, nội dung số tại Việt Nam nhưng mới đây, công ty này đã...

Chủ Đề