Đa nhãn hiệu là gì

Nhãn hiệu và thương hiệu? Thương hiệu cá nhân là gì, nhãn hiệu là gì? trên thị trường hiện nay, đa số các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu. Tưởng chừng hai khái niệm này là một, nhưng thật ra đó lại là hai khái niệm với những phạm trù hoàn toàn khác biệt. Vậy nhãn hiệu là gì? Thương hiệu là gì? Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm của hai vấn đề trên.

Nhãn hiệu là gì?

Tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019 đã nêu ra định nghĩa về nhãn hiệu. Theo đó, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, phân biệt dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là hình ảnh, từ ngữ hoặc kết hợp từ ngữ với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một quyền được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyết định này được thực hiện theo thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định tại luật sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu đó mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Thương hiệu là gì?

Nhãn hiệu và thương hiệu? Hiện nay thuật ngữ thương hiệu được sử dụng và biết đến một cách rộng rãi. Tuy nhiên, thương hiệu không phải là một đối tượng được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ. Tuy nhiên, trong thực tế, thương hiệu được gọi tên trùng với nhãn hiệu nên mọi người thường có sự nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. Thương hiệu có một số đặc điểm sau:

Thương hiệu được hình thành từ quá trình kinh doanh, sản xuất và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được được nhiều người công nhận và sử dụng rộng rãi thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng và có giá trị.

Thương hiệu không được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ mà chỉ được người tiêu dùng công nhận.

Thương hiệu không có các dấu hiệu có thể nhìn thấy dưới dạng từ ngữ, chữ cái, hình ảnh, hình vẽ như nhãn hiệu.

Thương hiệu không thể xác định chính xác được thời gian tồn tại.

Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Tài sản của mỗi doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại:

Những tài sản có thể nhìn thấy được, gọi là tài sản hữu hình như cơ sở vật chất, bất động sản, sản phẩm tồn kho, Đây là những thứ có thể dễ dàng đo đếm và tính toán giá trị.

Những tài sản không thể nhìn thấy được, gọi là tài sản vô hình như nhãn hiệu, thương hiệu, các sản phẩm trí tuệ khác, thì rất khó để đo đếm và tính toán giá trị.

Nhưng đôi khi, giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp lại lớn hơn rất nhiều lần so với tài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu. Nhãn hiệu là một tài sản vô hình như thế.

Nhãn hiệu và thương hiệu? Việc xây dựng một nhãn hiệu chính là sợi dây kết nối tình cảm tốt đẹp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp qua những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này khiến cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp mỗi khi có nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ. Có thể nói nhãn hiệu là một loại tài sản vô hình cốt lõi giúp cho doanh nghiệp chuyển đổi các giá trị vô hình thành hữu hình. Do vậy mà xây dựng được một nhãn hiệu nổi tiếng, một thương hiệu mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

Phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu

Tiêu chí Nhãn hiệu Thương hiệu
Đăng ký bảo hộ Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ. Không được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.
Dấu hiệu nhận biết Có các dấu hiệu nhận biết và có thể nhìn thấy được dưới dạng từ ngữ, chữ cái, hình ảnh, hình vẽ. Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể mà hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.
Thời hạn bảo hộ Thời hạn bảo hộ là 10 năm. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp văn bằng bảo hộ, mỗi lần gia hạn là 10 năm. Không xác định được thời gian tồn tại cụ thể và có thể tồn tại lâu dài.
Ý nghĩa Dùng để phân biệt hàng hoá, phân biệt dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp và của doanh nghiệp đó.

Ví dụ về nhãn hiệu và thương hiệu

Thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thành công sẽ đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Microsoft, BMW, IBM, Coca Cola , Shell là những ví dụ điển hình về thương hiệu của doanh nghiệp, Louis Vuiton, Dove, GUCCI, Tide là những ví dụ điển hình về thương hiệu sản phẩm.

Một số nhãn hiệu có thể kể đến như Vingroup, Vinhomes, Vinmec, Vinpearl, Chè Thái Nguyên, Vải thiều Lục Ngạn

Nói một cách dễ hiểu hơn để bạn có thể phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu thì Thương hiệu Pepsi có nhãn hiệu như Lipton Teas, Lays Potato Chips, Quaker Oats, hoặc thương hiệu Honda, Yamaha, Suzuki thì những nhãn hiệu của các thương hiệu dành cho xe moto hai bánh trên là Wave, Dream, Future, Exciter, Raider,

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề nhãn hiệu là gì. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Nếu quý khách hàng gặp khó khăn về vấn đề nhãn hiệu, thương hiệu, các luật sư của Luật Hùng Sơn sẵn sàng hỗ trợ bạn bằng dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

5/5 - [1 bình chọn]

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 27/01/2022 11:55

Chia sẻ

Ls. Luyện Ngọc Hùng

Ông Hùng đã làm việc cho Hùng Sơn Law từ những ngày đầu thành lập và có hơn 6 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và hành nghề luật sư tại Việt Nam liên quan đến các Dự án Đầu tư Nước ngoài và Trong nước; Sáp nhập và Mua lại; Luật Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ. Với những kinh nghiệm có được luật sư Hùng chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề pháp lý đòi hỏi chuyên môn cao

Sau Tìm hiểu mã số bảo hiểm xã hội là gì? »

Trước « Tìm hiểu tài chính doanh nghiệp là gì?

Để lại một bình luận

Video liên quan

Chủ Đề