Thế nào là chương trình mở

Hệ thống giáo dục mở

Cỡ chữ Màu chữ:

Ngày 17/3/2017, hội thảo “Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang” được tổ chức nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của các trường đại học, học viện trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu người học, nâng cao hiệu quả của Đề án “Xây dựng xã hội học tập”.

Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã tham luận về nhiều vấn đề liên quan đến thực trạng và định hướng triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức nói chung và đội ngũ công chức, viên chức tỉnh Hà Giang nói riêng giai đoạn 2017-2020; đặc biệt là các trao đổi liên quan đến vấn đề giáo dục mở như: khái niệm, sự phát triển và tương lai của giáo dục mở. Đây là vấn đề mới, được nhiều đại biểu quan tâm, tranh luận. Trong thời gian tới, rất mong được các nhà khoa học giáo dục tiếp tục trao đổi, chia sẻ ý tưởng để những nghiên cứu về giáo dục mở có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn đổi mới giáo dục hiện nay.

Khái niệm cơ bản

Giáo dục mở [GDM] là một thuật ngữ mô tả mô hình/hệ thống giáo dục được thiết kế để mở rộng sự tiếp cận việc học tập so với giáo dục chính quy [truyền thống, thông thường] bằng nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự phát triển nguồn học liệu giáo dục mở [trên nền tảng công nghệ hiện đại] trong mọi môi trường học tập với nhiều hình thức khác nhau.

Các ý tưởng ban đầu

Cội nguồn xuất phát từ Vương quốc Anh, đã thành lập Đại học mở dựa trên 4 nguyên tắc cốt lõi: "mở cho người học, mở về địa điểm, mở về phương pháp và mở về ý tưởng" [Open to People, Open to Places, Open to Methods and Open to Ideas]. Tính chất mở nói trên nhấn mạnh sự linh hoạt của hệ thống, giảm thiểu những rào cản đối với người học gây nên bởi tuổi tác, địa điểm, thời gian và tình trạng kinh tế. Với sự phát triển của GDM, một số đại học mở bổ sung thêm nguyên tắc "mở về chương trình học" [open curriculum], tức là cho phép học sinh/sinh viên tự thiết kế chương trình học dẫn đến "văn bằng mong muốn" của mình.

Cơ sở triết lý

Giáo dục mở được thúc đẩy bởi niềm tin rằng người học mong muốn tự tổ chức việc học của mình, đặc biệt họ muốn: xác định các chủ đề quan trọng mà họ cần học; thu nhận được các kinh nghiệm giáo dục chứ không phải chỉ những hiểu biết thuần túy sách vở; tự chịu trách nhiệm về các quyết định giáo dục cho họ; hiểu được mối quan hệ giữa giáo dục với cộng đồng; và tự lựa chọn những vấn đề cần tập trung khi học tập ở lớp. Nói tóm lại, có một niềm tin rằng sự lựa chọn & định hướng tự do của người học sẽ nâng cao chất lượng học. Cơ sở triết lý của giáo dục mở nói trên rất tương đồng với ý tưởng của nhà cải cách giáo dụcJohn Dewey[1859-1952], và nhà tâm lý học phát triểnJean Piaget[1896-1980]. Thật vậy, Dewey tin ở hiệu quả của quá trình học tư duy thông qua giải quyết các vấn đề thực, và quan niệm nhà trường phải là xã hội thu nhỏ, gắn chặt với gia đình, cộng đồng và xã hội. Còn theo Piaget, người học chính là kiến trúc sư của sự tăng trưởng tri thức của mình. Như vậy, chẳng những giáo dục phải mở để nhiều người có thể tiếp cận, mà còn phải mở để người học có thể chủ động tham gia quá trình giáo dục.


Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ GDTX trao đổi tại Hội thảo

Sự phát triển

Khi dự báo sự phát triển của giáo dục thế kỷ 21, Hội đồng quốc tế về Giáo dục của UNESCO do Jacques Delors chủ trì đã khẳng định: "Học tập suốt đời nổi lên như là một trong các chìa khóa mở cửa đi vào thế kỷ 21". Hội đồng cũng đã nêu một ý tưởng quan trọng khác: "cần phải tiến tới một xã hội học tập". Với ý tưởng vềhọc tập suốt đờixã hội học tập, tính phổ quát của ý tưởng GDM đã được nâng lên, làm cho khái niệm đó chẳng những không chỉ liên quan đến một mô hình giáo dục, mà còn mở rộng ra cho cả một hệ thống giáo dục. Các khái niệm về học tập suốt đời, giáo dục cho mọi người và XHHT đã nhấn mạnh rằng mọi con người cần có/được tạo cơ hội học tập và tiếp nhận một nền giáo dục suốt đời. UNESCO đã phát biểu tường minh khái niệm liên quan đến GDM:

"Giáo dục là một quyền cơ bản của con người, là một giá trị con người phổ quát, và cần được sẵn sàng thực hiện suốt cuộc đời của mỗi cá nhân".

“Xã hội học tập là một xã hội trong đó mọi cá nhân đều phải học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời và biết tận dụng triệt để các cơ hội học tập do xã hội mang lại. Do đó, học tập phải trở thành nhu cầu tự thân, là trách nhiệm của mỗi công dân, mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, của các ngành, các đoàn thể và trách nhiệm của toàn xã hội.”

Nói đến GDM không thể không nhắc đến sự kết nối giữa tư tưởng của GDM và phương pháp luận của học tập từ xa [Distance Learning] thành một hệ thống giáo dục hết sức mềm dẻo và có hiệu quả cao: Giáo dục mở và Từ xa [Open and Distance Learning – ODL - GDM&TX]. Ngày nay gần như khó hình dung việc hai khái niệm nói trên có thể tách rời.

Sự phát triển của giáo dục từ xa [GDTX] được chi phối bởi triết lý về một phương pháp giáo dục sử dụng các học liệu tiêu chuẩn hóa được chuẩn bị trước để đạt hiệu quả kinh tế nhờ tăng quy mô. Triết lý đó vừa tạo cơ hội tăng khả năng tiếp cận giáo dục, vừa thỏa mãn nhu cầu độc lập của người học.GDM xuất hiện đầu tiên ở bậc đại học, nhưng ngày nay đã mở rộng ra các bậc học khác, đặc biệt cho nhiều chương trình không dẫn đến văn bằng.

Giáo dục mở và từ xa trong thế kỷ 21

Trong GDM, yếu tố phương pháp và học liệu là cực kỳ quan trọng, do đó khi bước vào thế kỷ 21, ý tưởng GDM đã phát triển với một nhịp điệu nhanh chóng phi thường, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là Internet. Vì GDM liên quan đến người học tại nhiều địa điểm và thời gian khác nhau, nên công nghệ trực tuyến phục vụ nhiều mục đích là hết sức quan trọng. Do đó, ngoài những công cụ thông thường để cung cấp thông tin như tài liệu in, băng ghi âm, các đĩa CD, các phương tiện trực tuyến như trang Web, YouTube và iTunesU cũng được sử dụng để cung cấp học liệu và phục vụ cả cho việc thuyết giảng. Sinh viên có thể giao tiếp, thảo luận qua mạng nhờ e-mail hoặc Skype, Google+. Cố gắng lớn đầu tiên theo phương hướng cung cấp học liệu trực tuyến là nguồn học liệu mở [OpenCourseWare -OCW] của Đại học MIT [Massasuset Institute of Technology] đưa lên mạng vào tháng 10/2002 với mong muốn "thúc đẩy việc học của nhân loại trên toàn thế giới bằng cách tạo sẵn một trang web tri thức"…. Một thập niên sau, vào năm 2012, các Đại học MIT và Havard công bố việc hình thành edX, công cụ mạng làm nền cho các "khóa học mở trực tuyến quy mô lớn" [massive open online course - MOOC] để cung cấp các chương trình học bậc đại học với một dải rộng ngành học miễn phí cho người học trên toàn thế giới. Các khóa học này chủ yếu cung cấp cho sinh viên trực tuyến, và một số trường hợp có thể cấp các tín chỉ hoặc chứng nhận dựa trên các kỳ thi. Công cụ mạng nền edX có khả năng giúp sinh viên tương tác với nhau và với giảng viên qua các diễn đàn trực tuyến. Hiện nay [2015] có khoảng 1,5 triệu người sử dụng edX. Thuật ngữ MOOC được đưa ra vào năm 2008, và sau một số khóa đào tạo trực tuyến miễn phí thử nghiệm, thuật ngữ đó được chấp nhận rộng rãi. Nhiều trường đại học đã cung cấp nhiều chương trình đào tạo kiểu MOOC trong mấy năm qua, chẳng hạn vào cuối năm 2011 Đại học Stanford đã cung cấp 3 khóa học, mỗi khóa khoảng 100 nghìn sinh viên tham gia. Ngoài các chương trình đào tạo miễn phí, có một số chương trình thu phí, cấp tín chỉ dẫn đến văm bằng, ví dụ vào tháng 5 năm 2013 một chương trình văn bằng Master đầu tiên hoàn toàn dựa trên MOOC đã được đưa ra, với sự cộng tác giữa Udacity, một công ty vì lợi nhuận, với Tập đoàn AT&T và Viện Công nghệ Georgia. Cho đến nay Udacity đã cung cấp 26 khóa học, có khóa học hơn 300 nghìn sinh viên. Việc tạo ra và duy trì các OCW tổng hợp đòi hỏi rất nhiều tài lực và nhân lực, và việc chuyển chúng sang các ngôn ngữ khác cũng rất tốn kém. Cho nên hiện nay MOOC chủ yếu vẫn thực hiện bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên một số quốc gia đã tích cực hưởng ứng OCW của MIT và chuyển đổi sang nước mình. Chẳng hạn, ngay từ 9/2008 Trung Quốc đã tổ chức liên kết các trường đại học lớn, trong đó có Đại học mở Trung quốc, triển khai sử dụng OCW ở Trung Quốc, và Chính phủ cũng thành lập Viện Nguồn lực mở cho Giáo dục [CORE] để điều phối hoạt động này. Ở Ấn Độ và Nhật Bản cũng có các hoạt động mạnh theo hướng triển khai sử dụng OCW ở nước mình. Vì các hoạt động liên quan đến MOOC hết sức sôi động nên New York Time đã gọi năm 2012 là "Năm của MOOC", và từ đó MOOC là một chủ đề nổi bật trên truyền thông về giáo dục. Có nhiều ý kiến khác nhau về lợi ích và nhược điểm của mô hình MOOC, nhưng dù sao nhiều người công nhận rằng sự "thành công của MOOC có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của nền công nghiệp giáo dục đại học tương lai".

Tương lai của giáo dục mở

John Daniel, giám đốc điều hành của tổ chức Commonwealth of Learning, đã đưa ra khái niệm về một tam giác thép trong giáo dụcvới các đỉnh là quy mô nhập học, chi phí và chất lượng. Khi tăng số lượng sinh viên trong lớp học thì chất lượng sẽ giảm; khi đảm bảo tài liệu học tập tốt và thầy giỏi thì sẽ đẩy chi phí lên cao; và việc cắt giảm chi phí sẽ dẫn tới việc giảm cả quy mô và chất lượng. Công nghệ mới đã đóng góp rất to lớn cho GDM, chẳng hạn, đã giúp GDM bẻ gãy được tam giác thép kìm hãm giáo dục nói trên. Với công nghệ mới, giáo dục chất lượng cao có thể dễ tiếp cận hơn với giá không quá đắt. Các đại học Mở có thể khai thác lợi ích của công nghệ mới, chẳng hạn sử dụng công nghệ mới để cung cấp OCW cho một số lượng rất lớn học viên. GDM cũng đem lại cơ hội cho những nhóm người không thể tiếp cận giáo dục truyền thống. Tổng quát hơn, có thể hiểu GDM có vai trò quan trọng trong việc tạo cơ hội học suốt đời, thực hiện sứ mạng Giáo dục cho mọi người, và hơn thế nữa, tạo dựng nên hình hài của chính nền giáo dục trong tương lai.

Giáo dục mở ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Viện Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập từ năm 1993, với sứ mạng phát triển GDM&TX. Tiếc rằng, hai Đại học Mở cho đến nay chưa được đầu tư tương xứng với sứ mạng được đề ra nên đã phát triển khá chậm so với nhiều đại học mở trong khu vực. Hiện nay [giai đoạn 2015-2020] Việt Nam đang được định hướng xây dựng một nền giáo dục mở. Có thể hiểu tính chất "mở" của hệ thống giáo dục ở đây thể hiện ở một cấu trúc hệ thống được thiết kế hợp lý, có nhiều cơ hội đầu vào và đầu ra, trong đó các bộ phận và tầng - bậc liên thông với nhau, tạo điều kiện cho mọi người học dễ dàng thâm nhập hệ thống trong cả quá trình học tại các thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đời của họ. Ngoài ra, một số tổ chức tư nhân tại Việt Nam cũng đã sớm xây dựng mô hình GDM, mở đầu cho trào lưu MOOC tại Việt Nam, trong đó tiên phong là Tổ hợp GD TOPICA [Đem công nghệ GD mở - từ xa của Việt Nam ra thế giới], là GIAPSCHOOL hay FUNIX, là các websites, công nghệ giáo dục E-learning, I-learning, Mobi-learning, là sự thử nghiệp mới U-learning…

Gửi email
In trang

Giáo dục "mở" thực chất là dân chủ và tự do

-Bài viết “Khó nói đến nền giáo dục “mở” khi hệ thống vẫn “đóng”lược thuật những ý kiến thảo luận về tính “mở” của hệ thống giáo dục Việt Nam được trình bày tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế” do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức ngày 16/5.

Vấn đề đặt ra ở đây là những người làm giáo dục ở Việt Nam quan niệm như thế nào là “mở” trong giáo dục.

Theo tôi, định hướng “mở” hay “tính mở” trong giáo dục thực chất là sự đề cập đến hai nguyên lý rất cơ bản của một nền giáo dục hiện đại và hiệu quả: Dân chủ và tự do.

Vậy thì thế nào là dân chủ và tự do trong giáo dục?

"Mở” có nghĩa là phải chấp nhận sư đa dạng trong nhận thức của học sinh khi các em đi trên hành trình tiếp cận chân lý. Ảnh: Thanh Hùng

Để bàn về vấn đề này có lẽ sẽ cần phải viết để cả vạn trang sách vẫn chưa đủ. Đây là vấn đề rất cơ bản trong giáo dục vì thế trong lịch sử từ trước đến nay đã có vô số các học giả có tên tuổi bàn luận về nó và bản thân hai nguyên lý này cũng được áp dụng trong thực tế ở các nền giáo dục. Vì vậy ở đây, trong khuôn khổ bài viết, tôi chỉ xin được bàn chút ít về những biểu hiên cụ thể cần có của nó đối với giáo dục Việt Nam hiện tại đang trong quá trình cải cách.

Thứ nhất, “mở” có nghĩa là phải chấp nhận sư đa dạng trong nhận thức của học sinh khi các em đi trên hành trình tiếp cận chân lý.

Để đảm bảo tính “mở” này cần phải phá bỏ những định kiến, thiên kiến được định hình trong thời gian dài coi sách giáo khoa là tập hợp các chân lý bất biến. Từ đó coi mọi tri thức, kiến giải nằm ngoài sách giáo khoa hay trái ngược với sách giáo khoa đều là sai lầm, không có giá trị.

Để “tương đối hóa” được tính chất tuyệt đối của sách giáo khoa thì việc thực hiện nghiêm túc tinh thần khai phóng của cơ chế “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” có ý nghĩa quan trọng. Đây là điều kiện cơ bản cần đảm bảo trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện tại để có được nhiều cách tiếp cận chân lý, sắp xếp, cấu trúc nội dung giáo dục trong các bộ sách giáo khoavà thúc đẩy thực tiễn giáo dục của giáo viên ở hiện trường giáo dục.

Nói cách khác, nếu như từ trước đến nay, sự tự do của giáo viên trong sáng tạo chỉ là đổi mới phương pháp dạy học thì giờ đây cần phải mở rộng biên độ bằng cách công nhân quyền tự chủ về nội dung giáo dục của giáo viên. Nghĩa là việc “dạy cái gì, dạy như thế nào” xét cho đến cùng thuộc về quyền hạn của giáo viên.

Theo tinh thần đó, dần dần Việt Nam cần phải tiến tới thực hiện “nhiều chương trình-nhiều sách giáo khoa” như các nước có nền giáo dục tiên tiến đang làm.

Ở đó sẽ có chương trình giáo dục phổ thôngcủa quốc gia, chương trình của địa phương, nhà trường và chương trình của từng giáo viên. Khi làm việc trong cơ chế đó, giáo viên sẽ có điều kiện để đối xử công bằng và đảm bảo cho nhận thức đa dạng của học sinh được biểu đạt, thảo luận sâu sắc từ đó tiệm cận chân lý. Đây cũng là điều kiện cơ bản không thể thiếu đảm bảo cho sự sáng tạo trong học tập.

Thứ hai, “mở” trong giáo dục xét ở góc độ hành chính giáo dục thể hiện ở cơ chế vận hành dân chủ và phân quyền. Nếu nhìn vào lịch sử giáo dục của các nước có nền giáo dục tiên tiên sẽ thấy quá trình cải cách giáo dục đồng thời cũng là quá trình dân chủ hóa bộ máy hành chính giáo dục.

Quá trình đó là việc chuyển dần chức năng của các cơ quan này từ chỗ là cơ quan quản lý, giám sát sang chức năng hỗ trợ và tư vấn.

Chính vì vậy, ở các nước này có các bộ luật để quy định rõ quyền hạn, chức năng của bộ giáo dục và các cơ quan hành chính giáo dục khác, ngăn ngừa sự can thiệp quá mức của các cơ quan này vào hoạt động chuyên môn của các trường và người giáo viên. Cải cách đó cũng ưu tiên phân quyền cho các địa phương trong điều hành hành chính giáo dục. Việc “tự trị” về hành chính giáo dục địa phương là yếu tố cơ bản để phát huy tính chủ động, sáng tạo từ các địa phương, tránh sự áp đặt duy ý chí từ cơ quan trung ương.

Thứ ba, “mở” trong giáo dục thể hiện ở việc hệ thống các bộ luật về giáo dục thừa nhận, bảo đảm và khuyến khích sự tồn tại của hệ thống giáo dục tư với nhiều mô hình đa dạng.

Ở các nền giáo dục tốt, bên cạnh hệ thống giáo dục công bài bản thì hệ thống giáo dục tư rất mạnh với các mô hình phong phú. Ở đây giáo dục tư được đảm bảo, khuyến khích và cũng được hỗ trợ cả về tài chính. Giáo dục tư là sự bù đắp tuyệt vời cho giáo dục công và cũng là một yếu tố cạnh tranh thúc đẩy giáo dục công phát triển.

Hệ thống giáo dục tư với mô hình đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu phong phú của người dân và thúc đẩy giáo dục cá biệt hóa để phát triển nhân tài đặc biệt, các học sinh có năng khiếu hay các nhóm cần giáo dục hỗ trợ.
Cuối cùng, tính “mở” của giáo dục còn thể hiện ở sự hòa nhập và chia sẻ các giá trị phổ quát cũng như áp dụng các quy chế vận hành, kiểm định tiên tiến của thế giới.

Nền giáo dục mở phải tạo ra được những công dân có khả năng sống tốt trong môi trường quốc tế. Giáo dục đó phải hình thành được ở học sinh những phẩm chất, năng lực và giá trị quan hòa hợp với các giá trị có tính phổ quát mà nhân loại công nhận, tôn vinh, theo đuổi.

Hệ thống giáo dục này cũng phải dung nạp và thích ứng với cách thức vận hành, sự kiểm định…của thế giới.

Nguyễn Quốc Vương

“Nút thắt” cản trở giáo dục đại học sẽ được mở thế nào?

Dự thảo Luật Giáo dục Đại học cần tạo ra sự đột phá về cơ chế, chính sách, gỡ bỏ những “nút thắt” cản trở giáo dục đại học phát triển.

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung có gì mới?

Trước nhiều vấn đề thực tế đã không còn phù hợp với Luật hiện hành, Luật Giáo dục sửa đổi được kỳ vọng không chỉ phù hợp với hiện tại mà còn tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho giáo dục phát triển trong nhiều năm tới.

Cắt giảm 110 điều kiện kinh doanh giáo dục: Liệu đã đủ?

Theo Bộ GD-ĐT, tổng số điều kiện kinh doanh được đề nghị cắt giảm và đơn giản hóa đã tới hơn một nửa so với hiện hành. Song, nhiều ý kiến kiến nghị tiếp tục cắt giảm để tạo hành lang đầu tư và phát triển giáo dục thông thoáng.

Bộ trưởng Giáo dục đề xuất chính sách lương, phụ cấp đặc thù cho nhà giáo

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị T.Ư xem xét có chính sách lương/phụ cấp đặc thù đối với đội ngũ giáo viên, trong đó quy định giáo viên thuộc trường hợp có phụ cấp cao hơn 30% theo quy định chung.

GS Mỹ thiếu chuẩn hiệu trưởng Việt Nam: Cần sửa ngay Luật Giáo dục Đại học

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng khẳng định cần sửa ngay Luật Giáo dục Đại học để thúc đẩy quyền tự chủ cho các trường.

Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng mở

[ĐCSVN]- Chia sẻ về những nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với chủ trương xây dựng nền giáo dục mở, GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho hay, mục tiêu đổi mới là xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập.

GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: VA

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng mở được thể hiện trước hết ở việc bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc; đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục, điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh; nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiêt để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.

Chương trình cũng đảm bảo tính ổn định, khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học – công nghệ và yêu cầu của thực tế.

Trả lời câu hỏi, chương trình mới mở cho người học cụ thể như thế nào, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: Người học được tự chọn môn học [chọn môn Ngoại ngữ 2 từ lớp 6; chọn 5/9 môn học lựa chọn từ lớp 10]; được tự chọn học phần [chọn môn thể thao phù hợp từ lớp 1; chọn học phần Công nghệ từ lớp 6; chọn học phần Tin học từ lớp 6; chọn học phần Mĩ thuật từ lớp 10];

Học sinh cũng được tự chọn chuyên đề học tập từ lớp 10; đồng thời, được tự chọn nội dung học tập cụ thể [chọn nội dung học tập trong môn Mĩ thuật từ tiểu học; đề xuất thuyết trình, thảo luận về các tác phẩm văn học mà học sinh quan tâm, yêu thích trong giờ đọc sách hoặc thực hành ở môn Ngữ văn từ tiểu học].

Với giáo viên, các thầy cô có quyền đề xuất chọn sách giáo khoa; dạy học theo chương trình, không phụ thuộc từng câu chữ trong sách giáo khoa, sách giáo viên. Giáo viên môn Ngữ văn có quyền thay đổi một số văn bản trong sách giáo khoa cho phù hợp.

Giáo viên cũng được chủ động phân bổ thời lượng dạy học; chủ động áp dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học [trong/ngoài lớp; trong/ngoài nhà trường; làm việc chung/làm việc nhóm, làm việc độc lập].

Đề cập đến việc “mở” với người viết sách giáo khoa, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, người viết sách dựa vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung khái quát đối với từng cấp học, lớp học, chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, tư liệu và thiết bị dạy học cụ thể.

“Vị trí của sách giáo khoa đã thay đổi. Nếu trước đây, sách giáo khoa được coi là “pháp lệnh” thì nay sách giáo khoa là tài liệu chính thức để dạy học. Trước chỉ có 1 bộ sách giáo khoa thì nay có nhiều bộ sách cho mỗi môn học. Do đó, yêu cầu sách giáo khoa phải đa dạng” – Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông lý giải.

Chương trình giáo dục phổ thông mới mở cả về nội dung giáo dục [thực hiện phân hóa, tự chọn; thường xuyên đánh giá, phát triển chương trình]; mở về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và mở cả về phương thức giáo dục [kết hợp học với hành; kết hợp giáo dục ở nhà trường với giáo dục trong gia đình và xã hội] - GS Nguyễn Minh Thuyết.

GS cho biết thêm, chương trình mở cho cả địa phương và cơ sở giáo dục. Theo đó, UBND cấp tỉnh được tổ chức biên soạn, bổ sung nội dung giáo dục của địa phương vào chương trình giáo dục phổ thông. Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường; được chọn sách giáo khoa phù hợp.

“Điều này là cần thiết vì mỗi địa phương đều có những đặc điểm khác nhau về lịch sử, địa lý, dân cư, điều kiện, nhu cầu phát triển…]. Tương tự, mỗi cơ sở giáo dục cũng có những đặc điểm khác nhau về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đối tượng học sinh…” GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh./.

Mỹ Anh

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Triết lý xuất phát và sự phát triển của giáo dục mở
  • 3 Giáo dục mở và từ xa trong thế kỷ 21
  • 4 Tương lai của giáo dục mở
  • 5 Giáo dục mở ở Việt Nam
  • 6 Tài liệu dẫn

TTO - Đây là khẳng định của GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, tại họp báo công bố dự thảo các chương trình môn học và hoạt động giáo dục chiều 19-1.

  • Dự kiến tháng 4-2018 ban hành chương trình môn học mới
  • Chương trình giáo dục mới: các môn học thay đổi thế nào?
  • Sẽ có nhiều môn học với tên gọi mới

Học sinh lớp 12A7 Trường THPT Trần Phú, Q.Tân Phú, TP.HCM trong giờ học môn địa lý - Ảnh: NHƯ HÙNG

Hầu hết các chương trình môn học và hoạt động giáo dục được công bố đều đưa ra hướng mở.

Có nghĩa sẽ cho phép các nhà trường, giáo viên chủ động trong thiết kế nội dung dạy học trên cơ sở bám sát chương trình và linh hoạt trong lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu dạy học khác nhau.

Chương trình môn học theo hướng mở

Đây được coi là điểm rất mới, phá bung những trì trệ, thụ động của hoạt động dạy học ở phổ thông hiện nay với thói quen "phải dạy hết sách giáo khoa" giống như pháp lệnh.

Trả lời thắc mắc của rất nhiều nhà báo về vấn đề thi cử, đánh giá, GS Nguyễn Minh Thuyết đã khẳng định: kỳ thi THPT quốc gia sẽ giữ ổn định tới năm 2020. Sau năm 2020, khi lớp học sinh đầu tiên học chương trình mới bước vào THPT thì kỳ thi quốc gia sẽ bắt buộc phải thay đổi.

"Bộ GD-ĐT đang giao cho một trung tâm đo lường và kiểm định giáo dục nghiên cứu phương án đổi mới thi để trình cho bộ. Phương án này phải phù hợp với những điểm mới của chương trình, giải quyết những bất cập hiện nay của việc tổ chức thi cử, đánh giá" - GS Thuyết nói.

Còn PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, chủ biên chương trình môn tiếng Việt/ngữ văn, cho biết: "Với môn ngữ văn, giáo viên, học sinh được tự chọn ngữ liệu khi dạy và học.

Ở chương trình mới, khi thi cử, chúng tôi đảm bảo học sinh tiếp cận tác phẩm văn học khác nhau cũng có thể làm bài được, chỉ cần các em bám sát yêu cầu của chương trình".

Giáo viên dạy tích hợp, trải nghiệm là ai?

Khá nhiều câu hỏi tập trung vào các môn học mới tích hợp từ các đơn môn như khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý [bậc THCS], hoạt động trải nghiệm.

PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, chủ biên môn khoa học tự nhiên, giải thích: "Đây là một môn học, chứ không phải ba môn vật lý, hóa học, sinh học cộng lại.

Mạch kiến thức sẽ được tiếp nối từ tiểu học lên, nên học sinh không gặp khó khăn. Khó khăn tập trung ở các nhà trường, giáo viên khi phải xây dựng kế hoạch dạy học, chuẩn bị cơ sở vật chất và tập huấn giáo viên.

Chúng tôi xây dựng nội dung tích hợp ở mức vừa phải để giáo viên vật lý vẫn có thể dạy được mạch kiến thức vật lý trong môn học. Tương tự như thế với môn sinh học, hóa học".

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết thêm: "Giáo viên các môn khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý sẽ được tập huấn như giáo viên môn học khác. Nhưng bên cạnh đó, họ sẽ được học các tín chỉ để có thể một mình đảm nhiệm được môn học".

Như vậy, giáo viên dạy các môn học mới có thể là giáo viên các đơn môn nằm trong thành phần môn tích hợp bây giờ.

Theo GS Thuyết, ngay từ khi bắt tay xây dựng chương trình, Bộ GD-ĐT đã rà soát giáo viên từng môn, từng cấp, đánh giá việc đáp ứng yêu cầu của giáo viên, căn cứ vào đó quy hoạch mạng lưới giáo viên.

Việc này đang làm song song với chương trình và sẽ giải quyết được những vướng mắc phát sinh khi triển khai.

PGS.TS Đinh Kim Hoa, chủ biên hoạt động trải nghiệm, khẳng định môn học này nằm trong chương trình bắt buộc, không phải tự chọn nên kinh phí nằm trong kinh phí giáo dục cho các nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đều có thể tham gia hoạt động này, tùy theo sự chủ động thiết kế chương trình trải nghiệm của các nhà trường.

Giảm tảibằng nhiều cách

"Chương trình sẽ được giảm tải" là khẳng định của các thành viên soạn thảo chương trình bộ môn và tổng chủ biên - GS Nguyễn Minh Thuyết.

Theo ông Thuyết, có nhiều cách giảm tải. Như giảm nội dung hàn lâm, không cần thiết.

Điển hình là môn toán đã bỏ đi các kiến thức không thiết thực với học sinh hoặc quá khó, mang tính đánh đố. Ngoài ra, giảm tải từ việc tổ chức lại nội dung môn học để không bị trùng lặp.

Ví dụ, môn lịch sử sẽ chỉ dạy lịch sử qua câu chuyện gần gũi với học sinh ở tiểu học, dạy thông sử ở THCS và lên tới THPT không dạy lại kiến thức đã học ở cấp dưới...

GS Thuyết cũng cho rằng chủ trương mở, linh hoạt, giao chủ động cho các nhà trường, giáo viên và người học cũng là hình thức giảm tải.

Người dạy, người học có thể đạt yêu cầu chương trình bằng nhiều cách khác nhau mà không bị bắt buộc phải dạy bao nhiêu nội dung kiến thức.

Sẽ có những chủ đề học tập chưa từng được dạy

Theo GS.TS Bùi Tùng - thành viên ban soạn thảo chương trình, ở bậc THPT, các môn độc lập như vật lý, sinh học, hóa học, lịch sử, địa lý sẽ được thiết kế theo các chủ đề phục vụ việc định hướng nghề nghiệp.

Trong đó sẽ có những chủ đề chưa từng được dạy trước đây, ví dụ lịch sử văn hóa [nằm trong môn lịch sử].

Với chủ đề lịch sử văn hóa, học sinh sẽ có cơ hội mở rộng hiểu biết, yêu thích các nền văn hóa và có thể được gợi mở những nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa vốn có rất nhiều nghề "nóng".

Video liên quan

Chủ Đề