Đặc điểm nào sau đây nội về địa hình đồi trung du của nước ta

Đề bài:

A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.

              B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.

              C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.

              D. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

D

Câu hỏi: Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là:

A. hiện tượng uốn nếp trên nền badan diễn ra trong thời gian dài.

B. tác động chia cắt của dòng chảy đối với các bậc thềm phù sa cổ.

C. vận động nâng lên và hạ xuống của địa hình trong Tân kiến tạo.

D. tác động của sóng biển, của thủy triều và các hoạt động kiến tạo

Trả lời:

Đáp án đúng:B. tác động chia cắt của dòng chảy đối với các bậc thềm phù sa cổ.

Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là do tác động chia cắt của dòng chảy đối với các bậc thềm phù sa cổ.

Hãy cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về địa hình nước ta nhé!

1. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ.

- 85% là diện tích là đồi núi thấp

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

- Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rỏ rệt

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính:

+ Hướng TB-ĐN: Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc

+ Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc

c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Bồi tụ nhanh ở vùng hạ lưu sông, đồng bằng.

- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến xâm thự, bóc mòn ở vùng đồi núi tăng , tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông , đê biển)

2. Các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi

- Vùng núi Đông Bắc:

+ Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Gồm các cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo.

+ Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam.

- Vùng núi Tây Bắc:

+ Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

+ Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).

- Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.

- Vùng núi Bắc Trường Sơn:

+ Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.

+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam .

+ Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.

+ Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị)

- Vùng núi Trường Sơn Nam:

+ Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.

+ Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m.

* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du:

- Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.

- Địa hình đồi trung du phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

b. Khu vực đồng bằng

- Đồng bằng chia làm hai loại:

+ Đồng bằng châu thổ

+ Đồng bằng ven biển

* Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.

+ Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.

~ Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2

~ Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2

* Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.

Diện tích khoảng 15.000km2

Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.

* Địa hình bờ biển và thềm lục địa

+ Bờ biển nước ta dài 3260km

+ Có 2 dạng chính:

~ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …

~ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.

+ Có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

3. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam.

a. Khí hậu:

Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:

- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: gồm vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô.

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, …

c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan . . . trữ lượng lớn.

- Tài nguyên hải sản: Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là vùng ven bờ, gồm các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng...

d. Thiên tai:

- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.

- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.

- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.

Đất nước hình chữ S có chiều dài khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất có bề rộng là 50 km. Đường bờ biển dài 3260 km, không kể các đảo lớn nhỏ.Về đặc điểm chung của địa hình nước ta là: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp; Cấu trúc địa hình đa dạng và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Trắc nghiệm: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta

A. Địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau.

B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.

C. Hướng núi tây bắc - đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.

D. Địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.

Đặc điểm không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta là địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án B:

Đặc điểm không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta là địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao vì: Đặc điểm chung của địa hình nước ta là Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp; Cấu trúc địa hình đa dạng và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn chủ yếu là đồi núi thấp

+ Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, còn lại là đồi núi.

+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp [dưới 1000m] chiếm tới 85% trên toàn diện tích lãnh thổ, còn địa hình trắc trở và đồi núi cao [trên 2000m] chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình đa dạng

+ Được phân chia thành nhiều khu vực với đặc trưng khác nhau

+ Cấu trúc địa hình nước ta gồm 2 hướng chính:

  • Hướng Tây Bắc – Đông Nam được thể hiện một cách rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
  • Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi hướng Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.

- Địa hình là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa vì nằm ở vùng nhiệt đới nửa cầu bắc với gió Tín Phong hoạt động mạnh.

=> Từ đó suy ra đáp án cần chọn là B: Địa hình đồi núi nước ta chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp không phải trung bình và cao

=> Không chọn đáp án A; C; D vì 3 đáp án này đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

>>>Xem thêm: Cấu trúc địa hình nước ta gồm mấy hướng chính?

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Địa hình Việt Nam.

Câu 1:Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam

A. Tây-Đông

B. Bắc - Nam

C. Tây Bắc-Đông Nam

D. Đông Bắc – Tây Nam

Đáp án: C

Câu 2:Địa hình là kết quả tác động của nhân tố nào?

A. Nội lực.

B. Ngoại lực

C. Con người.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 3:Núi Ngọc Linh [2598m] thuộc dãy

A. Trường Sơn Bắc.

B. Trường Sơn Nam.

C. Hoàng Liên Sơn.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: B

Câu 4:Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho địa hình nước ta

A. Nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

B. Thấp dần từ nội địa ra biển,

C. Núi non, sông ngòi trẻ lại.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 5:Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức đã học, hãy cho biết các đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là những núi nào sau đây?

A. Đồ Sơn, Con Voi.

B. Bà Đen, Bảy núi.

C. Tam Điệp, Sầm Sơn.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 6:Dựa vào Atlat hoặc bản đồ địa hình, cho biết ãdy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc - đông nam ở nước ta là:

A. Hoàng Liên Sơn.

B. Trường Sơn Bắc.

C. Pu Đen Đinh

D. Ngân Sơn

Đáp án: D

Câu 7:Các sông nào sau đây không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

A. Sông Thu Bồn, sông Đại.

B. Sông Mã, sông Cả.

C. Sông Hồng, sông Đà.

D. Sông Tiền, sông Hậu.

Đáp án: A

Câu 8:Ở nước ta, phần đất liền có địa hình thấp dưới 1000m chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích lãnh thổ?

A. 65%

B. 75%

C. 85%

D. 95%

Đáp án: C

----------------------

Top lời giải đã lí giải chi tiết cho bạn vì sao Đặc điểm không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta là địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao và mang tới một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức cho bạn. Chúc các bạn vận dụng được tốt những kiến thức chúng tôi cung cấp để có kết quả học tập cao. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Bài giảng Địa lí Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

I. Nhận biết

Câu 1: Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao.

B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

C. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm chung của địa hình nước ta là:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Như vậy, đáp án đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao không chính xác.

Câu 2: Đồng bằng ven biển ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Mở rộng về phía Nam.                                        

B. Thu hẹp về phía Nam.

C. Kéo dài liên tục theo chiều Bắc - Nam.            

D. Phân bố xen kẽ các cao nguyên đá vôi.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng ven biển ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm thu hẹp về phía Nam.

Câu 3: Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Trường Sơn Bắc.                                                  

B. Đông Bắc.                   

C. Trường Sơn Nam.                                                 

D. Tây Bắc.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là phần phía Đông với các đỉnh núi cao như Phanxipăng…

Câu 4: Vùng núi nào sau đây nằm giữa sông Hồng và sông Cả?

A. Trường Sơn Bắc.                                                  

B. Tây Bắc.                      

C. Đông Bắc.                                                              

D. Trường Sơn Nam.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hà và sông Cả cao nhất nước ra với 3 giải địa hình chạy cùng hướng tây bắc đông.

Câu 5: Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

A. có các cao nguyên ba dan, xếp tầng.                

B. núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung.

C. có các khối núi cao và đồ sộ nhất nước ta.      

D. có 3 mạch núi hướng tây bắc - đông nam.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là núi thấp chiếm ưu thế hướng vòng cung với bốn cánh cung lớn là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

Câu 6: Đặc điểm địa hình thấp, được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là của vùng núi nào sau đây?

A. Trường Sơn Nam.                                                 

B. Đông Bắc.                   

C. Trường Sơn Bắc.                                                   

D. Tây Bắc.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm địa hình thấp được nâng cao ở hai đầu thấp trũng ở giữa là vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Bắc và hẹp ngang được nâng cao ở hai đầu phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế ở giữa thấp trũng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị.

Câu 7: Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam.

B. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam.

C. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây.

D. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm cao nhất cả nước với ba dải địa hình chính cùng hướng tây bắc - đông nam.

Câu 8: Vùng núi có các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam điển hình là

A. Đông Bắc.                                                             

B. Tây Bắc.                      

C. Trường Sơn Bắc.                                                   

D. Trường Sơn Nam.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm cao nhất cả nước với ba dải địa hình chính cùng hướng tây bắc - đông nam.

Câu 9: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực

A. Bắc Bộ.                       

B. Bắc Trung Bộ.            

C. Nam Trung Bộ.             

D. Nam Bộ.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực Nam Trung Bộ.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?

A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích.                     

B. Hầu hết là địa hình núi cao.

C. Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.                    

D. Địa hình vùng nhiệt đới gió mùa.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm chung của địa hình nước ta là:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Như vậy, Hầu hết là địa hình núi cao là không chính xác.

Câu 11: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là

A. bắc - nam.                                                             

B. tây bắc - đông bắc.    

C. tây bắc - đông nam.                                             

D. tây - đông.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là tây bắc – đông nam

Câu 12: Vòng cung là hướng chính và điển hình nhất của

A. dãy Hoàng Liên Sơn.                                           

B. các dãy núi Đông Bắc

C. khối núi cực Nam Trung Bộ.                              

D. dãy Trường Sơn Bắc

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Vòng cung là hướng chính và điển hình nhất của các dãy núi Đông Bắc.

II. Thông hiểu

Câu 1: Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là

A. bị chia cắt do tác động của dòng chảy.            

B. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

C. có cả đất phù sa cổ lẫn đất đỏ ba dan.              

D. độ cao khoảng từ 100m đến 200m.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng... Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía bắc và phía tây Đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

Câu 2: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc nước ta có

A. trữ năng thủy điện lớn hơn.                                

B. khoáng sản phong phú hơn.

C. cơ sở vật chất, hạ tầng tốt hơn.                          

D. nhiều trung tâm công nghiệp hơn.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Tây Bắc có các sông dài, rộng và dốc hơn Đông Bắc, vì thế trữ năng thủy điện lớn hơn Đông Bắc.

Câu 3: Đâu là ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam của nước ta?

A. Dãy núi Hoành Sơn.                                            

B. Sông Cả.                      

C. Dãy núi Bạch Mã.                                                

D. Sông Hồng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam của nước ta

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?

A. có các cao nguyên bazan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.

B. có núi cao, núi thấp, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên.

C. bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.

D. nước ta vừa có núi, có đồi, vừa có sông và biển.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Biểu hiện chứng tỏ địa hình nước ta phân hóa đa dạng là địa hình có cả đồi, núi, đồng bằng, với các kiểu địa hình như núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi trung du, bán bình nguyên, cao nguyên, sơn nguyên, đồng bằng duyên hải, đồng bằng châu thổ, các dạng địa hình ven biển... => các phương án đều đúng nhưng B bao quát nhất => Chọn phương án B

Câu 5: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.             

B. các mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam

C. có rất nhiều đỉnh núi cao nhất nước ta.            

D. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Địa hình vùng núi Đông Bắc có đặc điểm là có hướng nghiêng chung thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam, vùng chủ yếu là đồi núi thấp với 4 cánh cung nổi bật là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

A. Nằm ở phía Tây thung lũng sông Hồng.           

B. Có 4 dãy núi lớn hướng vòng cung.

C. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.           

D. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Địa hình vùng núi Đông Bắc có đặc điểm là có hướng nghiêng chung thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam, vùng chủ yếu là đồi núi thấp với 4 cánh cung nổi bật là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều. Như vậy, đặc điểm nằm ở giữa Tây thung lũng sông Hồng không chính xác.

Câu 7: Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. gồm các khối núi và cao nguyên.                      

B. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ.

C. gồm 4 cánh cung lớn.                                          

D. địa hình thấp và hẹp ngang.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là có nhiều dãy núi cao và đồ sộ.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc?

A. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.                      

B. Nhiều đỉnh núi cao nhất nước ta.

C. Có 3 dải địa hình hướng Tây Bắc - Đông Nam.

D. Có các cao nguyên badan xếp tầng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm cao nhất cả nước với ba dải địa hình chính cùng hướng tây bắc - đông nam. Như vậy, đáp án Có các cao nguyên Bazan xếp tầng không chính xác.

Câu 9: Ba dải địa hình cùng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở Tây Bắc là

A. Hoàng Liên Sơn, núi dọc biên giới Việt Lào, các sơn nguyên và cao nguyên.

B. Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, núi dọc biên giới Việt - Lào.

C. Núi dọc biên giới Việt - Lào, Phan-xi-păng, các sơn nguyên và cao nguyên.

D. Các sơn nguyên và cao nguyên, Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Ba dải địa hình cùng chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ở vùng núi Tây Bắc là Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên đá vôi, các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào

Câu 10: Địa hình núi cao nhất ở Tây Bắc là

A. dãy Hoàng Liên Sơn.                                           

B. biên giới Việt - Lào.

C. biên giới Việt - Trung.                                         

D. các sơn nguyên đá vôi.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Địa hình núi cao nhất ở Tây Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ bậc nhất cả nước.

Câu 11: Trên các bề mặt cao nguyên có nhiều thuận lợi để phát triển

A. rừng, chăn nuôi, cây lương thực, cây công nghiệp.

B. lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.

C. chăn nuôi, thủy sản, cây công nghiệp.

D. trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Trên các bề mặt cao nguyên Chủ yếu là đất feralit, nhiều đồng cỏ là điều kiện thuận lợi để phát triển trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc.

Câu 12: Đặc điểm địa hình có các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc-đông nam là của vùng núi:

A. Đông Bắc                                                         

B. Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc                                              

D. Trường Sơn Nam

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm địa hình có các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc-đông nam là của vùng núi Trường Sơn Bắc

III. Vận dụng

Câu 1: Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là

A. tác động của vận động Tân kiến tạo.                

B. sự xuất hiện khá sớm của con người.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.                            

D. vị trí địa lí giáp Biển Đông.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là tác động của vận động Tân kiến tạo nâng lên hạ xuống địa hình, tạo những bậc địa hình khác nhau.

Câu 2: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là

A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.                                  

B. hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam.

C. có một số sơn nguyên, cao nguyên đá vôi.      

D. có nhiều khối núi cao đồ sộ.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

- Đáp án A: đồi núi thấp -> Sai, vì Tây Bắc là vùng núi cao.

- Đáp án C: nhiều cao nguyên sơn nguyên -> Sai , vì Đông Bắc không có sơn nguyên.

- Đáp án D: khối núi cao, đồ sộ -> Sai, vì Đông Bắc là vùng núi thấp.

- Đáp án B: Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc đều có hướng nghiêng trùng với hướng nghiêng chung của lãnh thổ Việt Nam là cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam.

Câu 3: Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn các vùng khác chủ yếu là do

A. phần lớn diện tích vùng là địa hình đồi núi thấp.

B. nhiều đỉnh núi cao giáp biên giới Việt - Trung.

C. các dãy núi có hướng vòng cung, đón gió mùa mùa đông.

D. địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Do có các cánh cung đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Tam Đảo có tác động hút gió mùa đông bắc nên mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn.

Câu 4: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp là nguyên nhân chủ yếu làm cho

A. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

B. địa hình nước ta trẻ lại, có sự phân bậc rõ ràng.

C. thiên nhiên nước ta có sự phân hóa sâu sắc.

D. thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp là nguyên nhân chủ yếu làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. Do nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp [dưới 1000m] nên tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên nước ta được bảo toàn.

Câu 5: Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi nước ta là

A. dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.                              

B. nhiều nguy cơ phát sinh động đất.

C. dễ xảy ra tình trạng thiếu nước.           

D. dễ xảy ra cháy rừng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Vùng núi đá vôi là những nơi dễ xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, điển hình như vùng núi Hà Giang.

Câu 6: Các hướng núi chính ở nước ta được quy định bởi

A. hướng của các mảng nền cổ.                              

B. cường độ các vận động nâng lên.

C. vị trí địa lí của nước ta.                                       

D. hình dạng lãnh thổ đất nước.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Các hướng núi chính ở nước ta được quy định bởi hướng của các mảng nền cổ.

Câu 7:Tỉ lệ của địa hình đồi núi và của địa hình đồng bằng so với diện tích toàn lãnh thổ của nước ta lần lượt là:

A. 1/2 và 1/2       B. 2/3 và 1/3

C. 3/4 và 1/4       D. 4/5 và 1/5

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/29 địa lí 12 cơ bản

Câu 8: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:

A. Đồng bằng      B. Đồi núi thấp

C. Núi trung bình      D. Núi cao

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/29 địa lí 12 cơ bản

Câu 9: Độ dốc chung của địa hình nước ta là

A. thấp dần từ Bắc xuống Nam

B. thấp dần từ Tây sang Đông

C. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam

D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.

Câu 10: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là

A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung

B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung

C. hướng đông – tây và hướng vòng cung

D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản

Câu 11: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực

A. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc

B. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

D. Vùng núi Trường Sớn Bắ và vùng núi Trường Sơn Nam

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.

Câu 12: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực

A. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc

B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

D. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản

Câu 13: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở

A. sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.v

B. Sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…

C. Sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình

D. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao và lượng mưa lớn nên có tác động rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác [địa hình, sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật]. Biểu hiện rõ rệt nhất của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng đồng bằng, hạ lưu các con sông lớn.

Câu 14: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng:

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản

Câu 15: Vùng núi Đông Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản

Câu 16: vùng núi Tây Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:  Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi [tiếp theo] có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng [tiếp theo] có đáp án

Video liên quan