Đặc trung để phân biệt nhà quản trị và những nhân viên khác là

Đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp không thể nào thiếu được nhà quản trị. Đây là những người giữ vai trò đưa tổ chức đạt tới một thành công nhất định như kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Vậy nhà quản trị là gì? Các cấp của nhà quản trị trong tổ chức như thế nào? Để có câu trả lời hãy cùng Luận Văn Quản Trị theo dõi bài viết dưới đây.

Nhà quản trị là gì?

Xem thêm:

Phong cách lãnh đạo là gì? Phân loại và các yếu tố ảnh hưởng

Tầm hạn quản trị là gì? Đặc trưng và các yếu tố ảnh hưởng

Khái niệm nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị là những người trực tiếp tham gia vào việc chỉ huy trong bộ máy điều hành của tổ chức, doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ thực hiện các chức năng của quản trị trong phạm vi đã được phân công, giao nhiệm vụ để điều khiển công việc của người khác và là người chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đã được giao công việc.

Bên cạnh đó nhà quản trị còn là những người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra về con người, tài chính, cơ sở vật chất và các nguồn thông tin có trong tổ chức nhằm đảm bảo mang tới hiệu quả giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu.

Các cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức

Đối với các nhà quản trị sẽ có những cấp bậc khác nhau. Nó phụ thuộc vào phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực phụ trách,… Dưới đây là 3 cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức.

Nhà quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp cao là những người hoạt động ở bậc cao nhất trong 1 tổ chức. Đồng thời là người chịu trách nhiệm về các kết quả cuối cùng của một tổ chức. Nhà quản trị cấp cao sẽ có nhiệm vụ đưa ra những chiến lược và tổ chức việc thực hiện các chiến lược đó để duy trì và phát triển tổ chức.

Nhà quản trị cấp cao có thể là chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, các ủy viên ban hội đồng quản trị, tổng, phó  tổng giám đốc hay các giám đốc, phó giám đốc của tổ chức…

Nhà quản trị cấp trung gian

Nhà quản trị này hoạt động ở dưới các nhà quản trị cấp cao và trên nhà quản trị cấp cơ sở.

Họ sẽ có nhiệm vụ đưa ra các chiến thuật và thực hiện các kế hoạch, chính sách đề ra của tổ chức. Đồng thời phối hợp với các hoạt động, công việc để có thể hoàn thành được mục tiêu chung. Hỗ trợ rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của các nhân viên ở cấp dưới.

Chúc danh của nhà quản trị cấp trung gian thường là các trường phòng, phó phòng, chánh quản đốc, phó quản đốc,…

Nhà quản trị cấp trung gian

Nhà quản trị cấp cơ sở

Đây chính là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng của một hệ thống cấp bậc nhà quản trị trong cùng một tổ chức.

Những nhà quản trị cấp cơ sở sẽ có nhiệm vụ đưa ra các quyết định có liên quan tới tác nghiệp nhằm thúc đẩy, hướng dẫn và điều khiển công nhân viên cấp dưới của mình trong việc sản xuất kinh doanh, thực hiện và hoàn thành tốt các mục tiêu chung đề ra.

Các nhà quản trị cấp cơ sở thường là tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng bán hàng, trường ca, đốc công,…

Vai trò của nhà quản trị

Mỗi cấp bậc của các nhà quản trị sẽ có những nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn khác nhau. Trong quá trình quản trị doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ có vai trò vô cùng quan trọng. Nó được thể hiện thông qua những mặt sau:

Vai trò quan hệ với con người

Nhà quản trị phải đóng vai trò đại diện cho tổ chức của họ. Xét trong mối tương quan giữa con người ở trong và ngoài doanh nghiệp thì vai trò của nhà quản trị sẽ giúp thể hiện được hình ảnh của doanh nghiệp mà họ quản trị ở một mức nhất định nào đó. Đồng thời cũng giúp thể hiện được những nét cơ bản của doanh nghiệp.

Ngoài ra nhà quản trị cũng có vai trò phối hợp kiểm tra công việc với nhân viên cấp dưới qua hình thức quản trị trực tiếp hoặc gián tiếp. Thêm vào đó, các nhà quản trị cũng giữ vai trò liên lạc với người trong hoặc ngoài doanh nghiệp để có thể hoàn thành được công việc đã được giao.

Vai trò thông tin

Vai trò thông tin của nhà quản trị được thể hiện thông qua những điều sau:

  • Thu thập và tiếp nhận thông tin: Nhà quản trị sẽ có nhiệm vụ xem xét và phân tích về bối cảnh xung quanh của tổ chức nhằm thu thập về các thông tin hay sự kiện có ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức đó.
  • Vai trò phổ biến thông tin: Nhà quản trị sẽ phổ biến những thông tin cần thiết đối với công việc của nhân viên.
  • Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt cho tổ chức để có thể đưa thông tin ra bên ngoài với những mục đích có lợi cho doanh nghiệp.
Nhà quản trị giữ vai trò cung cấp thông tin

Vai trò quyết định

Nhà quản trị có vai trò quyết định được thể hiện trong:

  • Vai trò doanh nhân.
  • Vai trò giải quyết các xáo trộn.
  • Vai trò người phân phối tài nguyên.
  • Vai trò đàm phán.

Kỹ năng của nhà quản trị

Đối với một nhà quản trị, để có thể làm tốt được công việc, nhiệm vụ của mình cần phải có những kỹ năng cơ bản như sau:

Kỹ năng nhận thức

Kỹ năng nhận thức là khả năng am hiểu nhìn nhận về tổ chức dưới một góc độ tổng thể và thể hiện về mối quan hệ giữa các bộ phận.

Kỹ năng nhận thức sẽ bao gồm khả năng tư duy với một tầm nhìn dài hạn và bao quát, xử lý được các thông tin. Đồng thời là người phải nắm được những mức độ phức tạp của hoàn cảnh và biết cách làm giảm thiểu sự phức tạp đó xuống một mức độ có thể đối phó được.

Kỹ năng nhận thức là vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với những nhà quản trị cấp cao.

Kỹ năng nhân sự

Đó là kỹ năng của nhà quản trị khi làm việc với người khác một cách hiệu quả nhất. Nó bao gồm khả năng để động viên, tạo điều kiện thuận lợi, lãnh đạo, điều phối, giải quyết các mâu thuẫn.

Đồng thời tạo cho cấp dưới cơ hội được phát biểu về ý kiến mà không phải sợ hãi. Nhà quản trị cũng luôn quan tâm tới đời sống của nhân viên và đặc biệt là tin tưởng, tôn trọng nhân viên của mình.

Kỹ năng nhân sự

Tham khảo:

Hành vi tổ chức là gì? Thông tin thú vị về hành vi tổ chức

Quyết định quản trị là gì? Nguyên tắc ra quyết định quản trị

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn thể hiện ở chỗ am hiểu và thành tạo khi thực hiện những công việc cụ thể. Đó chính là sự tinh thông về các phương pháp, kỹ thuật và những thiết bị có liên quan tới những chức năng cụ thể. Ngoài ra kỹ năng chuyên môn còn bao gồm các kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và sử dụng những công cụ kỹ thuật để giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực nào đó.

Với những thông tin mà Luận Văn Quản Trị chia sẻ trên chắc hẳn đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi nhà quản trị là gì và có cái nhìn sâu hơn về nhà quản trị. Hy vọng bài viết sẽ mang tới các kiến thức hữu ích giúp bạn áp dụng hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nguồn: Luanvanquantri.com

Tôi là Phương Tâm, dù học quản trị kinh doanh nhưng tôi lại yêu thích viết lách, tôi đã theo đuổi nó hơn 5 năm và thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, tôi là người lên kế hoạch và chịu trách nhiệm về mặt nội dung của website Luận văn Quản trị.

Quản trị là gì? Phân biệt quản lý và quản trị

Khái niệm quản trị và quản lý thường gây ra nhiều sự nhầm lẫn khi sử dụng. Quản trị và quản lý cũng cùng trong một tổ chức, nếu hai vị trí này kết hợp chặt chẽ với nhau thì sẽ làm tổ chức vững mạnh, bền vững.

Nhưng để hiểu rõ hơn quản trị là gì, hãy cùng Lê Ánh Hr tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

1. Quản trị là gì?

Nhà quản trị là những người làm việc trong các tổ chức, công việc của họ là phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định và kết dính các công việc không phải là quản trị trong một tổ chức lại với nhau để đạt mục tiêu chung của chính tổ chức đó.

Khái niệm quản trị là gì? Các nhà quản trị làm việc trong các tổ chức nhưng không phải ai trong tổ chức cũng là nhà quản trị. Các thành viên trong tổ chức có thể chia làm hai loại: người thừa hành và nhà quản trị.

Quản trị kinh doanh được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Để có thể thành công với ngành học năng động và nhiều thử thách này , các bạn phải nắm vững những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về từng chuyên ngành cụ thể, kinh tế và xã hội. Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiến hành thực thi công việc cụ thể và đào sâu nghiên cứu những kiến thức liên quan.

Bên cạnh đó, kỹ năng và ngoại ngữ cũng là những yếu tố quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mỗi cá nhân.Để có thể thành công với ngành học năng động và nhiều thử thách này , các bạn phải nắm vững những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về từng chuyên ngành cụ thể, kinh tế và xã hội.

Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiến hành thực thi công việc cụ thể và đào sâu nghiên cứu những kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, kỹ năng và ngoại ngữ cũng là những yếu tố quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

2. Các chức năng của nhà quản trị

Ở mỗi tổ chức nhà quản trị luôn có 4 chức năng cơ bản:

[1] Lập kế hoạch

  • Xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của tổ chức
  • Dự thảo chương trình hành động
  • Lập lịch trình hoạt động
  • Đề ra các biện pháp kiểm soát
  • Cải tiến tổ chức

[2] Chức năng tổ chức

  • Xác lập sơ đồ tổ chức
  • Mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận
  • Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên
  • Chính sách sử dụng nhân viên
  • Định biên

[3] Chức năng kiểm soát

  • Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm toán
  • Lịch trình kiểm toán
  • Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
  • Các biện pháp sửa sai

[4] Chức năng điều khiển

  • Ủy quyền cho cấp dưới
  • Giải thích đường lối chính sách
  • Huấn luyện và động viên
  • Giám sát và chỉ huy
  • Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả
  • Thiết lập các quan hệ mật thiết bên trong và bên ngoài tổ chức

Làm việc trong bất kỳ tổ chức nào, vai trò của nhà quản trị vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển và tồn tại của công ty. Và để ra quyết định hợp lý, nhà quản trị cần phải thực hiện các chức năng quản trị của mình.

Phân biệt quản trị và quản lý

3. Phân biệt quản trị và quản lý

Quản trị và quản lý đều nói về công việc của người lãnh đạo khi vận hành một tổ chức nào đó. Quản trị và quản lý nghe qua thì có vẻ giống nhau, như thực tế hai chức năng trên đều có sự khác biệt và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp.

Quản trị là toàn bộ quá trình đưa các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu, là các hoạt động của lãnh đạo cấp cao. Quản lý là tiếp nhận, thực hành điều phối để hướng tới mục tiêu của quản trị.
 
Sự khác nhau giữa quản trị và quản lý được thể hiện ở những điểm:  

 

Quản lý

Quản trị

Ý nghĩa

Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích đã được xác lập sẵn thông qua người khác

Quản trị thường liên quan đến việc hoạch định, các mục tiêu vĩ mô, các kế hoạch và chính sách

Bản chất

Chức năng của quản lý là thi hành

Chức năng của quản trị là việc đưa ra quyết định

Quá trình

Quản lý quyết định ai và như thế nào

Quản trị quyết định trả lời cho câu hỏi cái gì và bao giờ

Chức năng

Quản lý có chức năng thi hành bởi vì người quản lý hoàn thành công việc của mình dưới sự giám sát nhất định

Quản trị có chức năng tư duy bởi vì các kế hoạch và chính sách được quyết định dựa theo các tư duy này

Kỹ năng

Kỹ thuật và kỹ năng con người

Kỹ năng nhận thức và con người

Cấp độ

Cấp trung và thấp

Cấp cao

Mức độ ảnh hưởng

Các quyết định quản lý đưa ra bị ảnh hưởng bởi giá trị, quan điểm, tín ngưỡng và quyết định của người quản lý khác.

Quản trị bị ảnh hưởng bởi quan điểm cộng đồng, chính phủ, các tổ chức tôn giáo, hoặc phong tục...

Tình trạng

Quản lý chi phối người lao động của tổ chức, những người được trả thù lao [theo hình thức lương].

Quản trị đại diện cho chủ sở hữu của doanh nghiệp, những người mà thu lại lợi nhuận họ đã đầu tư theo hình thức cổ tức.

>>> Xem thêm: Những bí mật của vị trí chuyên viên C&B

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Quản trị là gì? Phân biệt giữ quản trị và quản lý. Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ Quản trị nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học Hành chính nhân sự tại trung tâm Lê Ánh Hr. Khóa học này sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp, được giảng dạy bởi các chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự.

Lê Ánh Hr chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề