Dàn ý chi tiết và dàn ý là gì

Lập dàn bài, nghe buồn cười nhỉ. Chúng ta ai cũng đã học qua môn Văn Học, sao lại không biết lập dàn, hướng dẫn làm gì?

Bạn có biết: dàn bài có sự khác nhau và thay đổi với mỗi loại tác phẩm văn học, vd: dàn bài của văn nghị luận, bài thuyết minh, văn học.. hoàn toàn khác nhau.

Bạn có biết: tác dụng của dàn bài là gì không? Ngày xưa đi học, bị bắt lập dàn bài hoài, mà có chịu làm đâu

Bạn có biết: dàn bài của các nội dung đăng tải online có giống hay khác với nội dung dạng in giấy?

Nếu bạn muốn biết, lướt sơ qua bài viết nhé.

Tác Dụng Của Dàn Bài

Việc lập dàn ý rất quan trọng mà nhiều bạn không chú trọng đến điều này. Đa số các bạn viết theo những gì mình nghĩ trong đầu, nghĩ tới đâu là viết tới đó. Ví dụ bài văn có thể được chia thành 10 ý chính, những các bạn không ghi rõ ràng ra, không phân chia thành các luận điểm, luận cứ nên khi viết theo mạch cảm xúc thì các bạn sẽ bỏ quên rất nhiều ý. Lúc đó bài văn của bạn sẽ :

+ Ngắn, thiếu ý hoặc bỏ sót ý + Bố cục không tương thích, ý rời rạc xa trọng tâm của đề + Phân chia không hợp lý giữa các luận điểm và luận cứ + Trình tự sắp xếp giữa các đoạn không liên kết với nhau

Bạn thấy đó, chỉ cần bỏ 5 phút thiết lập cho mình một dàn ý, thế là bạn đã có một cơ sở để phát triển bài văn hoàn chỉnh mà không lo sợ mình lạc đề, bỏ sót những ý chính. Một khoảng thời gian nhỏ đó cũng đủ để bạn hoàn thành một bài văn theo đúng bố cục và thang điểm của giáo viên.

Do đó, tác dụng chính của dàn ý là: ‘nhét đủ’ các ý chính vào trong nội dung bài viết + tránh “đi lạc đường xa trung tâm”.

Cách Lập Dàn Bài

  1. Giới thiệu [mở bài]

– Xác định chủ đề

– Nêu rõ luận điểm [ủng hộ, phản đối…]/ mục đích bài viết [thuyết phục, thông báo, cung cấp thông tin, cảnh báo…]

– Xác định độc giả [người đọc mà bạn đang nhắm đến]

* Lưu ý:

  1. Hãy nêu lên cho người đọc biết keyword hoàn chỉnh của bạn là gì, để họ có thể nắm ý chính khi đọc lướt qua mở bài
  1. Ai sẽ đọc bài này của bạn? Là giáo viên, sinh viên, nhân viên văn phòng, trẻ em, các bà mẹ, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chuyên gia… Tạo cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận người đọc

II. Thân bài [nêu lên nội dung chính]

– Phát triển các ý chính với dạng danh sách 1, 2, 3… hoặc chấm đầu dòng bullet point

– Với mỗi dẫn chứng, minh họa, nguồn, số liệu, hình ảnh, biểu đồ… nên được ghi chú lại và đánh dấu là 1a, 1b, 1c hoặc 2a, 2b, 2c….

– Thu thập lại các nguồn dẫn chứng / tham khảo

III. Kết bài [tóm tắt + kêu gọi hành động]

– Tóm tắt ngắn gọn lại các ý chính trên thân bài

– Kêu gọi hành động từ độc giả [tùy theo nội dung bài viết]

TIPS:

* Đặt ra các mốc thời gian để hoàn thành bài viết : Cân nhắc cả công đoạn biên tập, chỉnh sửa và thời gian phát sinh khác

* Thời gian lấy cảm hứng: Không nên ngắt quãng bước này vì rất dễ mất mạch ý và cảm hứng. Giữ danh sách các cụm từ, ý, sự kiện… để sau này có thể dùng tới

* Tìm ý, thu thập thông tin / nguồn, và ghi chép [note]: tư liệu, bài phỏng vấn, bài đọc, thí nghiệm, thông số, trang web, báo cáo….

* Những người có thể giúp đỡ: người hướng dẫn, trợ giảng, thủ thư tìm tài liệu, gia sư, chuyên gia hoặc người có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này.

* Nguồn tài liệu: sách giáo khoa, tài liệu bổ sung, trang web, nhật kí, các bản báo cáo, infographic, báo in, báo mạng..

* Sắp xếp ý tưởng: với sơ đồ định nghĩa, dàn ý, suy nghĩ, mindmap…

* Quyết định xem bạn sẽ lập bối cảnh cho câu chuyện, hoặc bài viết ra sao, như thế nào [các mở đầu bài viết bạn muốn như thế nào]

* Xem thêm các định nghĩa ở mục một số thuật ngữ khi viết.

Bí Quyết Để Không Lạc Đường Trong Khi Viết

Khuyến khích các bạn làm các việc dưới đây để luôn theo sát trọng tâm nội dung nhe.

– Gạch những từ trọng tâm về đề tài của bạn [ở đây chính là từ khóa keyword đó]. Như thế, bạn sẽ dễ dàng tìm được các dẫn chứng, ví dụ, nguồn tham khảo tương ứng và thích hợp

– Lập dàn ý, xác định các luận điểm chính . Bạn sẽ không sót những ý chính.

– Tìm các dẫn chứng minh họa để bài viết phong phú hơn.

– Trước khi bắt đầu viết bài, bạn nên đọc và tham khảo một vài bài viết khác có nội dung tương tự để dễ phát triển ý tưởng. [Đọc tham khảo như đọc tiểu thuyết thôi nhé, đừng đọc rồi “đạo văn” nha]

– Sau khi hình thành trong đầu mình ý tưởng về dàn ý thì tốt nhất bạn nên ghi ra để khỏi quên và bắt đầu làm thôi.

Từ lúc được cắp sách tới trường đến nay, tôi đã được học nhiều thầy cô giáo. Ai cũng thương học trò, quan tâm chăm chút dạy bảo cho học trò từng li từng tý. Nhưng có lẽ, người tôi cảm thấy ngưỡng mộ và kính trọng nhất vẫn là cô giáo Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của tôi. Bởi tôi cảm thấy, cô là một người rất gần gũi, những câu chuyện xung quanh cô đều khiến tôi kính nể. Và câu chuyện dưới đây cũng vậy:

Buổi học hôm đó, trong giờ ra chơi, Hải và một bạn lớp bên tên Hùng giành nhau một quả bóng. Hải giành được nhưng không cho Hùng chơi nên Hùng nhảy vào đánh Hải. Tự nhiên bị đấm, Hải tức quá nên cũng nhảy vào đấm Hùng chảy máu mũi bất chấp sự can ngăn của các bạn.

Đúng lúc đó, chú bảo vệ chạy tới, hai tay cầm hai tai của hai bạn rồi đưa vào phòng hiệu phó.

Sau khi kể lại câu chuyện, thầy yêu cầu Hải và Hùng gọi phụ huynh đến để xử lí. Bỗng có tiếng cô giáo Ngọc từ phía sau:

- Thưa thầy, trong hai bạn có một bạn học sinh lớp em. Thầy có thế cho em xử lí việc này được không ạ?

Thầy hiệu trưởng đồng ý và đưa hai bạn sang phòng bên xử lí.

Vừa đi, Hải vừa suy nghĩ: Chắc cô sẽ mắng mình vì mình suốt ngày đi gây chuyện làm lớp bị trừ hết điểm thi đua.

Đang mải suy nghĩ, thì cô giáo lên tiếng:

- Các em có thể kể lại đầu đuôi câu chuyện như thế nào cho cô nghe được không?

Hùng kể lại câu chuyện và đợi cô phân xử.

Sau khi nghe câu chuyện, cô tiến lại chỗ Hùng và nói:

- Cô là cô giáo chủ nhiệm của Hả, cô cũng có lỗi trong việc này nên cô thực sự xin lỗi em.

Hùng ấp úng:

- Cô ơi, cô không cần phải xin lỗi em đâu ạ, người sai là Hải ạ!

Cô mỉm cười và nói:

- Đúng rồi, Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác nên mới xảy ra vụ đánh nhau hôm nay.

Rồi cô ngoảnh sang Hải:

- Hải, cô nghĩ em cũng nhận thấy mình đã sai rồi đúng không? Em hãy xin lỗi bạn và mong bạn tha lỗi đi em.

Hải rụt rè quay sang chỗ Hùng và nói:

- Tớ xin lỗi cậu, lần sau tớ sẽ không làm như thế nữa, mong cậu thứ lỗi cho tớ.

Cô giáo tiếp lời Hải:

- Hùng à, bạn đã biết lỗi và xin lỗi, em có thế tha lỗi cho bạn lần này được không em?

Hùng nhìn cô và đáp:

- Dạ vâng, thưa cô.

Cô mỉm cười, xoa đầu hai bạn và nói:

- Cô có thể nhờ hai bạn cầm tau nhau làm huề được không?

Cả hai mìm cười gật đầu và cầm tay nhau làm huề.

Cuối cùng, cô giáo khuyên Hải về lớp học bài để cô đưa Hùng qua phòng y tế để rửa vết thương cho bạn. Tan học, cô cũng đưa Hùng về và không quên gửi lời xin lỗi đến phụ huynh của bạn ấy về sự việc sáng nay.

Không biết, nghe xong câu chuyện, các bạn cảm thấy thế nào nhưng đối với tôi, tôi thực sự rất khâm phục cô và tâm đắc câu nói của cô: "Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác". Chính những hành động của cô đã khiến Hải tự nhận thấy mình có lỗi. Cô Ngọc quả là người biết dạy dỗ học sinh.

Chủ Đề