Đăng ký khai sinh quá hạn bị phạt bao nhiêu năm 2024

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
  1. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
  1. Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, hiện tại chưa có quy định nào xử phạt hành chính về việc đăng ký khai sinh cho con muộn. Bạn đăng ký khai sinh muộn cho bé thì có thể sẽ bị nhắc nhở hay phạt cảnh cáo.

Giấy khai sinh bị sai thì có được làm lại không?

Tại quy định điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử như sau:

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Căn cứ quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịchphải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó. 2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Do đó, hiện tại chỉ có quy định đăng ký lại khai sinh đối với khai sinh trước ngày 01/01/2016. Nếu đăng ký khai sinh trong thời gian trước 01/01/2016 thì sẽ được đăng ký lại với điều kiện Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất. Còn đăng ký khai sinh sau ngày 01/01/2016 thì sẽ không được đăng ký lại mà phải làm thủ tục cải chính Giấy khai sinh.

Hỏi: Vợ chồng tôi có 1 con gái sinh năm 2019, tuy nhiên vì đi điều kiện hoàn cảnh nên cho đến nay chúng tôi vẫn chưa đi làm được Giấy khai sinh cho con. Sắp tới tôi muốn chuẩn bị các giấy tờ để liên hệ với Ủy ban làm thủ tục khai sinh cho con nhưng tôi rất băn khoăn là khi nộp hồ sơ khai sinh cho cháu tôi có bị phạt không? Và mức phạt hiện nay là bao nhiêu? Cảm ơn Luật sư.

Đáp:

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật dân sự năm 2015; - Luật Hộ tịch 2014; - Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;

2. Tư vấn của Luật sư

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh, đây là tiền đề để trẻ em được hưởng các quyền khác của trẻ em, như: quyền được chăm sóc, quyền được học tập, quyền có tài sản,… Cụ thể tại điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”. Như vậy, trong thời hạn 60 ngày gia đình bạn cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục khai sinh cho cháu. Cháu sinh năm 2019 nhưng cho đến nay vẫn chưa có giấy khai sinh nên nhiều quyền lợi của cháu bị ảnh hưởng. Do vậy khi vợ chồng bạn nên nhanh chóng làm thủ tục khai sinh cho con và cần chuẩn bị trước các giấy tờ sau:

  • Tờ khai theo mẫu;
  • Giấy chứng sinh;
  • CMND + Sổ hộ khẩu của bố, mẹ;
  • Giấy chứng nhận kết hôn;

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên bạn nộp hồ sơ tại Bộ phận Hành chính Một cửa nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bố hoặc mẹ để đăng ký khai sinh cho bé.

Đăng ký khai sinh bao lâu thì quá hạn?

Trả lời: Điều 15, Luật Hộ tịch quy định, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con thì cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích có trách nhiệm đăng ký khai sinh. Theo quy định này thì nếu quá thời hạn 60 ngày mà những người có trách nhiệm không thực hiện việc đăng ký khai sinh thì bị coi là đăng ký khai sinh quá hạn.

Làm giấy khai sinh quá hạn bị phạt bao nhiêu?

Như vậy, các hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh không bao gồm về việc làm giấy khai sinh muộn. Chính vì thế, việc làm giấy khai sinh cho con muộn cho con sẽ không bị phạt.

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con ở đâu?

Hồ sơ đăng ký khai sinh được nộp trực tiếp tại UBND cấp xã (cấp huyện) nơi cư trú của cha hoặc mẹ của trẻ. Bên cạnh đó, Phụ huynh khi đến làm thủ tục đăng ký khai sinh cần xuất trình giấy tờ tùy thân như thẻ CCCD/CMND, hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có hình ảnh nhận dạng.

Nhập khẩu muốn bị phạt bao nhiêu?

Chính vì vậy nếu đã đủ điều kiện nhưng cha mẹ nhập hộ khẩu cho con muộn thì được xem là hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.